Cây bìm bịp: Khám phá tác dụng của cây bìm bịp trị bệnh gì?
Bìm bịp là một vị thuốc nam quý thường được tìm thấy ở các vùng quê tại Việt Nam. Tác dụng của cây bìm bịp đã được chứng minh là hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, cải thiện huyết áp, giảm đau nhức xương khớp ở người già,…
Bìm bịp còn có tên gọi khác là cây xương khỉ, cây mảnh cộng hay Ưu độn thảo. Cây mọc thành từng bụi cao từ 2 – 3m. Thân cây hình trụ, thường chuyển thành màu vàng khi khô. Lá cây cuống ngắn, đỉnh nhọn, mặt nhẵn màu xanh thẫm có chiều dài từ 7 – 9 mét, rộng từ 2 – 2,5m. Toàn thân cây bìm bịp đều có tác dụng làm thuốc hoặc chế biến món ăn.
Dưới đây là một số tác dụng của cây bìm bìm được ứng dụng trong điều trị bệnh.
1. Tìm hiểu chung về tác dụng của cây bìm bịp
Cây bìm bịp chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong đó có các hoạt chất quý giá như tanin, flavonoid, glycosid,… Những thành phần có tác dụng chữa bệnh của cây bìm bịp như kháng viêm, điều trị bệnh hiệu quả. Tác dụng của cây bìm bịp được cả các bác sĩ Đông Y và Tây Y công nhận.
1.1. Tác dụng của cây bìm bịp theo Đông Y
Theo Đông Y cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình, mùi thơm đặc trưng. Lá, thân và rễ cây được dùng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, lợi tiểu. Bên cạnh đó, cây bìm bịp còn có nhiều công dụng khác trong điều trị tụ máu, làm tam các vết thâm tím, chữa bong gân, thấp khớp, vàng da hiệu quả.
Đặc biệt hơn, cây bìm bịp còn được dùng để điều trị gãy, nứt xương, giúp vết thương mau lành. Ở một số quốc gia khác như Thái Lan, cây bìm bịp còn được dùng để điều trị rắn, bọ cạp cắn. Ngoài ra, cây bìm bịp còn được đánh giá cao khi điều trị kiết lỵ, tiểu đường và bệnh gắt đáy.
Công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong Đông Y – Ảnh: Internet
1.2. Công dụng của cây bìm bịp theo Tây Y
Theo Y Học hiện đại, cây bìm bịp chứa các hoạt chất quý như flavonoid, glycerol, cerebrosid, Glycosid,…Những hoạt chất này có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Chính vì thế nó được ứng dụng trong việc điều trị các khối u ác tính.
Ngoài ra, với hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất béo và chất xơ dồi dào cây bìm bịp còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Đồng thời hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm dạ dày, làm mát gan, cải thiện huyết áp và các bệnh về xương khớp.
2. Cây bìm bịp trị bệnh gì? Một số công dụng cơ bản của cây bìm bịp
Cây bìm bịp chữa bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Do sở hữu các dược tính đặc biệt, cây bìm bịp được ứng dụng rộng rãi trong việc cải thiện chức năng gan, thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị ung thư, đau nhức xương khớp,… Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây bìm bịp được các bác sĩ Đông Y công nhận.
2.1. Cây bìm bịp giúp lợi tiểu, tốt cho bàng quang người bệnh
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt,…làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Một trong những tác dụng của cây bìm bịp chính là tốt cho bàng quang và lợi tiểu.
Hàm lượng vitamin và khoáng chất cao trong cây bìm bịp có công dụng làm lưu thông khí huyết. Nhờ đó làm giảm tình trạng bàng quang bị chèn ép gây tiểu rắt.
Sử dụng cây bìm bịp phơi khô, hãm lấy nước uống hàng ngày (liều lượng 30 – 40g/ngày). Sau một thời gian số lần đi tiểu sẽ giảm dần, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
2.2. Tác dụng của cây bìm bịp trong việc điều trị bệnh về gan
Một trong những tác dụng của cây bìm bịp là giúp thanh nhiệt, giải độc tốt. Chính vì thế nó được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan. Đồng thời cải thiện chức năng gan hiệu quả.
Có 2 bài thuốc dùng cây bìm bịp chữa bệnh gan được ứng dụng nhiều trong Đông Y.
