Cây độc chết người được dùng làm món đặc sản
Là loại cây được xếp hạng “độc chết người” có thể gây ung thư, nhưng người dân trên đảo vẫn sử dụng để chế biến thành các món ăn và thậm chí ăn thường xuyên.
Vạn tuế là loài cây chứa nhiều độc chất nguy hiểm với con người. (Nguồn: J Select Magazine)
Cây vạn tuế còn gọi là cây thiên tuế, xuất xứ từ miền Nam Nhật Bản. Loại thực vật này vốn phân bố phổ biến ở nhiều quốc gia, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ cho tới Việt Nam, được trồng để làm cảnh.
Không chỉ có hình dáng đẹp, trang trọng, vạn tuế còn mang ý nghĩa về sự bền vững trong sự nghiệp và may mắn cho gia chủ, giúp cân bằng khí âm dương trong phong thủy.
Tuy nhiên, theo những cảnh báo đăng trên National Tropical Botanical Garden lưu ý mọi người không tiếp xúc gần, hay dùng tay trần để bứt lá, vỏ, hạt vạn tuế vì có thể gây ngộ độc.
Cụ thể, một số độc chất trong thân câu có thể gây ung thư hay nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính.Thế nhưng tại một hòn đảo xa xôi ở Nhật Bản, người dân bản địa lại coi đây là thực phẩm quý và sử dụng nó hàng ngày.
Trên đảo Amami, một hòn đảo xa xôi của Nhật, vạn tuế từng là loài cây “cứu đói”. (Nguồn: Great Big Story)
Ở Amami shima, một hòn đảo xa xôi của Nhật Bản, cây vạn tuế (cycad) được trồng rất nhiều. Đây cũng là quê hương của hàng trăm loại vạn tuế. Chúng được phủ xanh khắp nơi, bao trùm cả hòn đảo.
Dù chứa độc tố, nhưng người dân ở Amami shima vẫn coi đây là nguyên liệu để nấu ăn hàng ngày, tạo thành những món đặc sản. Ăn sống cây vạn tuế chắc chắn sẽ tử vong, nhưng dân đảo lại ưa chuộng nó đặc biệt, vì biết cách chế biến để tránh độc.
Nguồn gốc của việc ăn cây vạn tuế trên đảo Amami shima xuất phát từ câu chuyện của thời chiến.
Sau thế chiến thứ 2, khi Nhật Bản bị chiếm đóng, cả đất nước rơi vào khó khăn, người dân đảo Amami không được tiếp cận với đất liền, trong khi tài nguyên cạn kiệt dẫn tới nạn đói tấn công. Thứ chủ lực trên đảo khi đó là cây vạn tuế. Bởi vậy, dân đảo buộc phải tìm cách loại bỏ chất độc khi chế biến để ăn cứu đói.
Người dân đảo chế biến vạn tuế làm thực phẩm.
Video đang HOT
Cũng nhờ vậy, loài cây này đã cứu sống người dân đảo, trở thành “cứu tinh” của họ. Người dân Amami biết ơn cây vạn tuế và xem đó là loài cây quý. Trải qua nhiều lần thử nghiệm, cũng có những sai lầm và đau thương, cuối cùng tổ tiên của dân đảo biết cách xử lý chất độc trong cây để yên tâm thưởng thức hàng ngày. Cũng từ đó, họ cứ thế truyền dạy cho con cháu đời sau.
Khi chọn được cây vạn tuế tốt, họ sẽ tách lấy hạt. Phần thân bị gọt vỏ, tách thành từng mảnh, phơi dưới nắng mặt trời trước khi đem lên men. Toàn bộ quá trình từ thu hoạch tới sơ chế, người làm phải đeo đồ bảo hộ, đảm bảo không bị dính độc. Sau 3 tuần, nguyên liệu từ vạn tuế sẽ chế biến thành nhiều món, từ đồ chiên ăn vặt, bánh mochi cho tới nấu cháo.
