Chăm lo miếng ăn “lành” cho con: Không dễ
Khi con bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới kỳ diệu của hương vị, mẹ lại tất bật và bối rối trước thực đơn hàng ngày của con. Mỗi món ăn mẹ nấu cho con, mẹ gửi trong đó rất nhiều yêu thương và niềm tin…
Còn đâu thưở “cái rau miếng bánh cũng lành”…
Một người vốn rất xuề xòa với bữa cơm như mẹ nhưng vẫn cảm thấy áp lực với từng bữa ăn giấc ngủ của con. Ngày mẹ còn bé, chỉ cần dạo một vòng quanh vườn nhà là có đủ nguyên liệu cho một bữa cơm: món cá chép om dưa tự muối thơm tho nóng hổi, vài ngọn mùng tơi nấu với tép ngọt lừ… Đôi lúc bận rộn, bà ngoại chỉ cần ghé ngang chợ chiều là có một bữa cơm muộn khá tươm tất. Nhiều lúc nghĩ về thời thơ ấu, mẹ có một cuộc sống thân thiện, hài hòa, chưa bị can thiệp bởi lợi nhuận, hóa chất… nên cái rau, miếng bánh cũng lành… Thấy thương gì đâu cho sức khỏe của các con – những đứa trẻ vô tư và dễ bị hấp dẫn bởi những thứ bánh kẹo bắt mắt, những ly thạch trái cây, trà trân châu hoặc những gói snack giòn rụm, mì ăn liền hấp dẫn hơn là bữa cơm mẹ chăm chút nấu.
Nhiều chất độc hại luôn “vây quanh” trẻ trong từng bữa ăn mỗi ngày
Mẹ vẫn còn nhớ ngày đầu tiên quấy bột cho con, khi đó con vừa tròn 4 tháng tuổi, tay mẹ lóng ngóng không biết chế nước bao nhiêu cho đủ. Mẹ đi làm mà nôn nao lo lắng con ở nhà có nhớ mẹ không, uống được bao nhiêu sữa? Rồi cũng đến ngày con một mình ngồi tự bốc thức ăn mẹ nấu, tay xúc sữa chua, miệng chóp chép hoa quả với vẻ lem nhem lếch thếch đáng yêu vô cùng. Cho đến giờ, nhìn gương mặt con háo hức khám phá thế giới kỳ diệu của hương vị, mẹ hạnh phúc cứ ngỡ như mới ngày hôm qua mới được làm mẹ. Thế nhưng, đôi lúc vẫn giật mình vì không hẳn lúc nào mẹ cũng bày biện cho con những món ăn an toàn. Ngại bột ngọt thường được núp bóng dưới tên gọi chất điều vị (tạo ngọt) có thể gây dị ứng cứng cổ, nhức đầu, mệt mỏi mẹ chuyển sang dùng bột nêm chiết xuất từ thịt, cá, nấm… rồi lại hoảng hốt với cảnh báo về chất phụ gia siêu bột ngọt. Thịt heo là giải pháp thay thế tạm thời nhưng biết phân biệt thế nào giữa heo thường và heo siêu nạc? Hạn chế món thịt, tăng cường rau xanh để phòng những chứng bệnh béo phì, lại băn khoăn với những cọng rau xanh mướt được gieo trồng siêu tốc với thuốc tăng trưởng nhanh. Nói về phẩm màu, chất bảo quản lại là một câu chuyện dài với rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của con. Ngay cả trái cây còn bị “phù phép” để tươi lâu hơn, huống chi các loại thực phẩm chế biến sẵn – vốn rất ưa chất bảo quản?
Thiết kế bữa ăn cho con: cẩn trọng và nhạy cảm
Để con có bữa ăn ngon lành, mẹ phải học từng li từng tí, từ chuyện hầm cháo đến cách nấu cho con chén cơm nát. Mẹ mua sách về đọc, vào mạng tìm hiểu và say sưa nghiên cứu những thực đơn cho trẻ qua từng giai đoạn. Mẹ lục tung Facebook, các trang chia sẻ để tìm chất nào cho con ăn phát triển về chiều cao, chất nào ăn sẽ tốt cho trí não, chất nào ăn để bồi bổ sức khỏe … Bên cạnh đó, còn lưu lại những tên tuổi những chất phụ gia có thể gây nguy hại cho sức khỏe con. Nào là chất tạo màu E155 vốn đã hoàn toàn bị cấm sử dụng các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ… và cả Mỹ nhưng vẫn có trong chai nước mắm. Rồi đường hóa học Saccharine và Cyclamate có trong thạch, kem, thậm chí là trong chè, có thể tích lũy trong cơ thể và gây ung thư, ảnh hưởng đến yếu tố di truyền. Viên kẹo con ngậm có thể chứa các loại phẩm màu và chất chống mốc họ Benzoate – “thủ phạm” gây ra chứng hiếu động thái quá ở những đứa trẻ như con của mẹ … Một số hóa chất này vốn đã bị các nước châu Âu như Anh … và ở Canada, Mỹ cấm sử dụng nhưng ở nước mình vì lợi nhuận, một vài nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm làm nguy hại đến sức khỏe của con.
Chăm lo miếng ăn “lành” cho con quả nhiên không dễ với mẹ
Video đang HOT
Khi chưa có con, mẹ không hình dung hành trình nuôi con lại phức tạp và cần sự cẩn trọng, nhạy cảm của người mẹ đến thế.
