Chậm nộp học phí phải ‘chịu phạt’ 0,2%/ngày, phụ huynh trường quốc tế ‘xuống nước’
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh Trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) “than” lãi suất chậm nộp học phí trường này quy định quá cao, 0,2%/ngày, tương đương 73%/năm.
Phụ huynh đến Trường VAS phản đối chính sách thu học phí – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Không ít phụ huynh tạm “xuống nước”, tranh thủ đến trường hoàn tất học phí trong ngày 26-5.
Trước đó, VAS gửi email đến các phụ huynh chưa hoàn tất học phí học phần 4 cho con, phần lớn là những gia đình chưa đồng thuận với trường về chính sách thu học phí. Trong mail, VAS viết: Theo chính sách tài chính năm học 2019-2020 phụ huynh đã đồng ý và ký xác nhận theo quy định nhà trường, trường áp dụng mức phí chậm nộp là 0,2%/ngày với khoản tiền học phí nếu thanh toán sau ngày 26-5.
Không được quá 20%/năm
Theo ThS Nguyễn Ngọc Duy Mỹ – Hội luật gia Q.Bình Tân (TP.HCM), quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Theo khoản 2, điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên, nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 điều 468 của bộ luật này.
Khoản 1 điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
“Trong khi đó, mức lãi suất chậm nộp mà trường ấn định là 0,2%/ngày, tính ra 73%/năm là vượt quá mức tối đa Bộ luật dân sự cho phép đến 53%” – ThS Mỹ nói và nhận định phần vượt quá này là không có hiệu lực.
Video đang HOT
ThS Mỹ lưu ý thêm thực tế một số văn bản pháp luật có quy định về mức lãi do chậm thanh toán khác trên như Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, nhưng giao dịch của phụ huynh và nhà trường là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự.
Có chuyện mới biết
Hiện tại, các trường quốc tế quy định các lãi suất phạt chậm nộp học phí khác nhau. Trường quốc tế Úc (AIS), Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), Trường quốc tế Anh Việt (BVIS) áp mức lãi suất phạt 0,05%/ngày (18,25%/năm), trong khi Trường quốc tế Mỹ (TAS) lên đến 1%/ngày (365%/năm)…
Theo một giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM có con đang học trường quốc tế, nhiều phụ huynh khi ký hợp đồng với trường không để ý đến chi tiết này, chỉ khi có chuyện xảy ra mới vỡ lẽ.
“Mình biết có cả những người làm trong ngành khi cho con theo học cũng không để ý vấn đề trên” – vị này nói và cho biết thêm trong những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính mà chậm nộp tiền cũng chỉ chịu lãi phạt 0,05%/ngày, tức 18,25%/năm. Hay nếu chậm nộp thuế, lãi suất phạt cũng chỉ 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Trưởng phòng tài chính một trường quốc tế tại Q.2, TP.HCM thừa nhận một số trường quốc tế chưa nghiên cứu kỹ các điều khoản luật ở Việt Nam, mà chỉ áp dụng chung với hệ thống các trường nước ngoài về lãi suất phạt chậm nộp.
Cũng theo trưởng phòng này, trước đây, khi chưa có dịch COVID-19, điều khoản này ít khi phải sử dụng đến vì các trường thường xuyên nhắn tin nhắc nhở phụ huynh thanh toán tiền học đúng hạn, thậm chí du di cho nhiều gia đình ít hôm. Chỉ khi gặp trường hợp bất ngờ như COVID-19 vừa qua, khi nhiều phụ huynh không đồng ý thanh toán những khoản phí của trường thì chuyện phạt nộp quá hạn mới nóng lên.
Nghiên cứu kỹ khi ký hợp đồng
Theo luật sư Vũ Quang Đức – Đoàn luật sư TP.HCM, giữa phụ huynh và ban giám hiệu gặp vướng mắc về thỏa thuận, học phí, tiền phạt, đầu tiên có thể liên hệ với Sở GD-ĐT TP.HCM để được hướng dẫn giải quyết. Luật sư Đức cũng khuyên khi xem xét các hợp đồng, phụ huynh cần nghiên cứu thật kỹ các điều khoản và những trường hợp có thể xảy ra rồi mới đặt bút ký.
