Chân dung lãnh đạo mới của Interpol
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế ( Interpol) đã có tân lãnh đạo mới, đó là Tướng Ahmed Nasser al-Raisi của các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất ( UAE).
Tướng Ahmed Nasser al-Raisi. Ảnh: EPA
Tờ Guardian (Anh) cho biết Tướng Ahmed Nasser al-Raisi đã có nhiều thành tựu cá nhân bao gồm bằng quản lý cảnh sát tại Đại học Cambridge (Anh) cùng bằng tiến sĩ về chính sách, an ninh và an toàn công cộng tại Đại học London Metropolitan (Anh) cũng như huy chương danh dự từ Italy.
Việc Tướng Ahmed Nasser al-Raisi trở thành lãnh đạo của Interpol được coi là thành công của UAE. Trước đây, ông từng giữ chức chủ tịch tổ chức chính sách toàn cầu Interpol.
Tướng Ahmed Nasser al-Raisi đã giữ nhiều chức vụ cấp cao trong Bộ Nội vụ UAE. Ông đã đóng góp vào sự chuyển đổi của UAE trở thành một quốc gia giám sát công nghệ cao. Ông Raisi từng là tổng thanh tra lâu đời của Bộ Nội vụ UAE, chịu trách nhiệm giảm sát các trung tâm giam giữ và chính sách.
Ngày 25/11, Bộ Nội vụ UAE ca ngợi chiến thắng của Raisi là “việc ghi nhận vai trò quan trọng của UAE trên trường quốc tế”. Bộ này cũng nhấn mạnh: “UAE hiện cầm lái tổ chức quốc tế làm việc trong lĩnh vực an ninh và chính sách. UAE sẽ làm hết sức mình để khiến thế giới trở thành một nơi an toàn”.
Video đang HOT
Khoảng 470 lãnh đạo, bộ trưởng và đại diện cấp cao lực lượng cảnh sát của trên 160 quốc gia trên thế giới sẽ dự Đại hội đồng Interpol kéo dài 3 ngày tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Ông Ahmed Nasser al-Raisi nhận được 104 phiếu bầu trong khi người đứng thứ hai là lãnh đạo của lực lượng cảnh sát Séc Sarka Havrankova nhận được 47 phiếu.
Vài giờ trước cuộc bầu cử, ông Ahmed Nasser al-Raisi cho biết muốn hỗ trợ xây dựng một Interpol đa dạng, hiện đại và hợp tác. Ông Ahmed Nasser al-Raisi sẽ đảm nhận vị trí chủ tịch của Interpol trong nhiệm kỳ 4 năm.
Trung Quốc bắt cựu sếp công an bị tố đổi quyền lấy tình, tiền
Trung Quốc thông báo bắt cựu thứ trưởng công an Tôn Lực Quân với cáo buộc có hành vi tham nhũng, lối sống sa đọa và kết bè phái.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc ngày 5/11 phê chuẩn lệnh bắt cựu thứ trưởng công an Tôn Lực Quân, người bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) điều tra từ tháng 4/2020 với cáo buộc tham nhũng, bịa đặt và gieo rắc tin đồn chính trị.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc cho biết Ủy ban Giám sát Quốc gia, cơ quan giám sát hành vi tham nhũng của công chức nước này, đã kết thúc điều tra cựu thứ trưởng Tôn vì nghi nhận hối lộ và chuyển vụ án cho các công tố viên.
Tôn Lực Quân, 52 tuổi, từng là trợ lý của Mạnh Kiến Trụ, cựu bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Tôn sau đó được bổ nhiệm làm lãnh đạo Cục 1 của Bộ Công an Trung Quốc, chuyên phụ trách an ninh quốc nội và các đặc khu Hong Kong cùng Macau.
Cựu thứ trưởng công an Trung Quốc Tôn Lập Quân tham gia một cuộc họp tại Vũ Hán tháng 4/2020. Ảnh: AP.
