Cha mẹ uống rượu nhiều, con sinh ra dễ bị bệnh tim
Các nghiên cứu khoa học mới được công bố trên tạp chí The European Journal of Preventive Cardiology của Hội Tim mạch châu Âu, các bậc cha mẹ nên nhanh chóng từ bỏ việc uống rượu khi lên kế hoạch sinh con.
Theo các nhà khoa học, việc tiêu thụ rượu (kể cả ở mức vừa phải trong 3 tháng trước khi thụ thai, cũng như trong 3 tháng đầu của thai kỳ) sẽ làm tăng nguy cơ sinh con bị bệnh tim. Tỷ lệ sẽ là 44% nếu người cha uống rượu và 16% nếu mẹ uống rượu. Nếu một người cha lạm dụng rượu (tới mức nghiện), nguy cơ sẽ tăng 54%.
Để đi đến kết luận nói trên, các nhà khoa học đã phân tích tổng hợp dữ liệu từ 55 công trình nghiên cứu được công bố từ năm 1991 đến 2019. Việc tiến hành phân tích sức khỏe của nhiều trẻ sơ sinh cho thấy 41.747 trẻ sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh, trong khi 297.587 trẻ không bị bệnh.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc sử dụng rượu bia của các bậc cha mẹ tương lai là hành vi liều lĩnh và nguy hiểm, điều này không chỉ có thể làm tăng nguy cơ sinh con mắc bệnh tim mà còn làm tổn hại đáng kể đến sức khỏe của chính bản thân họ. Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyên các cặp vợ chồng lên kế hoạch sinh con hãy tránh uống rượu 6 tháng trước khi thụ thai.
Khuyết tật tim bẩm sinh là bệnh lý phổ biến nhất được tìm thấy ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, có 1,35 triệu trẻ em khuyết tật tim được sinh ra hằng năm trên thế giới.
Video đang HOT
Uống rượu làm tăng nguy cơ bệnh tật khi sinh con.
Liên quan đến những tác hại do sử dụng rượu, trước đó, theo một nghiên cứu mới được tiến hành bởi Trung tâm nghiện ma túy và sức khoẻ tâm thần, rối loạn sử dụng rượu là yếu tố nguy cơ gây ra các chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt là chứng mất trí sớm.
Nghiên cứu này được tiến hành với sự tham gia của hơn một triệu người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ ở Pháp. Các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động cụ thể của rối loạn sử dụng rượu đối với những người được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần và xem xét các hành vi hoặc chứng bệnh mãn tính khác gây ra bởi việc sử dụng rượu.
Trong số 57.000 trường hợp mắc bệnh sa sút trí tuệ sớm (trước 65 tuổi), phần lớn (57%) liên quan đến nghiện rượu nặng mãn tính. Theo kết quả của hiệp hội được tìm thấy trong nghiên cứu này, các tác giả cho rằng cần ngăn chặn, hạn chế việc uống rượu và điều trị rối loạn sử dụng rượu để giảm nguy cơ mắc các chứng mất trí gây ra bởi rượu.
Đồng tác giả nghiên cứu Jrgen Rehm cho biết: “Những phát hiện này cho thấy rối loạn sử dụng rượu và sử dụng rượu là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt đối với những người mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ trước tuổi 65. Những nguy cơ này có thể dẫn đến tử vong sớm. Các tổn thương não gây ra bởi rượu và chứng sa sút trí tuệ có thể phòng ngừa được. Thêm vào đó, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ tử vong do việc mất trí sớm”.
Rehm chỉ ra rằng, trung bình rối loạn do sử dụng rượu làm giảm tuổi thọ của hơn 20 năm, và chứng mất trí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho những người này. Đối với chứng sa sút trí tuệ sớm, có sự phân chia giới tính đáng kể. Mặc dù đa số bệnh nhân mất trí là phụ nữ, nhưng gần hai phần ba số bệnh nhân mất trí sớm (64,9%) là nam giới.
Các rối loạn do sử dụng rượu cũng liên quan đến tất cả các yếu tố nguy cơ độc lập khác gây ra chứng sa sút trí tuệ như hút thuốc lá, huyết áp cao, tiểu đường, trầm cảm, và mất thính giác. Đây đều là những yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được.