Bài thuốc 1: Sử dụng 30g cây bìm bịp, 20g râu ngô, 15g trần bì, vọng cách, 10g sâm đại hành. Rửa sạch các nguyên liệu và sắc với 1,5 lít nước, đến khi còn 800ml thì dùng để uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 30g bìm bịp, 20g râu ngô, 15g sâm đại hành, 12g vọng cách, lá quao, 10g trân bì sắc với 100ml nước. Đun sôi trong 30 phút, sử dụng nước để uống trong ngày.
Uống nước sắc bìm bịp liên tục, sau một thời gian gan của bạn sẽ khoẻ mạnh hơn. Đồng thời hỗ trợ phòng chống ung thư gan hiệu quả.
2.3. Hỗ trợ điều hoà huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch
Video đang HOT
Cây bìm bịp rất giàu Tanin, một hoạt chất có sự liên kết chặt chẽ với Protein giúp ngăn chặn quá trình Oxy hoá và loại bỏ các gốc tự do. Đồng thời, giúp điều hoà hệ tuần hoàn máu, cho huyết áp ổn định, phòng ngừa các bệnh về tim mạch như hở van tin, đau tim,…
Cách điều hoà huyết áp bằng cây bìm bịp vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng rễ cây phơi khô hãm nước uống hàng ngày thay cho trà. Hoặc sử dụng 9 lá bìm bịp tươi nhai và nuốt từ từ. Sau đó nằm nghỉ đến khi huyết áp ổn định.
Công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong điều hoà huyết áp – Ảnh: Internet
2.4. Tác dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong hỗ trợ điều trị ung thư
Bên trong cây bìm bịp chứa các hoạt chất như Glycerol, Cerebroisid, Flavonoid, Glycosid, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Để điều trị ung thư hiệu quả hơn bạn có thể tham khảo 2 bài thuốc từ cây bìm bịp phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn đầu ung thư: Sử dụng 10 lá bìm bịp tươi, rửa sạch rồi nhai kỹ và nuốt. Thực hiện mỗi ngày 5 lần trong vòng 3 tháng liên tục. Các hoạt chất trong lá cây sẽ thấm sâu vào từng tế bào là giảm các triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể sử dụng 15 lá/lần. Ngày ăn 6 lần để phát huy tối đa công dụng.
Trong trường hợp ngừa ung thư tái phát hoặc di căn, bạn có thể kết hợp 30g bìm bịp, 30g xạ đen, 20g hoa đu đủ sắc với 1,5 lít nước cho cạn dần. Đến khi còn khoảng 1 lít là có thể chắt ra, dùng để uống mỗi ngày.
Lưu Ý: Công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong điều trị ung thư chưa được khoa học chứng minh là có tác dụng triệt để. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng để mang lại hiệu quả nhất.
2.5. Công dụng của cây bìm bịp trong điều trị phong thấp, xương khớp
Phong thấp, xương khớp là các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Chất Cerebrosid kết hợp với Tanin trong bìm bịp giúp chống lại các cơn đau do viêm khớp. Nhờ có hoạt chất này mà tình trạng đau nhức xương khớp lưng, vai, gáy, đầu gối,…được đẩy lùi.
Bên cạnh đó, hàm lượng canxi không nhỏ trong bìm bịp còn có tác dụng bảo vệ xương, phục hồi tổn thương ở tế bào, bảo vệ sức khoẻ người bệnh. Để điều trị phong thấp, xương khớp bạn có thể thực hiện một trong các bài thuốc sau:
- Sử dụng 1 nắm bìm bịp khô pha với nước sôi để uống hàng ngày giúp giảm đau nhức xương khớp.
- Đắp lên vùng cơ thể bị đau nhức: Sử dụng 50g hành sâm, 50g ngải cứu, 80g lá bìm bịp. Rửa sạch, giã nát với một ít giấm sau đó rang nóng. Chờ hỗn hợp nguội thì đắp lên vùng bị đau và cố định lại. Đắp liên tục trong vòng 10 ngày trước khi đi ngủ sẽ thấy triệu chứng đau nhức xương khớp giảm đáng kể.
Đối với trường hợp bị xương khớp lâu năm có thể kết hợp lá bìm bịp với gối hạc, tầm gửi dâu, cổ trầu, theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ. Dùng để đun nước uống hàng ngày giúp giảm các cơn đau hiệu quả.
Ngoài những công dụng trên cây bìm bịp còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ, chữa miệng lở loét hiệu quả.
