Câu chuyện giáo dục: Sinh viên bị buộc thôi học và câu chuyện hướng nghiệp
Dư luận xã hội luôn chú ý, băn khoăn về việc sinh viên (SV) bị buộc thôi học khá nhiều ở các trường đại học, cao đẳng.
Học sinh cần được tư vấn, định hướng nghề nghiệp càng sớm càng tốt – NGỌC DƯƠNG
Hằng năm, mỗi trường đại học có khoảng vài trăm SV tự nguyện thôi học hoặc bị buộc thôi học. Có người nói con số và hiện tượng này gây sốc, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội. Thậm chí có ý kiến phản biện cho rằng mặc dù do lỗi của SV nhưng nếu buộc các em thôi học, các em ra ngoài xã hội sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực…
Ý kiến phản biện thì rất tốt nhưng dưới góc độ của người làm giáo dục, chúng tôi cho rằng các trường mạnh tay và nghiêm khắc trong việc này là hoàn toàn hợp lý, dù có đau lòng!
Điều gì sẽ xảy ra nếu để lại những SV chây lười không chịu học, không đạt chất lượng nhận tấm bằng? Nếu có sự nương tay của thầy cô và nhà quản lý với các SV này thì không công bằng với các SV có trách nhiệm về việc học với bản thân, gia đình và xã hội.
Chỉ tiếc rằng có nhiều SV đã từng là học sinh giỏi các cấp ở bậc phổ thông nhưng cuối cùng nằm trong danh sách SV bị buộc thôi học do thái độ học không nghiêm túc, thiếu kỹ năng, chây lười và cả chủ quan. Nhưng điểm chung và lý do xuyên suốt, theo tôi, đó là sự lựa chọn sai nghề, sai ngành, sai trường, sai bậc học, chọn nghề không đi cùng với năng lực sở trường.
Có thí sinh phù hợp với nghề/ngành này nhưng lại chọn lĩnh vực khác. Vì thế, có nhiều trường hợp đậu rồi nhưng “xác” ở đây, còn tâm hồn đang treo lơ lửng đâu đó nên không tập trung học tập. Nhưng cũng có nguyên nhân không phải từ phía các em.
Video đang HOT
Quy chế tuyển sinh có những thay đổi hằng năm, chính thầy cô cũng có những nhầm lẫn. Vì vậy, một trong những mục tiêu của các chương trình tư vấn, ngoài hướng nghiệp còn là câu chuyện về quy chế tuyển sinh để giúp thí sinh tránh những sai sót, sai lầm đáng tiếc.
Hiện nay, quy chế xét tuyển mang tính pháp lý chung của Bộ GD-ĐT cũng như đề án xét tuyển của các trường đại học, cao đẳng đều hướng đến việc tạo điều kiện tốt nhất cho sự lựa chọn của học sinh nên các em cần tỉnh táo trong việc lựa chọn ngành học.
Mùa tư vấn hướng nghiệp – tuyển sinh lại đến, tất cả đều hướng đến mục tiêu hỗ trợ các em học sinh không gặp những sai lầm đáng tiếc. Tuy nhiên, giá như người học và các cơ sở đào tạo có được các con số từ cấp quản lý vĩ mô về dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để học sinh có những lựa chọn đúng đắn.
Nếu các SV đã không phù hợp với con đường đại học thì nên chọn hướng đi khác. Không có sự bắt đầu nào là muộn cả. Hãy bắt đầu từ cái gốc là năng lực, sở trường của bản thân.
Vì sao hàng ngàn sinh viên bị buộc thôi học mỗi năm?
Mỗi năm, có những trường công bố danh sách gồm sinh viên dự kiến bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ lên tới hơn ngàn người.
Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học đông nhưng cũng rất nhiều người không theo đuổi được việc học đến cùng - HÀ ÁNH
Có trường khoảng 15% sinh viên bị cảnh báo học vụ
Trong tháng 11 này, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM vừa công bố kết quả xét học vụ dự kiến năm học 2019 - 2020. Trong số này, trường thông báo danh sách dự kiến sinh viên (SV) bị buộc thôi học học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 gồm 257 người bậc ĐH và 181 người bậc CĐ. Đặc biệt là danh sách hơn 1.100 SV khác thuộc diện dự kiến bị thôi học do hết thời gian đào tạo tại trường (gồm 251 SV CĐ và 852 SV ĐH).
Ngoài ra, trường còn đưa ra danh sách cảnh báo học vụ lần 1 với 367 SV và cảnh báo học vụ lần 2 với 518 SV khác. Một cán bộ trường này cho biết, đây là danh sách dự kiến do trường đang tiếp nhận các phản hồi của SV trước khi ra quyết định chính thức vào tháng sau.
Con số này tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng rất lớn. Sau học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, trường này có tới 975 SV bị cảnh báo học vụ và 458 SV khác bị buộc thôi học. Sau học kỳ 2 năm học này, danh sách SV có giảm xuống nhưng vẫn còn tới hơn 800 người bị cảnh báo học vụ và 260 người bị buộc thôi học.
Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH đào tạo kỹ thuật tại TP.HCM cũng thừa nhận thực trạng SV bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học mỗi năm khá lớn. Trung bình người học bị cảnh báo học vụ khoảng 15% quy mô SV. Số liệu thống kê tại trường này cho thấy, chỉ riêng SV bị buộc thôi học năm học 2017 - 2018 lên tới 1.645 người, năm học 2018 - 2019 là 1.111 người, năm học 2019 - 2020 giảm xuống còn gần 650 người.
Cuối năm 2019, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng phải ra quyết định kỷ luật cảnh báo hơn 2.000 SV do tự ý bỏ học trong học kỳ 1.
