Cha mẹ đi làm lo con ở nhà
Có thẻ xanh, nhiều người tại TP.HCM được trở lại cơ quan, doanh nghiệp làm việc nhưng học sinh vẫn chưa thể tới trường nên không biết gửi con cho ai, lo lắng trăm bề khi con học trực tuyến ở nhà mà không có người lớn bên cạnh.
Học sinh lớp 1 tại TP.HCM trong buổi học trực tuyến với cô giáo bằng máy tính bảng – Ảnh: MỸ DUNG
Sau 4 tháng giãn cách xã hội ở nhà làm việc, chị Phạm Thị Hà, quận Bình Thạnh (TP.HCM), được thông báo có thể đến công ty làm việc. Nhưng lúc này gia đình chị bắt đầu nháo nhào vì chuyện “giờ mà đi làm thì các con học trực tuyến thế nào?”.
“Mẹ vắng nhà…!”
Nhà có hai con, một học sinh lớp 3 và một học sinh lớp 11, chị Phạm Thị Hà cho biết có sự lo lắng khác nhau với các con của mình khi con học trực tuyến ở nhà.
Bé nhỏ nhà chị Hà chưa biết thao tác máy tính như người lớn nên mỗi lần học trực tuyến là ba hoặc mẹ phải giúp con mở, kết nối với các phần mềm học trực tuyến.
“Nhiều hôm đang học thì bị rớt mạng nên thường trong giai đoạn giãn cách vừa qua nhà luôn có người lớn đóng vai trò là trợ giảng bên cạnh con mới giải quyết các sự cố đó được” – chị Hà kể.
Trong khi đó, con gái lớp 11 của chị Hà bắt đầu ngày học trực tuyến lúc 7h sáng, kết thúc buổi học lúc khoảng 11h30 và 13h lại vào học.
“Đành rằng con gái lớn của tôi có thể nấu ăn nhưng học kín lịch như vậy cả tuần, lại thêm các bài tập ở nhà nữa, con không có thời gian để nấu ăn luôn. Nếu cả hai vợ chồng cùng đi làm thì ai ở nhà nấu ăn cho các con? Ai hỗ trợ con bé khi cháu học trực tuyến?
Video đang HOT
Có thể đi làm trực tiếp ở công ty nhưng tôi vẫn phải xin phép làm việc từ xa tại nhà dù biết công việc như vậy sẽ không thể hiệu quả bằng làm việc ở công ty do không biết thu xếp thế nào để thuận tiện cho việc học trực tuyến của các con nữa” – chị Hà lý giải.
Biết làm sao đây?
Với những phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non, tiểu học, sự lo lắng càng tăng cao hơn. Chị Thùy Nguyên, quận 10, TP.HCM, có hai con, một 3 tuổi và một 6 tuổi, cho biết chị vừa xin nghỉ việc vì không thể sắp xếp đi làm lại khi trường học chưa mở cửa như hiện nay.
“Cả hai con còn nhỏ, cho dù có nấu cơm để sẵn thì các con cũng chưa thể biết lấy mà tự ăn, tự quản được. Nên ngoài việc con sẽ không có ai giúp đỡ trong học trực tuyến, tôi lo lắng rất nhiều thứ như con ở nhà như vậy sẽ không an toàn về điện, leo trèo, không xử lý tình huống được.
Tôi cũng lo con học trực tuyến mà không có sự kiểm soát của phụ huynh, dễ ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe của con khi “ôm máy tính” quá lâu, chơi những trò chơi khác” – chị Thùy Nguyên thông tin.
Cùng có những lo lắng về sức khỏe của con, chị Nguyễn Hương – ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM – cho biết các con chị bị cận thị mà việc ngồi trên máy tính nhiều quá sẽ gây căng thẳng mắt, căng não nên chị rất lo lắng khi đi làm vào lúc này.
“Tôi có 3 đứa con, một bé lớp 2, một bé lớp 6 và một bé lớp 9 nhưng tôi phải kiểm soát thời gian ngồi trước màn hình của chúng vì thực tế con học trực tuyến có giới hạn về thời gian nhưng lại phải lấy bài tập (nhất là bạn lớp 9) nhiều môn từ trên các kho dữ liệu, tự hoàn thiện các bài tập và up lên các nền tảng học trực tuyến đó. Nếu không có người lớn ở nhà, con dễ không kiểm soát được việc dùng máy tính, điện thoại” – chị Hương cho biết.
