Chăm sóc sức khỏe hô hấp trong mùa lạnh
Theo các bác sĩ, một số phương pháp cơ bản để phòng tránh bệnh hô hấp vào mùa lạnh là tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, ăn đủ bốn nhóm thức ăn, thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng…
Khi thời tiết trở lạnh thì sức đề kháng và sự thích nghi của trẻ em kém hơn nên thường dễ mắc các bệnh như cảm, viêm mũi, viêm amidan, viêm họng cấp, phế quản… Bệnh hô hấp rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng như ho, ho kèm theo sốt, sổ mũi hoặc là những triệu chứng khác. Theo các bác sĩ, bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với người lớn hoặc những trẻ khác đang mắc bệnh, dù chỉ là cảm ho thông thường. Ngoài ra, để tăng khả năng chống chọi của trẻ với các bệnh hô hấp, phụ huynh nên lưu ý cho trẻ ăn đủ chất, bởi một cơ thể khỏe mạnh sẽ ít có khả năng bị bệnh hơn hoặc khi bị bệnh cũng ít tiến triển nặng hơn. Bạn cũng cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ bốn nhóm thức ăn là rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm và nên ăn thêm trái cây, thêm vitamin C tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, một việc quan trọng khác giúp phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa lạnh là giữ ấm cho bé, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi và trẻ sơ sinh. Khi ra ngoài, bố mẹ nên cho bé mặc thêm áo ấm, tất, găng tay, khăn quang cổ, mũ len để tránh gió lạnh. Ban đêm cần giữ ấm cho trẻ với chăn và đệm đủ ấm. Khi ngủ không nên mặc quá nhiều quần áo, có thể khiến bé toát mồ hôi khi ngủ. Bạn cũng nên chọn loại chăn có khả năng giữ ấm cao, thoát khí tốt nhưng phải nhẹ để tránh đè nặng lên cơ thể bé.
Đối với các bà bầu, hệ miễn dịch yếu hơn bình thường đặc biệt là vào mùa lạnh, do đó khả năng nhiễm lạnh, nhiễm cúm hoặc các bệnh liên quan tới đường hô hấp rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, bà bầu thường không sử dụng thuốc kháng sinh để tránh ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy, tốt nhất là nên phòng bệnh từ những thói quen hàng ngày. Để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết và tăng sức đề kháng cho cơ thể, các mẹ nên có một chế độ ăn uống hợp lý với sữa chua, tỏi, trà gừng, chuối, cam, trứng gà, thịt bò, cá, súp lơ xanh, nấm, khoai lang… Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống thêm vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý việc vệ sinh chăn đệm thường xuyên. Với các loại ruột chăn và đệm kiểu cũ, nặng và khó giặt, gia đình thường chỉ có thói quen phơi nắng 1-2 lần trong suốt mùa lạnh, chỉ giặt vỏ chăn và ga giường. Người sử dụng có cảm giác chăn đệm thơm tho sạch sẽ, thoải mái ở những phần cơ thể tiếp xúc với chăn đệm, nhưng thực chất phần ruột chăn và ruột đệm mới là phần tích tụ vi khuẩn nhiều nhất. Vì vậy, để đảm bảo một hệ hô hấp khỏe mạnh, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn thì người dùng nên chọn các loại ruột chăn nhẹ, dễ giặt, đệm vô trùng để giảm thiểu tối đa lượng vi khuẩn. Loại vải cho vỏ gối, vỏ chăn, ga giường nên chọn chất liệu tự nhiên để ít gây bụi, tránh gây dị ứng. Không chỉ tốt cho các cơ quan hô hấp trong cơ thể, loại đệm phù hợp có bề mặt phẳng và độ cứng vừa phải còn hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn và lưu thông máu, mang lại giấc ngủ sâu cho người dùng đặc biệt là đối với người già, bà bầu và trẻ nhỏ.
Theo VNE
Phụ huynh nên chủ động phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ
Để vừa phòng bệnh, vừa giúp trẻ phát triển tốt, bạn cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất với bốn nhóm thức ăn chính: rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm; bổ sung vitamin C có trong trái cây để tăng cường sức đề kháng.
