CEO Mark Zuckerberg chỉ trích ‘nỗ lực phối hợp’ nhằm bóp méo Facebook
Ông Mark Zuckerberg – CEO công ty Facebook – cho biết có một nỗ lực phối hợp nhằm bóp méo nỗ lực của Facebook trong việc bảo vệ người dùng.
Tờ Nikkei Asia dẫn lời ông Mark Zuckerberg – CEO công ty Facebook – ngày 25-10 cho biết có một “nỗ lực phối hợp” nhằm bóp méo nỗ lực của Facebook trong việc bảo vệ người dùng, khi số liệu của công ty một lần nữa cho thấy khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng người dùng.
Facebook hôm 25-10 công bố báo cáo Quý 3 ngay sau khi các tài liệu nội bộ bị rò rỉ, trong đó có chi tiết quá trình ra quyết định của công ty về các vấn đề như thông tin sai lệch, chủ nghĩa cực đoan và phát ngôn có tính chất khơi gợi sự thù hận (hate speech).
Các tài liệu này thuộc một phần các tiết lộ do bà Frances Haugen – cựu giám đốc sản phẩm của Facebook – cung cấp đến Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ. Trước đó, trong các phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ và Quốc hội Anh, bà Haugen cáo buộc Facebook đặt lợi nhuận lên trên người dùng.
CEO Mark Zuckerberg chỉ trích nỗ lực phối hợp nhằm bóp méo nỗ lực của Facebook.
Phát biểu mở đầu trong buổi họp báo cáo tài chính của Facebook hôm 25-10, ông Zuckerberg cho biết: “Theo quan điểm của tôi, những gì chúng ta đang thấy là một nỗ lực phối hợp sử dụng có chọn lọc các tài liệu bị rò rỉ để vẽ ra một bức tranh sai lệch về công ty của chúng ta”.
Ông nói thêm rằng Facebook là nền tảng truyền thông xã hội “hiệu quả nhất” trong việc giảm thiểu nội dung có hại và công ty không nên chỉ bị đổ lỗi cho các vấn đề như phân cực chính trị hay sự không khoan dung.
Trong quý 3 – kết thúc vào ngày 30-9, Facebook ghi nhận mức doanh thu 29 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cũng ghi nhận 9,2 tỉ USD thu nhập ròng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Facebook đạt 1,93 tỉ người dùng hoạt động hàng ngày trong quý, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng người dùng khi lần đầu tiên đạt mốc 800 triệu người dùng, tăng 17 triệu. Khu vực Mỹ-Canada và Châu Âu chỉ tăng trưởng 1 triệu người dùng ở mỗi khu vực.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện chiếm hơn 40% người dùng hoạt động hàng ngày của Facebook và là khu vực lớn nhất của công ty.
Facebook cảnh báo rằng công ty sẽ đối mặt nhiều khó khăn về doanh thu hơn trong quý sắp tới, chủ yếu do những thay đổi về quyền riêng tư của tập đoàn Apple.
Video đang HOT
Nhà sản xuất điện thoại iPhone đã bổ sung các tính năng bảo mật mới trên hệ điều hành iOS 14 và phần mềm thế hệ sau, cung cấp cho người dùng khả năng chặn một số tính năng theo dõi nhất định. Những thay đổi này đang ảnh hưởng các nhà quảng cáo, gồm cả Facebook.
Chia sẻ tại Quốc hội Anh hôm 25-10, bà Haugen cho biết Facebook sẽ gây ra tình trạng bất ổn bạo lực hơn trên toàn thế giới, trừ khi công ty ngừng các thuật toán vốn chưa siết chặt các nội dung cực đoan và gây chia rẽ.
Ngoài ra, bà Haugen cũng cho biết việc Facebook thiếu các nhân viên biết ngôn ngữ địa phương tại nhiều quốc gia đồng nghĩa rằng công ty thường không hiểu được bản chất độc hại hoặc nguy hiểm của các thông điệp trên nền tảng của mình.
Phía Facebook hôm 25-10 đã bác bỏ các cáo buộc trên, tuyên bố: “Chúng tôi luôn có động cơ thương mại để xóa nội dung có hại khỏi nền tảng của mình. Mọi người không muốn nhìn thấy nội dung đó khi họ sử dụng ứng dụng của chúng tôi và các nhà quảng cáo không muốn quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh nội dung đó”.
Kế hoạch khó thành của Mark Zuckerberg
Trong khi CEO của Facebook đang tập trung hiện thực hóa một chiến lược táo bạo, nhiều người lại đặt dấu hỏi về tính khả thi của kế hoạch tầm cỡ này.
Công ty Facebook có thể đổi tên trong thời gian tới. Theo nguồn tin của The Verge , việc đổi tên đánh dấu Facebook chuyển đổi từ một công ty mạng xã hội thành một công ty metaverse, hướng đến một Internet hiện thân.
Chưa rõ tương lai kế hoạch sẽ ra sao, nhưng ý tưởng này đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều, bao gồm cả chỉ trích và giễu cợt về độ khả thi.
"Thuật ngữ metaverse để chỉ một thế giới ảo được những tập đoàn làm chủ, nơi mà các công dân sống trong chế độ độc tài, lạc hậu, bất công", người dùng udiverse21 đăng trên Twitter. Góc nhìn này được Jack Dorsey, CEO Twitter và Square đồng tình và tweet lại.
Thế giới tương lai trong suy nghĩ của Mark Zuckerberg là gì?
Thuật ngữ metaverse xuất hiện lần đầu trong cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Snow Crash vào năm 1992. Dưới ngòi bút của nhà văn Neal Stephenson, metaverse được miêu tả là môi trường kỹ thuật số nhập vai, nơi con người có thể tương tác như đời thực.