Công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong điều trị phong thấp – Ảnh: Internet
3. Những lưu ý khi sử dụng cây bìm bịp chữa bệnh
Mặc dù chứa nhiều dược tính tốt cho sức khoẻ, nhưng cây bìm bịp lại gây tác dụng phụ với một số đối tượng. Do đó, bạn cần lưu ý đối tượng có thể sử dụng và không thể sử dụng cây bìm bịp.
3.1. Đối tượng có thể sử dụng
Đối tượng có thể sử dụng cây bìm bịp bao gồm:
- Người mắc các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, gan yếu,…
- Người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, phong tê thấp, chấn thương, đau nhức xương khớp,…
- Người bị nóng trong, đầy hơi, khó tiêu hoặc mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét, ung thư dạ dày,…
- Người bị viêm họng do thay đổi thời tiết, ho gió, ho khan, ho có đờm,…
- Bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị.
3.2. Những ai không nên sử dụng?
Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị thoái hoá cột sống, người bị huyết áp thấp là những đối tượng không được sử dụng cây bìm bịp. Bởi các thành phần có trong loại thảo dược này có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn.
Trên đây là một số tác dụng của cây bìm bịp và lời giải cho câu hỏi cây bìm bịp trị bệnh gì? Để quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
7 tác dụng của rau càng cua trong việc phòng và trị bệnh
Trong những năm trở lại đây, rau càng cua ngày càng xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu tác dụng của rau càng cua và những cách để sử dụng rau càng cua trong các bữa ăn hàng ngày.
Rau càng cua (Shiny bush, tên khoa học là Peperomia pellucida) là loại rau dại thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Vòng đời của rau ngắn (chỉ khoảng 1 năm), và thường phân bố rộng rãi ở những khu vực có điều kiện khí hậu nóng ẩm.
Mùa khai hoa của rau càng cua là vào tháng giêng hoặc tháng 8 âm lịch. Hoa mọc thành chùm dài, bông hoa có dạng sợi chứa cuống ở ngọn; quả thuộc dạng quả mọng hình cầu và có mũi nhọn ngắn. Rau càng cua có màu xanh nhạt, nhớt, nhẵn, lá mọc so le hình trái tim có màu xanh trong. Hạt của cây rất nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân tán đi các nơi xa xôi có mức độ ẩm ướt lý tưởng để phát triển. Sau những trận mưa, rau càng cua mọc dại sẽ càng xanh tốt, rễ chùm phát triển mạnh và lan rộng hơn.
Ở Việt Nam, rau càng cua thường được dùng để làm rau sống, ngâm giấm hoặc là nguyên liệu bổ sung cho các món ăn khác. Khi ăn sống, rau có vị hơi chua, giòn và mang nhiều giá trị về dinh dưỡng.
1. Thành phần dinh dưỡng
Theo USDA, trong 100g rau càng cua có chứa:
Bên cạnh đó, rau càng cua còn chứa nhiều các vitamin A, C và các dưỡng chất có lợi khác.
2. Tác dụng của rau càng cua
2.1. Chữa đau nhức xương khớp
Rau càng cua có vị đắng, tính bình, được sử dụng rộng rãi trong các bài trị đau nhức, viêm khớp. Lý do là trong rau càng cua có chất prostaglandin, đây là chất có tác dụng kháng viêm và làm giảm triệu chứng đau nhức ở những người gặp vấn đề về xương khớp.
Cách sử dụng: để đạt được hiệu quả kháng viêm cao nhất, bạn nên xay nhuyễn rau càng cua, lọc lấy nước, uống nước rau càng cua vào thời điểm mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ.
Rau càng cua có vị đắng, tính bình, được sử dụng rộng rãi trong các bài trị đau nhức, viêm khớp. (Ảnh: Internet)
2.2. Bảo vệ dạ dày và đường tiêu hóa
Ở nhiều nước châu Á, nước sắc từ rau càng cua được dùng để chữa các vết loét dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra tác dụng tích cực của chiết xuất rau càng cua trong việc chữa lành các tổn thương niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, rau càng cua còn được sử dụng để điều trị các bệnh về đường ruột và các bệnh về đường tiêu hoá.
2.3. Ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng Peperomin E cao có trong rau càng cua có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau càng cua cũng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn từ bên ngoài.
Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hàng ngày cũng là một cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do DPPH trong cơ thể.
