Cậu học trò mơ ước trở thành lập trình viên
Nhanh nhẹn, siêng năng, có tố chất là những nhận xét thầy cô dành cho Trương Huỳnh Đại Long, học sinh lớp 12 A2, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (thành phố Cần Thơ).
Thầy Lê Tuấn Khải cùng cậu học trò giỏi. Ảnh: TG
Đoạt giải Nhì học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2020 môn Tin học cùng nhiều giải thưởng ấn tượng khác, em mơ ước và phấn đấu trở thành lập trình viên giỏi trong tương lai.
Say mê môn học
Cha của Đại Long làm nghề lái xe, mẹ em đảm đương công việc nội trợ, song luôn tạo điều kiện để các con có môi trường học tập thật tốt. Trương Huỳnh Đại Long tâm sự: Cha mẹ luôn yêu thương và dành cho em những tình cảm cũng như sự chăm sóc chu đáo nhất. Chính vì vậy, em nghĩ mình phải cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ. Từ nhỏ em đã thích thú với chiếc máy tính bởi sự kỳ diệu của nó. Chỉ cần “kích chuột” là vô vàn điều mới lạ đến với em.
Lớn lên, em thường đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao người ta có thể xây dựng được những điều kỳ thú đó trên máy tính? Làm sao để thực hiện được những điều này? Và tại sao người ta có thể ra lệnh được cho các robot… Để có câu trả lời, em nung nấu mơ ước có thể xây dựng một trang web đặc biệt cho riêng mình và được mọi người đón nhận.
“Có lẽ vì niềm đam mê được khám phá, sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) đã thôi thúc em gắn bó với bộ môn Tin học. Thế nên, ngoài giờ học trên lớp, em thường tìm hiểu, học hỏi trên nhiều trang mạng, cũng như tham gia nhiều cuộc thi online nhằm trau dồi và rèn luyện kĩ năng lập trình tin học”, Đại Long chia sẻ.
Thầy Lê Tuấn Khải, giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (thành phố Cần Thơ) cho biết: Tin học là bộ môn tự chọn, nên nguồn HS không nhiều. Tại Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, việc tuyển chọn HS đăng ký theo học môn chuyên Tin học cũng hạn chế hơn các môn học khác. Tuy nhiên, trong những năm học gần đây, thầy trò Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng luôn cố gắng tìm tòi nâng cao chất lượng dạy và học, mang về những thành tích nổi trội trong việc đào tạo bồi dưỡng HS giỏi môn Tin học mà Trương Huỳnh Đại Long là một trong những học sinh xuất sắc.
Video đang HOT
Theo thầy Khải, Trương Huỳnh Đại Long không chỉ là một học sinh có tố chất, em còn siêng năng, chăm chỉ trong học tập, đặc biệt là ở bộ môn Tin học. Các cuộc thi Tin học thường gắn liền với nội dung lập trình trên phần mềm, vì vậy đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy sáng tạo và ứng dụng cao.
Để trang bị kiến thức và bồi dưỡng cho học sinh tham gia các kỳ thi HS giỏi, giáo viên trong tổ bộ môn Tin học đã xây dựng hệ thống các bài tập theo mức độ khó khác nhau. Số tiết trên lớp không nhiều, nên HS phải tăng cường và chủ động học tập tại nhà. Thông qua hệ thống bài tập online, sau khi thực hiện bài tập trên máy các em sẽ có kết quả và đáp án luôn. Điều này giúp HS tăng cường các kỹ năng của bản thân. Và Long luôn là học sinh chăm chỉ thực hiện tốt các bài tập thầy cô giao.
Ước mơ trở thành lập trình viên
Trương Huỳnh Đại Long nhận được nhiều giải thưởng ở bộ môn Tin học: Huy chương Vàng Olympic năm 2018; Huy chương Vàng trại hè Phương Nam năm 2018; Giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2019; Huy chương Đồng Olympic năm 2019; Giải Nhì học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2020; Giải Nhất cuộc thi code War FPT năm 2020.