Bước vào những ngày bận rộn nhất trong năm, nhiều phụ huynh chủ quan trước sự đe dọa của các căn bệnh ở trẻ nhỏ.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, trong tháng 11, gần 163.000 lượt bệnh nhi đến khám và chữa trị tại 52 phòng khám của bệnh viện. Những bệnh mà trẻ gặp phải mùa này là: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy cấp, một số ít là tay chân miệng, sốt xuất huyết. Ngoài ra, bệnh sốt phát ban, thủy đậu và quai bị có tăng so với những tháng trước đó và đây là đợt tăng theo chu kỳ mùa. Bên cạnh đó, viêm da do thời tiết khô hanh cũng không hiếm gặp. Tuy nhiên, trẻ chỉ được đưa đến bệnh viện khi đã ủ bệnh trước đó khá lâu, không có chuyển biến khi phụ huynh tự chẩn đoán và mua thuốc điều trị tại nhà.
Nhiều phụ huynh đến từ các vùng nông thôn không có nhiều kiến thức về những bệnh thường gặp mùa này cũng như cách phòng nên chỉ khi con bệnh thì mới hay. Trong khi đó, nhiều người sống ở thành thị, có điều kiện tiếp xúc với thông tin nhưng cuối năm, công việc bận rộn, họ cũng không có nhiều thời gian dành cho con trẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý với việc tăng cường bổ sung Vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Ngoài trẻ em, người già và phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc bệnh. Ba đối tượng này có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu nên khả năng nhiễm lạnh, nhiễm cúm, đặc biệt là các bệnh liên quan tới đường hô hấp rất dễ xảy ra. Noel sắp tới, việc ra ngoài chơi lễ trong môi trường đông đúc càng khiến bệnh dễ được dịp tấn công.
Một cơ thể khỏe mạnh sẽ ít có khả năng mắc bệnh hơn hoặc khi bị bệnh sẽ mau khỏi. Do đó, để vừa phòng bệnh, vừa giúp trẻ phát triển tốt, bạn cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất với bốn nhóm thức ăn chính: rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm; bổ sung vitamin C có trong trái cây để tăng cường sức đề kháng.
Khi đã trang bị "vũ khí" từ bên trong thì cũng cần phải triệt tiêu "kẻ tấn công" từ bên ngoài như bệnh nhiễm khuẩn dễ lây qua đường hô hấp, ăn uống... Trong đó, tay người gần như là tác nhân để đưa vi khuẩn vào cơ thể nhanh nhất. Trẻ với bàn tay nhiễm khuẩn hay bốc thức ăn, quẹt mũi, dụi mắt... Do đó, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ rửa tay thật sạch với nước rửa tay diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ra ngoài chơi như một thói quen hàng ngày.
Ngoài việc tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ với nước rửa tay diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, phụ huynh cũng nên chú ý nhắc trẻ rửa tay sau khi tiếp xúc với đất cát, chất bẩn, sau khi phụ giúp bố mẹ.
Bên cạnh đó, mùa lạnh, việc giữ ấm là cần thiết nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không cần tắm. Khó có thể biết vi khuẩn tích tụ trong cơ thể dưới lớp áo ấm nhiều hơn hay ít hơn so với việc trẻ mặc áo mát, chơi ngoài trời trong mùa hè. Do đó, để đảm bảo vi khuẩn không có chốn trú ngụ, bạn nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm diệt khuẩn ít nhất hai lần mỗi ngày. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Trời trở lạnh, nếu trẻ không chịu thực hiện các bước vệ sinh cá nhân cơ bản như rửa tay, tắm rửa, cha mẹ cần nghiêm khắc nhắc trẻ thực hiện chứ không vì một lý do gì đó mà bỏ qua. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần ý thức rằng nước sạch thông thường không thể loại bỏ hiệu quả các loại vi khuẩn gây bệnh mà phải nhờ đến các sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn. Bạn cũng nên lưu ý việc vệ sinh chăn đệm thường xuyên vì đây là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn không ngờ tới.
Theo VNE
Danh sách trái cây mùa lạnh "thân thiện" với sức khỏe con người Các loại trái cây này sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể của chúng ta. Táo và lê Loại trái cây giòn giòn này chứa đầy chất antioxidants, giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh và làm chậm quá trình lão hóa. Trong gần 7.500 loại táo khác nhau, táo Fuji là loại chứa nhiều antioxidants và các chất khác...