Phụ huynh trường quốc tế oằn lưng 'gánh' đủ thứ phí cho con
Ngoài học phí mỗi năm lên đến hàng trăm triệu, phụ huynh có con học ở các trường quốc tế, song ngữ tại TP.HCM còn phải gánh thêm nhiều thứ phụ phí khác.
Ngày 24/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM có giấy mời chủ tịch HĐQT, chủ đầu tư, hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn 30 trường phổ thông ngoài công lập (như hệ thống trường Emasi, Tây Úc, Bắc Mỹ...) đến làm việc về công tác tuyển sinh năm học 2020 - 2021.
UBND thành phố cung vừa đe nghi So GD&ĐT bao cao tong the hoat đong cua cac truong quoc te day chuong trinh nuoc ngoai va cac truong tu thuc co day chuong trinh nuoc ngoai tren đia ban, neu rõ cac kho khan, vuong mac trong cong tac quan ly và kien nghi cu the.
Thời gian qua, phụ huynh của hàng loạt trường quốc tế tại TP.HCM lên tiếng phản đối về việc thu học phí online trong thời gian nghỉ dịch COVID-19. Thực tế, theo ghi nhận của phóng viên, ngoài học phí, mỗi trường còn nhiều khoản thu riêng như phí đăng ký tuyển sinh, phí giữ chỗ. Có nơi còn thu phí cơ sở vật chất, học phí tiếng Anh, phí ngoại khóa... với số tiền có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Các khoản tiền khác như tiền đưa đón, ăn uống, đồng phục,... con số cũng cao hơn nhiều lần so với mức trung bình.
Phụ huynh Trường quốc tế Úc yêu cầu trường tuân thủ công văn của Bộ GD&ĐT TP.HCM.
Điển hình, tại hệ thống Trường EMASI, ngoài mức học phí đóng theo năm cao nhất gần 265 triệu đồng, khi nộp hồ sơ đăng ký, phụ huynh phải đóng phí tuyển sinh (không hoàn lại) ở bậc mẫu giáo và lớp 1 là 500.000 đồng, các lớp còn lại phải đóng 1 triệu đồng.
Ngoài ra, theo thông báo về năm học 2020 - 2021 của trường, mỗi học sinh phải đóng phí cơ sở vật chất lên tới 10 triệu đồng.
Trường quốc tế Việt Úc (VAS) có mức học phí cao nhất tới hơn 445 triệu đồng/năm. Học sinh khi mới vào trường sẽ phải đóng khoản phí nhập học 10 triệu đồng, phí đăng ký 2 - 3 triệu đồng tùy bậc học, phí giữ chỗ 20 triệu đồng... Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng chi phí đồng phục, lệ phí các kỳ thi quốc tế...
Năm học 2020 - 2021, Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS) có mức học phí cao nhất là 525,7 triệu đồng/năm. Phí đăng ký tuyển sinh không hoàn lại là 2,25 triệu đồng đối với bậc tiểu học và 4,5 triệu đồng đối với các khối lớp còn lại.
Phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc tiếp tục lên trường phản đối lần 3 vào ngày 23/3.
Chị Nguyễn Thị Lệ Quyên, có con học tại Trường Quốc tế Việt Úc, cho biết, gia đình chị không quá giàu có. Tuy nhiên vì muốn con có môi trường học tập tốt, tin vào quảng cáo, chị cố gắng cho con vào học tại Trường Quốc tế Việt Úc.
" Bình thường thì không sao, nhưng qua đợt dịch này mới thấy trường chỉ cố móc túi phụ huynh; còn lại ý kiến, phản ánh của phụ huynh không hề được tiếp nhận. Không một thắc mắc, yêu cầu nào của phụ huynh được giải đáp triệt để", chị Quyên cho biết.
Theo ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, các trường ngoài công lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định 86 của Chính phủ. Sở chỉ quản lý về mặt chuyên môn, còn tất cả các khoản thu là do nhà trường và phụ huynh thỏa thuận.
Về việc này, UBND TP.HCM cũng giao Sở GD&ĐT làm việc với các trường để xem xét giải thích, trả lời cho các phụ huynh.
Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường ngoài công lập còn phải đàm phán Về phản ứng của phụ huynh một số trường ngoài công lập với việc thu học phí trong thời gian nghỉ tránh dịch COVID-19, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM - khẳng định: "Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường còn phải đàm phán, đảm bảo sự đồng thuận". Phụ huynh AIS Saigon căng thẳng đòi công...