Những món ăn từ cây vạn tuế trở thành đặc sản trên đảo. (Nguồn: Great Big Story)
Theo thực khách từng thưởng thức món ăn từ cây vạn tuế, vị của chúng rất nhạt, gần như không nổi mùi vị, nên thích hợp để ăn kèm cùng món khác.
Ngày nay, việc chế biến cây vạn tuế được người Amami lưu giữ và tiếp tục như một truyền thống quý báu, cũng là cách để họ không quên lịch sử khó khăn và tôn vinh thế hệ cha ông trước đó.
Theo Dân trí
12 giờ ăn uống no nê với các đặc sản Hạ Long
Bún cù kỳ, bánh cuốn chả mực hay trứng tiết hầm lá ngải cứu là những món đặc sản nổi tiếng ở Hạ Long.
Trong chuyến tham quan Hạ Long (Quảng Ninh), ngoài trải nghiệm đi tàu ngắm di sản thiên nhiên thế giới, du khách đừng quên thưởng thức các món ăn ngon mang tên tuổi vùng đất này.
Bữa sáng
Bún bề bề là món ăn sáng và trưa phổ biến ở Quảng Ninh, nhất là ở thành phố Hạ Long. Bề bề (còn gọi là tôm tích, tôm tít, tôm búa) là loài hải sản có nhiều ở vùng biển Hạ Long, có thịt chắc, thơm, ngọt và giàu dinh dưỡng.
Chủ hàng thường chọn những con bề bề to đều và tươi, lột vỏ sao cho phần thịt bên trong không bị đứt.
Một tô bún có 3 - 5 con bề bề xếp đều tăm tắp trong tô. Nước dùng chan bún cũng là nước luộc bề bề cùng một số loại hải sản khác như tôm, cua, ghẹ, nên có vị ngọt thanh đặc trưng mà không hề tanh. Món bún thường có thêm tôm, cá, đậu rán, ăn cùng các loại rau thơm.
Món bún bề bề xuất hiện ở đây chưa đến chục năm nhưng đã thu hút nhiều người dân địa phương và du khách. Một tô bún có giá khoảng 30.000 - 40.000 đồng. Vào buổi sáng và trưa, bún bề bề được bán nhiều tại các chợ địa phương, chợ hải sản ven biển ở Hạ Long và các khu du lịch như Bãi Cháy.
Ngoài ra, phở cũng là món ăn lý tưởng để khởi đầu ngày mới. Đây là món phổ biến, dễ ăn và no lâu. Bạn cũng dễ dàng tìm thấy các hàng phở trong trung tâm thành phố Hạ Long hay Bãi Cháy. Một số địa chỉ được nhiều khách rỉ tai nhau là phở bò Sính, phở Đinh Gia hay quán ăn trên đường Trần Hưng Đạo.
Bát phở có giá trung bình khoảng 50.000 đồng.
Bữa trưa
Bún cù kỳ là món ăn chỉ ở Quảng Ninh mới có. Con cù kỳ thân nhỏ cỡ cua đá nhưng nhiều vỏ dăm ít thịt, bù lại có đôi càng to và nhiều thịt. Do đó, càng cù kỳ là nguyên liệu chính để chế biến món ăn. Thịt cù kỳ ăn ngọt, vị khác hẳn thịt cua, được gỡ ra phi sơ qua với hành tỏi cho thơm, rồi được cho vào tô bún trắng cùng đôi càng đã đập vỏ sẵn. Nước dùng của món bún này có thân cù kỳ lọc thịt nấu cùng. Các quán thường cho thêm bề bề, tôm vào cùng cù kỳ để tô bún trông đầy đặn ngon miệng.
Người dân thường câu cù kỳ từ các hốc đá.
Bún cù kỳ thường được bán buổi sáng cùng bún bề bề, nhưng bạn vẫn có thể tìm món này cho bữa trưa tại các khu ăn uống và chợ địa phương ở Bãi Cháy, Giếng Đồn. Một tô có giá từ 35.000 đến 50.000 đồng.