Ông Tôn bắt đầu bị CCDI điều tra sau khi cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ, người từng là thứ trưởng công an Trung Quốc, bị bắt khi trở về nước vào năm 2018. Ông Mạnh tháng 1/2020 bị tuyên án 13 năm tù vì tội tham nhũng.
Cuộc điều tra nhằm vào ông Tôn kéo dài 17 tháng, lâu hơn đáng kể so với thời gian điều tra các vụ tham nhũng khác là 6-9 tháng. Giới chuyên gia nhận định điều này cho thấy mức độ phức tạp của vụ án liên quan đến cựu thứ trưởng công an Trung Quốc và những thách thức mà các điều tra viên phải đối mặt.
CCDI, cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 30/9 thông cáo khai trừ Tôn khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc và cách mọi chức vụ. CCDI chỉ trích Tôn Lực Quân "sử dụng các phương pháp phản cung chuyên nghiệp" để chống lại các điều tra viên và "không chịu khai nhận các vấn đề một cách trung thực".
Trong thông cáo, CCDI cho biết "ông Tôn chưa bao giờ có niềm tin hay lý tưởng thực sự nào, đồng thời nuôi dưỡng tham vọng chính trị quá cao và có phẩm chất chính trị cực kỳ tồi tệ". Cơ quan này cáo buộc ông Tôn "sở hữu một lượng lớn tài liệu mật", song không nêu chi tiết.
"Để đạt được mục tiêu chính trị, ông ta dùng mọi cách thành lập các băng đảng và bè phái, chiếm quyền kiểm soát các bộ phận an ninh quan trọng, phá hoại nghiêm trọng đoàn kết và gây nguy hiểm cao cho an ninh chính trị của đảng", CCDI cho biết. "Ông Tôn có lối sống suy đồi trong thời gian dài, nhận những khoản hối lộ khổng lồ và những món quà đắt tiền. Ông ta là một kẻ vô đạo đức, chuyên đổi chác quyền lực lấy tiền bạc và tình dục".
Cựu thứ trưởng công an Trung Quốc Tôn Lập Quân trong một cuộc họp. Ảnh: AP.
Sau khi cựu thứ trưởng Tôn bị điều tra, Bộ Công an Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc họp nội bộ với tuyên bố "kiên quyết và triệt để loại bỏ ảnh hưởng độc hại của Tôn Lực Quân".
Đảng ủy Bộ Công an Trung Quốc ngày 16/10 tuyên bố sẽ điều tra kỹ toàn bộ manh mối liên quan đến "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật của bè đảng chính trị do Tôn Lực Quân cầm đầu".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố sẽ thanh lọc lực lượng an ninh nước này, thề "quay mũi dao vào trong" để loại bỏ "những phần tử tham nhũng hoặc không trung thành với đảng".
Nhiều quan chức cao cấp của Trung Quốc bị bắt trong chiến dịch này, bao gồm cựu bộ trưởng tư pháp Phó Chính Hoa. Ông Phó, từng giữ chức thứ trưởng công an, bị bắt hồi đầu tháng 10 để điều tra về "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật".
Đặng Huệ Lâm, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, và Cung Đạo An, cựu giám đốc công an Thượng Hải, hồi tháng 9 bị xét xử vì tội tham nhũng. Đặng bị cáo buộc nhận hối lộ 6,6 triệu USD và Cung bị cáo buộc nhận 11,4 triệu USD. Cả hai đã nhận tội và đang chờ tuyên án.
Giảng viên ở Anh sống trong lều vì không có tiền thuê nhà Giáo dục đại học là một trong những lĩnh vực bấp bênh nhất của nền kinh tế Vương quốc Anh. Đối với nhiều người, đó là cuộc đấu tranh khó khăn để tồn tại. Giống như nhiều nghiên cứu sinh, Aimeé Lê (người Mỹ) cần công việc giảng viên tiếng Anh, được trả lương theo giờ, để trụ vững. Tuy nhiên, điều mà...