Trong giữa năm nay, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM công bố danh sách 457 SV nhiều ngành đào tạo bị buộc thôi học từ học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Bên cạnh đó, trường này còn có tới 921 SV bị cảnh báo học vụ học kỳ này.
Hồi đầu năm, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng có thông báo xóa tên khỏi danh sách hơn 700 SV do không đăng ký học phần 2 học kỳ liên tiếp. Mới đây nhất, Trường ĐH Luật TP.HCM công bố danh sách dự kiến 270 SV thuộc diện bị buộc thôi học, cảnh báo học vụ và đình chỉ học tập.
Do chọn không đúng ngành nghề?
Các trường ĐH khi công bố danh sách người học bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ thường cho thấy cột điểm với kết quả học tập yếu kém. Tuy nhiên, theo đại diện các trường, nguyên nhân thực sự không hoàn toàn do SV không đủ năng lực.
Thạc sĩ Huỳnh Công Ba, Trưởng phòng Công tác chính trị và học sinh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết đa phần SV bị buộc thôi học là đã bỏ học từ năm thứ nhất. Tuy nhiên, quy chế đào tạo không cho phép buộc thôi học SV nếu chỉ nghỉ học 1 học kỳ mà cần đủ 3 học kỳ liên tiếp.
"Dù chưa có nghiên cứu đầy đủ nhưng nguyên nhân phổ biến của việc SV tự ý bỏ học là do các em chọn không đúng ngành nghề, bỏ học trường này nhưng thi lại trúng tuyển và đang theo học trường khác. Nhưng cũng có một bộ phận khác do bị hụt hẫng bởi sự khác biệt giữa cách thức học ĐH so với học phổ thông, không hoàn thành việc học nên rơi rụng", ông Ba nhìn nhận.
Theo thạc sĩ Thái Doãn Thanh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nguyên nhân chủ yếu do kết quả học tập kém vì không bắt kịp được phương pháp học ĐH. Ngoài ra, còn có nhóm SV "nhảy" sang ngành nghề, trường khác nên bỏ lơ việc học dẫn đến bị cảnh báo học tập. Bên cạnh đó, cũng có những SV bị tác động bên ngoài không tập trung việc học, kết quả kém và bị cảnh báo.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nói: "Trong số các SV bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học, số người có đi học và không theo đuổi được việc học chiếm tỷ lệ không nhiều. Thay vào đó, số đông là tự ý bỏ học, không đăng ký môn học, không có điểm học phần nên bị cảnh báo học vụ liên tiếp trước khi bị buộc thôi học. Có những học kỳ số SV tự ý bỏ học chiếm tới trên 50% tổng số người tự ý bỏ học".
Giải pháp nào giúp sinh viên quản lý việc học ?
Về giải pháp, thạc sĩ Thái Doãn Thanh cho biết sẽ củng cố đội ngũ cố vấn học tập để ngay khi SV có kết quả kém một học kỳ, trường sẽ phối hợp sát với người học, kể cả gia đình, nhằm giảm thiểu tình trạng trên. Hằng tháng các khoa có báo cáo với trường về tình hình học tập của SV.
Thạc sĩ Huỳnh Công Ba nêu giải pháp: "Ngay sau khi có danh sách, trường đã có văn bản gửi các khoa chuyên môn về việc hỗ trợ, tư vấn sâu sát cho SV trong kế hoạch học tập".
Cán bộ đào tạo một trường ĐH nêu ý kiến: "Quy chế đào tạo tín chỉ giao quyền chủ động cho người học. Tuy nhiên, việc không có quy định điểm danh vắng mặt bị cấm thi có thể là điều bất cập cần được sửa đổi. Ngoài ra, số lượng lớn SV bị xử lý học vụ mỗi năm cho thấy vai trò của cố vấn học tập hiện chưa được thể hiện đúng trong các trường ĐH".
FYE Giúp học sinh, sinh viên lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân Làm sao có thể hiểu được những thế mạnh của bản thân, thị trường lao động hiện tại và nguồn nhân lực cho tương lai sẽ cần những ngành nghề nào? Đó là những câu hỏi băn khoăn của nhiều học sinh, sinh viên trước lối rẽ về định hướng nghề nghiệp sau này. Cô và trò trường THPT Phan Đình Phùng lắng...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây khai thác cát trái phép quy mô lớn
Pháp luật
14:08:06 11/04/2025
Việt Nam có 'nữ hoàng của các loại trái cây', mỗi ngày một quả bổ ngang tổ yến
Sức khỏe
14:00:25 11/04/2025
Còn ai nhớ Kevin-Prince Boateng
Sao thể thao
13:59:16 11/04/2025
Scholes trút giận lên Onana
Lạ vui
13:58:36 11/04/2025
Hoa hậu 99 tung ảnh cưới nét căng, được chồng Phó giám đốc cưng chiều ra mặt
Sao việt
13:49:44 11/04/2025
Nữ ca sĩ 25 tuổi đột ngột qua đời, lời nhắn cuối cùng vỏn vẹn 3 chữ gây xót xa
Sao châu á
13:45:47 11/04/2025
7 nhóm thực phẩm nên ăn làm đẹp da
Làm đẹp
13:32:09 11/04/2025
Hé lộ ảnh hậu trường toé máu của Kay Trần trong phim kinh dị "Dưới đáy hồ"
Hậu trường phim
12:51:48 11/04/2025
Bé Sóc như một duyên mệnh mà ông Trời đã ban cho vợ chồng ca sĩ Tùng Dương
Nhạc việt
12:36:12 11/04/2025
Đi mua nhẫn cưới nhưng rơi mất tiền, chàng trai may mắn nhận tin bất ngờ
Netizen
12:34:56 11/04/2025