Tâm sự về quá trình học tập của mình, Trương Huỳnh Đại Long bật mí: Để học tốt môn Tin học hay bất kỳ một môn học nào quan trọng nhất là mình phải có tình yêu, lòng quyết tâm với môn học đó. Với môn Tin học, em luôn nắm chắc kiến thức trên lớp mà thầy cô truyền thụ. Tất cả thầy cô trong trường đều ảnh hưởng tới em. Ngoài việc dạy kiến thức bổ ích trong cuộc sống, thầy cô luôn là người truyền năng lượng và dìu dắt em rất nhiều trên hành trình chinh phục lĩnh vực tin học.
“Ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản, thầy cô đã hướng dẫn, cung cấp cho em những trang mạng, bài báo khoa học liên quan đến tin học. Thầy cô còn đồng hành với em bất cứ lúc nào cần lời tư vấn giải đáp. Em học tập ở những người thầy kính yêu của mình không chỉ phương pháp học tập sáng tạo mà cả ý chí vươn lên trong học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, em còn nhận được từ chị gái của mình sự động viên khích lệ và những hỗ trợ trong lĩnh vực tin học. Từng là học sinh giỏi Tin học và đạt giải Ba môn Tin học quốc gia, chị là người mà em ngưỡng mộ, mơ ước được trở thành một lập trình viên giỏi như chị”, Long chia sẻ.
Trao đổi về nỗ lực để đạt được những thành tích đáng tự hào của cậu học trò yêu quý, thầy Lê Tuấn Khải cho biết: Kiến thức tin học đổi mới, cập nhật thường xuyên, nên Long phải tìm tòi trên nguồn tài nguyên mở đồng thời rèn cho mình những kỹ năng chính xác, khoa học của công nghệ thông tin. Em có khả năng tự học tốt, thường tìm tòi khám phá các kiến thức, tư liệu mới trên các trang mạng quốc tế.
Giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh: Đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía
"Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình", đó là những mục đích học tập mà UNESCO đề xướng cho thấy kiến thức quan trọng nhưng biết vận dụng những gì học được vào cuộc sống quan trọng hơn gấp bội.
Vì vậy, ngoài kiến thức, trang bị những kỹ năng mềm sẽ giúp các em thích ứng tốt với cuộc sống và từng bước khẳng định mình.
Các hoạt động ngoại khóa trang bị cho HS kỹ năng mềm. Ảnh: ITN
Thừa kiến thức, thiếu kỹ năng
Cô Nguyễn Hoàng Nguyên Tú, GV môn Ngữ văn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, thành phố Cần Thơ với hơn 15 năm gắn bó với công việc giảng dạy chia sẻ: Có nhiều học sinh giỏi, hiểu biết và năng lực môn học tốt, tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, tuy nhiên vẫn thiếu nhiều kỹ năng mềm trong cuộc sống và học tập.
Bên cạnh đó, trong điều kiện xã hội hiện đại, phần lớn học sinh được bao bọc, chăm sóc kỹ càng nên thiếu hiểu biết cuộc sống và các mối quan hệ xã hội xung quanh mình. Nhiều em có thói quen dựa dẫm, ỷ lại, luôn chờ đợi sự sắp đặt, chăm lo của cha mẹ, thầy cô. Không ít em có thái độ sống vị kỉ, thực dụng, ít quan tâm đến những người khác... Vì vậy, giáo dục các kỹ năng và nhận thức cho học sinh rất quan trọng.
Tuy nhiên, để trang bị cho các em các kỹ năng mềm trên thực tế vẫn có những rào cản như: Thời gian để tổ chức các hoạt động tích hợp thường eo hẹp và cũng không thể thực hiện liên tục, thường xuyên. Mỗi tiết sinh hoạt của GV chủ nhiệm chỉ gói gọn trong 45 phút cho tất cả các hoạt động từ tổng kết tuần, phổ biến các kế hoạch tuần mới... Vì thế, việc tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp thường chỉ được thực hiện trong khoảng 10 - 15 phút, và cũng có khi buộc phải rút ngắn hoặc hủy bỏ vì không có thời gian.