Có chung những nỗi lo lắng như các phụ huynh ở trên, chị Phi – ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM – người có hai con một lớp 3 và một lớp 7 cho biết chị còn lo lắng thêm việc do không gian học trực tuyến ở nhà hạn hẹp, các con thường ngồi yên một chỗ (dù đã được ba mẹ dặn dò phải đi lại sau mỗi tiết học) dễ gây béo phì nếu không có người lớn nhắc nhở phải vận động và kiểm soát thức ăn vào cơ thể.
“Tôi lo lắm, 4 tháng giãn cách con nhỏ nhà tôi từ đứa trẻ cân nặng chỉ 30kg nay lên 37kg. Con tôi giờ đã tiệm cận với việc béo phì nên tôi thật sự lo lắng khi để trẻ học trực tuyến mà không có người lớn ở nhà” – chị Phi chia sẻ.
Vẫn cần có người lớn
Là một người có con đang độ tuổi đầu của bậc tiểu học, TS Trần Đức Thuận, phó trưởng khoa giáo dục tiểu học ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết gia đình ông cũng có những lo lắng tương tự nếu để con học trực tuyến ở nhà mà không có người lớn.
“Trẻ con dù được cha mẹ, thầy cô trang bị kiến thức, kỹ năng sinh hoạt nhiều đến đâu vẫn dễ xảy ra những sai lầm mà việc không ở cùng không gian trực tiếp rất khó kiểm soát, như về điện, về an toàn ở nơi sinh hoạt (leo, trèo, nước sôi…).
Nên tôi cho rằng với những trẻ ở độ tuổi tiểu học trở xuống, các con vẫn nên học trực tuyến trong sự kiểm soát trực tiếp của người lớn. Đối với trẻ lớp 6 trở lên tùy vào tình hình thực tế của từng gia đình và kỹ năng của các con mà cha mẹ thay thế sự có mặt của người lớn bằng các loại công nghệ hiện đại hiện nay như camera…” – TS Thuận nói.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xét tuyển đợt 2 theo các phương thức tuyển sinh riêng
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông báo xét tuyển đợt 2 theo các phương thức tuyển sinh riêng dành cho thí sinh đặc cách tốt nghiệp vào tất cả các ngành của trường năm nay.
Những thí sinh không thể dự thi tốt nghiệp THPT năm nay do dịch Covid-19 có cơ hội xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM theo các phương thức riêng - Đ.L.
Hôm nay (5.10), Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 2 ĐH hệ chính quy năm 2021 theo phương thức tuyển sinh riêng.
Đợt xét tuyển này dành riêng cho thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021 và chưa nhập học ở cơ sở đào tạo khác trong năm nay.
Theo đó, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM áp dụng 4 phương thức riêng cho đợt xét tuyển này.
Thứ nhất là xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (áp dụng cho tất cả các ngành trừ ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất).
Thứ hai là xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu (chỉ áp dụng đối với ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất).
Thứ ba là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 (áp dụng cho tất cả các ngành trừ ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất). Trong đó, với mỗi ngành học trường sử dụng kết quả kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 được quy sang thang điểm 30 cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Ngưỡng đảm bảo đầu vào, phương thức xét tuyển này chỉ áp dụng đối với thí sinh đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021 đồng thời có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.
Thứ tư là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu, chỉ áp dụng đối với ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất.
Đối với ngành giáo dục mầm non, sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 được quy sang thang điểm 20 và điểm 1 môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định.
Thí sinh dự xét tuyển ngành giáo dục Mầm non phải thuộc diện đặc cách tốt nghiệp năm 2021 và thoả các điều kiện sau: Tham gia kỳ thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ 5,0 điểm trở lên; Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.
Đối với ngành giáo dục thể chất, sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 được quy sang thang điểm 10 và điểm 2 môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định.
Thí sinh dự xét tuyển ngành giáo dục thể chất phải thuộc diện đặc cách tốt nghiệp năm 2021, tham gia kỳ thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức, có kết quả đạt từ 5,0 điểm trở lên. Đồng thời thí sinh cần thỏa một trong các điều kiện sau: Có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên; Là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế; Có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10).
Thông tin tham khảo các ngành tuyển sinh của trường như bảng sau:
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dành tối đa 5% chỉ tiêu tất cả các ngành cho đợt xét tuyển này. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến từ hôm nay đến hết ngày 10.10, công bố kết quả vào 18.10.
Tập huấn giáo viên hỗ trợ trẻ mồ côi Nhiều phòng Giáo dục và đào tạo ở TP.HCM đã gửi văn bản cho Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đề nghị hỗ trợ về mặt chuyên môn để các trường thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ nâng đỡ tinh thần cho học sinh mồ côi vì COVID-19. Bé Nhật Hạ (lớp 8) đang dạy em trai Thiện Lâm (lớp 3) học bài....