Để bảo vệ trẻ em trong mỗi bữa ăn, các mẹ cần quan sát thật kỹ thông tin thành phần sản phẩm, hạn chế sử dụng những phực phẩm có chứa: Phẩm Màu, Chất Bảo Quản, Chất Điều Vị (Tạo Ngọt) trong đó có bột ngọt và đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Theo VNN
5 thành phần nguy hiểm nhất có trong thực phẩm
Bạn có biết, các chất làm ngọt, phẩm màu, chất bảo quản... có trong thực phẩm chế biến sẵn đều vô cùng nguy hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 thành phần nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.
Sodium Nitrite
Đây là một loại chất bảo quản thường có trong xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn từ thịt.
Sodium Nitrite có tác dụng bảo toàn màu đỏ/hồng tươi của thịt và khiến cho món ăn đó trở nên bắt mắt hơn. Thậm chí, ở mức độ nào đó, Sodium Nitrite còn có khả năng ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, khi ăn phải một số lượng lớn, sodium nitrite sẽ phản ứng với axit có trong dạ dày tạo ra và tạo ra nitrosamine - tác nhân chính gây ung thư.
Ngoài ra, sodium nitrite còn là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu, triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Các loại thịt không đỏ như thịt gà, cá là các loại thực phẩm tương đối an toàn vì không chứa nitrat.
Excitotoxin
Excitotoxin thường có nhiều trong súp đóng hộp, sô-đa, xúc xích, sa lát, các đồ ăn chay bán sẵn... Ngoài ra, excitotoxin còn được sử dụng như một loại gia vị trong hầu hết các loại thực phẩm, như bột ngọt hoặc các loại gia vị ngọt được đặt cho các tên gọi khác nhau.
Đọc kĩ nhãn các thực phẩm đóng hộp
Excitotoxin về cơ bản là một loại axit amin có chức năng dẫn truyền thần kinh trong não. Nhưng khi các tế bào não tiếp xúc với lượng excitotoxin quá lớn (thông qua ăn uống hàng ngày) thì chúng bị kích thích mạnh và bắt đầu truyền các tín hiệu thần kinh với tốc độ rất nhanh cho đến khi chúng hoàn toàn kiệt quệ. Nhiều giờ sau, những nơron này chết đột ngột, như là chúng bị kích thích đến chết. Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu thần kinh gọi excitotoxin là chất độc kích thích.
Đối với thai nhi và trẻ em, do các enzym bảo vệ trong não chưa phát triển đầy đủ, nên chưa có khả năng tự "giải độc" cho mình. Chính vì thế, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm chứa excitotoxin.
Gluten
Gluten là chất tinh bột có trong lúa mạch, lúa mỳ và lúa mạch đen. Gluten có thành phần là gliadin - một dạng protein không hòa tan có thể gây ra chứng dị ứng hay rối loạn tiêu hóa do không dung nạp gluten. Đó là một bệnh được gọi là "bệnh tạng", có biểu hiện thoái hóa mô trong của ruột làm cho không thể hấp thu được chất dẫn đến các rối loạn như thiếu máu, tiêu chảy, chướng hơi, sụt cân và khối cơ bắp.
Những người nhạy cảm với gluten mà đang mắc các chứng tiểu đường, suy nhược cơ thể, viêm khớp, loãng xương, viêm da, vảy nến và bệnh đa xơ cứng... thì các chứng bệnh này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể hấp thu gluten.
BHA và BHT
Butylated Hydroxyanisole (BHA) và Butylated Hydroxytoluene (BHT) được sử dụng để bảo quản chất béo và ức chế sự hình thành của nấm men. Các thực phẩm như bơ, khoai tây chiên, bia, ngũ cốc, thịt... đều chứa BHT hoặc BHA, thậm chí cả hai. BHT là chất chống oxy hóa ở các chất béo để tránh cho sản phẩm bị ôi thiu.
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều các chất này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. BHT và BHA có thể gây khó khăn cho quá trình trao đổi chất, làm giảm cân, tổn thương gan, gây ra chứng chậm phát triển và phát triển bất thường ở thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
BHA và BHT có thể làm tăng nguy cơ ung thư (nghi ngờ là chất gây ung thư) và khi được tích lũy trong các mô, chúng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. BHA và BHT còn gây ra chứng to gan, chậm phát triển tế bào, chứng viêm da tiếp xúc và các vấn đề về da khác...
Fructose Corn Syrup cao (HFCS)
Còn được gọi bởi các tên khác như xirô ngô, fructose hay đường ngô... Đó là một loại chất làm ngọt có chưa hàm lượng calorie cao, được sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn như sốt cà chua, mứt, bánh mỳ, trộn sa lát, kem, nước giải khát...
Nếu cơ thể tiêu thụ lượng HFCS bình thường thì sẽ không có hại cho sức khỏe, nhưng nếu hấp thụ ở hàm lượng quá cao sẽ là dẫn đến các chứng bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường type 2... Ngoài ra, chúng còn gây ra sự thay đổi trong chuyển hóa nội bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Theo Dân Trí
Thực phẩm khô chứa hóa chất cực độc Thực phẩm khô thường sử dụng hóa chất bảo quản vì giá thành rẻ lại dễ áp dụng, hiệu quả cao. Nhưng nhiều hiểm họa bệnh tật cũng bắt đầu từ đây. Trước đây, người dân sử dụng phương pháp cổ điển để bảo quản thực phẩm khô như tôm, cá khô... bằng cách phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, treo lên...