Tiền tố "meta" có nghĩa là vượt ra ngoài và "verse" đề cập đến vũ trụ. Các công ty công nghệ sử dụng thuật ngữ này để mô tả một thế giới ảo được tạo nên từ Internet và hỗ trợ các công cụ thực tế ảo (Virtual Reality) hay thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality).
Mark Zuckerberg đã lên một kế hoạch táo bạo cho Facebook trong tương lai.
Metaverse trở thành chủ đề nóng khi không chỉ Facebook mà nhiều gã khổng lồ như Epic Games, Disney cũng đang đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực này.
Hiểu một cách đơn giản, Mark Zuckerberg muốn biến Facebook trở thành một vũ trụ ảo. Trong bài phát biểu gửi tới nhân viên Facebook vào tháng , ông công bố ý định xây dựng một phiên bản Facebook toàn diện hơn, mở rộng sự có mặt trên mạng xã hội, công việc và giải trí.
Trong tầm nhìn của Mark Zuckerberg, metaverse chính là tương lai của Internet.
Phản ứng trái chiều
Sau khi được giới thiệu, kế hoạch về metaverse của Mark Zuckerberg ngay lập tức bị CEO của Twitter, Jack Dorsey chế giễu. Ông đồng tình với nhận định metaverse là một thế giới ảo "độc tài, lạc hậu và bất công", chính xác như cách thuật ngữ được sử dụng trong tiểu thuyết Snow Crash .
Dù không đề cập trực tiếp đến Facebook, người theo dõi vẫn có thể nhận ra sự công kích đến từ người đứng đầu Twitter.
Tầm nhìn của Mark Zuckerberg sẽ đưa Facebook mở rộng lĩnh vực hoạt động, đồng thời bành trướng sức ảnh hưởng của doanh nghiệp. Động thái này đi ngược lại với quyết sách của chính phủ Mỹ, vốn vẫn giữ quan điểm cứng rắn với công ty.
Facebook hiện không chỉ là một mạng xã hội mà còn là nơi kiểm soát và kiểm duyệt thông tin.
Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật buộc Facebook chuyển giao quyền quản lý đối với 2 mạng xã hội Instagram và WhatsApp. Những nhà lập pháp cũng mong muốn kiểm soát khả năng thâu tóm, sáp nhập hoặc cung cấp các dịch vụ kết nối với sản phẩm phần cứng trong tương lai.
Sự yếu kém trong quản lý nội dung của Facebook đã trở thành chủ đề gây ra không ít lo ngại cho cả người dùng, người quản lý và chính phủ quốc gia. Sau khi metaverse được xác lập, liệu có tồn tại quy định pháp luật nào trong không gian ảo này? Liệu có ai khác ngoài Facebook quản lý, kiểm duyệt nội dung, và liệu Facebook có tiếp tục làm xấu danh tiếng của mình như với cách họ đang thực hiện? Đó là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Bài học từ quá khứ
Kế hoạch đưa Facebook trở thành metaverse chỉ là một trong số những ý tưởng táo bạo của Mark Zuckerberg. Với tham vọng mở rộng tầm quản trị, quản lý thông tin của Facebook với thế giới, vị CEO này đã có những quyết định gây tranh cãi.
Một trong số đó là việc hợp nhất 3 ứng dụng nhắn tin nổi bật nhất của hãng là Facebook Messenger, Instagram Direct và WhatsApp làm một.
Năm 2019, Facebook lần đầu giới thiệu kế hoạch hợp nhất 3 ứng dụng. Bằng việc đồng nhất, một người dùng Facebook có thể gửi tin nhắn đã mã hóa tới một tài khoản WhatsApp, điều không thể thực hiện được trước đây vì nền tảng khác nhau.
Kế hoạch sáp nhập Facebook, Instagram và WhatsApp làm một của Mark Zuckerberg từng đổ bể.
Kế hoạch của CEO Facebook bị Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) phản đối, lo sợ có thể khiến cho cơ quan quản lý như FTC, Bộ Tư pháp Mỹ khó can thiệp hoặc tách nhỏ Facebook trong các vụ kiện liên quan đến độc quyền trong tương lai.
Dù việc hợp nhất ứng dụng nhắn tin ít được người dùng ủng hộ, có thể thấy mục tiêu của Mark Zuckerberg là không đổi: nâng cấp Facebook thành một thế giới ảo hoàn thiện hơn, đồng nghĩa với việc nắm nhiều quyền lực hơn ở thế giới thật.
Dễ hiểu khi kế hoạch nâng cấp mạng xã hội này không nhận được nhiều sự ủng hộ. Dù mang đến nhiều lợi ích cho các kỹ sư và người làm công việc sáng tạo, metaverse đang đứng trước phải sự phản đối từ chính quyền, đối thủ và cả bài học nhãn tiền về một ý tưởng táo bạo bất thành.
Tuy nhiên, những khó khăn đó có vẻ như không làm chùn chân CEO Facebook.
"Về cơ bản, chúng tôi đưa ra một lộ trình, kéo dài trong 3-4 năm để đạt đến những cột mốc cụ thể", Mark Zuckerberg tự tin tuyên bố trong bài phát biểu gửi tới toàn bộ nhân viên Facebook vào tháng 7.
Mark Zuckerberg đổi tên Facebook: Phải chăng muốn tránh né "7749" vận đen? Nhiều người cho rằng Facebook đang muốn thay tên để đổi vận sau "7749" xui xẻo mà công ty liên tiếp gặp phải thời gian qua. The Verge dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết, Facebook đang có kế hoạch đổi tên công ty vào tuần tới. Sự thay đổi tên gọi sắp tới có thể sẽ được CEO Facebook - Mark...