Về phía giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cũng như các nội dung về giáo dục kỹ năng mềm. Bên cạnh các học sinh tích cực, hứng thú khi tham gia hoạt động này còn khá nhiều em e ngại, rụt rè nên ít hòa nhập cũng như tham gia phát biểu ý kiến. Vì vậy, tình trạng hoạt động được tổ chức nhưng chỉ tập trung vào một số học sinh nhất định, còn các HS khác tham gia với tư cách là khán giả, nên chưa phát huy được hết sở trường, năng lực của bản thân.
Sôi nổi với hoạt động ngoại khóa. Ảnh: ITN
Cung cấp kỹ năng thiết thực
Với mong muốn trang bị cho HS lớp mình chủ nhiệm các kỹ năng mềm, giúp các em chủ động hơn trong học tập và sinh hoạt, cô Nguyễn Hoàng Nguyên Tú đã tự xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo các chủ đề khác nhau. Thời gian tối thiểu cho các buổi sinh hoạt ngoại khóa là 15 phút và tối đa là 30 phút trong giờ Sinh hoạt lớp, tối thiểu 2 lần mỗi tháng.
Các chủ để giáo dục kỹ năng cô Tú triển khai và trang bị cho HS tập trung vào những nội dung như: Hợp tác hiệu quả, định hướng chọn nghề, hãy nghe tôi nói, đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu, tư duy sáng tạo và hành vi tích cực. Nhìn chung HS hào hứng với các hoạt động này.
Theo cô Nguyên Tú, mỗi một chủ đề được GV xây dựng trên cơ sở những hoạt động tập thể, tình huống hay trò chơi đơn giản. Qua đó, học sinh được thể hiện các kỹ năng hợp tác nhóm trong học tập hoặc các hoạt động tập thể. Các em biết linh hoạt, sáng tạo trong tư duy để trình bày vấn đề trước đám đông.
Đặc biệt, với nội dung sinh hoạt "Tự đánh giá bản thân và mức độ phù hợp với các ngành nghề", giáo viên đưa ra nội dung để thảo luận như: Tính cách, xu hướng của mỗi con người sẽ thích hợp với những nghề nghiệp khác nhau; Xác định được bản thân nằm ở nhóm tâm lý, tính cách nào có thể là một kênh tham khảo hữu ích cho việc chọn nghề nghiệp phù hợp. Sau đó HS thực hiện phiếu trắc nghiệm bản thân bằng việc trả lời câu hỏi: Vì sao lại có thực trạng chọn nhầm nghề? Việc chọn nhầm nghề sẽ dẫn đến những hậu quả nào?
Sau đó, cô và trò cùng thảo luận dựa trên tình huống đưa ra nhằm giúp HS chủ động hơn trong việc định hướng lựa chọn con đường tương lai của mình. Bên cạnh đó, thầy cô còn đề cập đến trách nhiệm của bản thân với tập thể, với gia đình và cộng đồng cũng sẽ giúp cho HS biết suy nghĩ cân nhắc trước mỗi hành động, công việc hàng ngày.
Nhiều em có điểm số các môn khoa học tự nhiên rất cao, nhưng với các công việc cần kỹ năng lại tỏ ra bị động. Thậm chí, các em không phân biệt được loại cây gặp thường ngày. Khi có bạn trong lớp bị thương tích nhẹ cũng không có kỹ năng sơ cứu đơn giản; Không ít em thiếu tự tin khi nói trước đám đông. Một số em không có kỹ năng làm việc nhóm nên dẫn đến mâu thuẫn, gây gổ trong tập thể... - Cô Nguyễn Hoàng Nguyên Tú
Hồng Vân
Theo Giáo dục & thời đại
Học sinh THCS, THPT trải nghiệm làm lập trình viên 30 thí sinh xuất sắc các bảng THCS, THPT và THPT chuyên, tranh tài làm lập trình viên tại chung kết cuộc thi CodeWar Junior 2020 ở Hà Nội, ngày 12/6. Cuộc thi do công ty FPT Software tổ chức trên nền tảng học và thi lập trình trực tuyến CodeLearn. Tại vòng chung kết diễn ra ở Khu công nghệ cao Láng...