Bữa ăn XẾ
Trứng, tiết hầm ngải cứu
Đây là món ăn vặt giàu dinh dưỡng thường được bán vào buổi xế chiều ở Hạ Long. Tiết hầm lá ngải trứng vịt lộn được những người sành ăn ở Hạ Long gợi ý nên thử khi đến thành phố này.
Chất ngọt từ những miếng tiết vuông vắn làm lá ngải cứu đắng trở nên dịu vị hơn khi hầm chung, còn lá ngải khiến tiết bớt tanh. Các quán ăn còn thêm quả trứng vịt lộn vào bát tiết hầm. Các nguyên liệu luôn được đun nóng trên bếp nên ăn vào những ngày se lạnh càng hấp dẫn hơn.
Tuy hình thức không mấy đẹp mắt, món ăn này lại thu hút thực khách nhiều độ tuổi vì sự bổ dưỡng và giá thành rẻ, 10.000 - 20.000 đồng mỗi phần. Để thưởng thức món ăn này, thực khách nên tìm đến chợ cột 3, chợ Hạ Long 1, 2.
Sữa chua trân châu
Đây là món tráng miệng nhất định phải thử. Sữa chua ăn kèm trân châu xuất hiện và nổi tiếng ở Hạ Long khoảng 10 năm nay. Các quán tự ủ sữa chua mềm mịn, không lẫn đá đông, mát lạnh.
Điểm khiến món sữa chua ở đây đặc biệt là cốc trân châu béo ngậy được phục vụ cùng. Trân châu màu trắng trong, dai mềm do chủ quán tự làm được cắt thành từng đốt nhỏ, ngập trong món nước cốt sữa dừa cũng do chủ nhà làm. Khi ăn, bạn rưới nước cốt sữa dừa trân châu ấm nóng vào cốc sữa chua là có ngay một món tráng miệng mát lạnh, ngọt dịu.
Chỉ 10.000 - 30.000 đồng một phần sữa chua, hàng cô Nghi hoặc Liên Tuấn là hai địa điểm quen thuộc của các bạn trẻ sành ăn Hạ Long.
Bữa tối
Chả mực là đặc sản trứ danh ở Hạ Long. Người dân nơi đây dùng chả mực ăn cùng bánh cuốn thay vì chả quế, chả thịt như nhiều nơi khác, tạo nên thương hiệu bánh cuốn chả mực Quảng Ninh. Vẫn là những tấm bánh tráng trắng mịn, nóng hổi cuộn cùng thịt băm xào mộc nhĩ, một số quán còn cuộn thêm tôm nõn, thực khách sẽ thấy lạ miệng khi ăn cùng chả mực. Thịt mực được xay hoặc giã tay khéo léo thành hỗn hợp nhuyễn sao cho thành phẩm cuối cùng còn nguyên độ dai, giòn. Miếng chả mực được nặn và chiên với nhiệt độ vừa đủ sẽ có màu vàng ươm và thơm mùi. Món ăn ngon nhất khi dùng kèm rau mùi và nước chấm mắm tỏi ớt.
Ở Hạ Long thực khách có thể tìm ăn bánh cuốn chả mực vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Một số địa chỉ nổi tiếng phải kể đến thương hiệu quán bà Ngân, bà Yến, quán Gốc Bàng, hoặc trong chợ địa phương vào ban ngày. Một suất có giá 30.000 - 55.000 đồng tùy thực khách có nhu cầu gọi thêm chả mực.
Theo Vnexpress
Bánh xèo tôm nhảy - món phải thử trên đường marathon Quy Nhơn Du khách đến Quy Nhơn thi chạy có thể dành thời gian để thưởng thức món đặc sản của vùng đất này. "Chưa thử qua bánh xèo tôm nhảy xem như chưa đến Quy Nhơn" là câu nói mà nhiều du khách rỉ tai nhau khi có dịp đến Bình Định. Món đặc sản có mặt ở hầu hết quán từ bình dân...