Can thiệp không cần phẫu thuật cho bé mắc bệnh tim
Bệnh nhi 4 tuổi ở tỉnh Vĩnh Long được phát hiện mắc bệnh tim thông qua chương trình tầm soát miễn phí bệnh lý tim mạch cho trẻ em tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Em vừa được can thiệp điều trị thành công mà không cần phẫu thuật. Toàn bộ chi phí do quỹ Vina Capital tài trợ.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi trước khi xuất viện.
Bệnh nhi L.H.T. xanh xao, chậm lên cân, thường xuyên mệt, khó thở, thỉnh thoảng ngất xỉu khi gắng sức. Các bác sĩ BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long chẩn đoán bé bị hẹp nặng van động mạch phổi, chỉ định nhập viện điều trị. Ê kíp can thiệp tim bẩm sinh do Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Đại Khánh, Phó Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Can thiệp nội mạch BV làm phẫu thuật viên chính, tiến hành can thiệp nong van động mạch phổi bằng bóng qua da cho cháu bé.
Đây là phương pháp tối ưu được lựa chọn điều trị cho những trường hợp hẹp van động mạch phổi ở trẻ, tỷ lệ thành công cao, an toàn và đặc biệt tránh cho trẻ trải qua cuộc mổ tim hở. Với phương pháp này, một bóng nong van động mạch phổi theo dây dẫn phù hợp sẽ được đưa đến vị trí hẹp qua ống dẫn đặt ở tĩnh mạch đùi. Sau đó, bóng sẽ được bơm lên với áp suất phù hợp và tách được chỗ dính mép van, làm tăng diện tích mở van, tăng lưu lượng dòng máu lên phổi. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Đại Khánh cho biết, sau can thiệp, cháu bé hồi phục sức khỏe tốt và được xuất viện sau một ngày nằm viện theo dõi.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Đại Khánh cho biết thêm: Hẹp động mạch phổi đơn thuần chiếm 8-12% các trường hợp bệnh lý tim bẩm sinh, thường đi kèm với những dị tật tim bẩm sinh khác như còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng Fallot... Hẹp động mạch phổi có thể dưới van, tại van, trên van (thân, 2 nhánh chính, nhánh ngoại biên).
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch phổi bao gồm mẹ bị nhiễm Rubella hoặc các siêu vi khác trong thời kỳ đầu của thai kỳ; bố hoặc mẹ có dị tật tim bẩm sinh; mẹ uống rượu, hút thuốc trước hoặc trong khi mang thai; mẹ bị đái tháo đường không kiểm soát được đường huyết hay bị lupus ban đỏ. Người mẹ sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai như isotretinion trị mụn, thuốc chống co giật và một số thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực... cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng Down cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh mắc bệnh hẹp động mạch phổi sẽ thấy các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau sinh như da xanh hoặc xám (chứng xanh tím), da lạnh, tái nhợt, thở nhanh hoặc khó thở, bú kém, khó thở tăng khi bú. Trẻ nhỏ hoặc người lớn bị hẹp van mức độ trung bình đến nặng, triệu chứng sẽ xuất hiện khi gắng sức, bao gồm tức ngực, ngất, mệt mỏi, tăng cân chậm, chậm lớn, khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức, chướng bụng, da xanh xao hoặc xanh tím. Những trường hợp hẹp nặng, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nhiễm trùng huyết do viêm nội tâm mạc, phì đại tâm thất phải, rối loạn nhịp tim, suy tim...
Hiện nay, bệnh lý này có nhiều phương pháp điều trị gồm cả nội khoa và ngoại khoa. Can thiệp nong van là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bệnh nhi khi đã có triệu chứng của hẹp van động mạch phổi cần được theo dõi sát để điều trị kịp thời các biến chứng, giảm thiểu nguy cơ đe dọa tính mạng. Bệnh nhân cần tuân thủ y lệnh của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, vì các biến chứng khi xảy ra rất khó hồi phục. Những trường hợp mức độ nhẹ, chỉ cần theo dõi định kỳ, không cần can thiệp khi chưa có triệu chứng. Trẻ sơ sinh nếu kèm các hội chứng bẩm sinh hay di truyền cần được thăm khám chuyên sâu để tầm soát.
Sàng lọc sau sinh, phát hiện sớm nguy cơ tim bẩm sinh và các bệnh lý cho trẻ Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo trẻ sau sinh nên được tiến hành sàng lọc nhằm phát hiện các bệnh về tim và một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa để can thiệp kịp thời. Bác sỹ Khoa Nhi - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh thăm khám cho bệnh nhân. Sau khi sinh ra được 4...