2.4. Chữa lành vết thương và các bệnh ngoài da
Chiếu xuất từ rau càng cua có tác dụng giúp vết thương hở mau lành. Tính năng diệt khuẩn, kháng viêm, chống nấm trong rau càng cua cũng giúp ngăn chặn hiện tượng sưng tấy, viêm nhiễm, giúp người bệnh mau bình phục. Các tinh chất trong rau càng cua không chỉ có tác dụng với vết thương hở mà còn có thể chữa ghẻ lở, rắn cắn và các bệnh ngoài da khác.
2.5. Chữa rối loạn lo âu và trầm cảm
Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được tác dụng của chiết xuất rau càng cua trong việc ức chế các triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo bước đầu; và liều lượng cũng như quá trình sử dụng phải có sự theo dõi và chỉ dẫn từ các chuyên gia để phát huy được hiệu quả cao nhất.
2.6. Nâng cao sức khỏe tim mạch
Các khoáng chất có trong rau càng cua có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim khác.
Mặc dù thuốc sắc từ rau càng cua tốt cho tim mạch và huyết áp, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý đến liều lượng để đảm bảo sức khoẻ.
Các khoáng chất có trong rau càng cua có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim khác. (Ảnh: Internet)
2.7. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Rau càng cua còn có tác dụng giảm thiểu lượng axit uric trong máu. Do đó, rau càng cua được sử dụng như một loại thảo dược tự nhiên an toàn giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Tác dụng giảm thiểu axit uric trong rau càng cua cũng giúp đẩy lùi các bệnh về đường tiết niệu và bệnh thận. Để sử dụng, bạn có thể pha trà thảo dược từ rau càng cua hoặc sử dụng rau càng cua dưới dạng thuốc sắc để hỗ trợ điều trị các bệnh lý kể trên.
3. Tác dụng phụ và những người không nên sử dụng rau càng cua
3.1. Tác dụng phụ của rau càng cua
Rau càng cua là loại thảo dược lành tính và không đem lại tác dụng phụ đáng kể nào. Tuy vậy, khi sử dụng loại rau này trong thời gian dài để hỗ trợ điều trị bệnh lý, bạn vẫn cần lưu ý tới liều lượng sử dụng để không mang lại tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Sử dụng rau càng cua quá thường xuyên hoặc quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
Ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa, gây táo bón hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Mùi rau càng cua có thể gây kích ứng ở những người hay bị dị ứng, người mắc bệnh hen suyễn,...
Tác dụng lợi tiểu của rau càng cua có thể khiến người già hoặc trẻ em khó ngủ, đi tiểu đêm thường xuyên...
3.2. Những ai không nên sử dụng rau càng cua?
Trẻ nhỏ, người già và những bệnh nhân sỏi thận không nên sử dụng rau càng cua.
Những bệnh nhân dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh sử dụng rau càng cua để tránh kích ứng.
Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, ..., nên tránh việc sử dụng rau càng cua dưới bất kì hình thức nào để đảm bảo sức khỏe.
Trong quá trình dùng rau càng cua, nếu gặp phải bất cứ hiện tượng nào về sức khỏe, phải ngừng việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.
4. Rau càng cua trong cuộc sống thường ngày
Sau khi thu hoạch rau càng cua, bạn tiếp tục sơ chế bằng cách loại bỏ rễ và rửa sạch để loại bỏ tạp chất. Vậy là bạn đã sẵn sàng để sử dụng rau càng cua trong bữa ăn hàng ngày.
Trong văn hóa của người Việt, rau càng cua có thể được sử dụng như một loại rau sống/gia vị để bổ sung hương vị cho các món ăn như ếch chiên, thịt bò xào, lươn om. Ngoài ra, bạn cũng có thể sơ chế loại rau này để muối dưa (ngâm giấm) hoặc thêm vào salad hay các món gỏi hải sản, thịt, ...
Bên cạnh đó, bạn có thể nấu trà, hoặc sử dụng rau càng cua trong các bài thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh. Trong trường hợp này, cần chú ý tìm hiểu các công thức với liều lượng chính xác để đem lại hiệu quả cao nhất với sức khỏe.
Ban đầu là một cái tên xa lạ trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe, rau càng cua đã dần dần đã trở thành một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Để tận dụng được tốt những tác dụng của rau càng cua, hãy sử dụng những thông tin trong bài viết này một cách khoa học và tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia nếu cần.
7 tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe con người Hoa thiên lý là món ăn quen thuộc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vậy tác dụng của hoa thiên lý là gì? Sử dụng như thế nào? Những thông tin về hoa thiên lý sẽ được cung cấp trong bài viết sau đây. Không những là một trong những loại thực phẩm đắt đỏ, hoa thiên lý còn đóng vai...