Cậu bé sinh ra với khuôn mặt khổng lồ từng gây hiếu kỳ đã đi được những bước đầu tiên sau 4 năm và diện mạo ở hiện tại
Cậu bé Alex đã có nhiều cải thiện sau khi trải qua hàng loạt ca phẫu thuật giúp cắt bỏ những u nang. Tuy nhiên, vẫn còn một đoạn đường rất dài cùng nhiều thử thách đang đợi bé ở phía trước.
Cậu bé Alex Grabowski (Anh Quốc) chào đời vào tháng 1/2017 với khuôn mặt khiến nhiều người nhìn vào phải hoảng sợ. Mẹ của bé, 1 single mom – chị Emily Grabowski, 35 tuổi, cho biết các bác sĩ đã phát hiện ra điều bất thường trong lần chụp cắt lớp ở tuần thai thứ 20.
Được hay, em bé Alex Grabowski bị chứng u nang trên mặt – một túi chứa đầy chất lỏng. Cậu bé cũng bị u nang trong đường hô hấp, nghĩa là phải mở khí quản để có thể thở được. Em phải đối mặt với 8 cuộc phẫu thuật, mỗi lần kéo dài 8 tiếng. Để giảm kích thước của u nang, cậu bé mất 6 tháng đầu đời của mình trong bệnh viện để thực hiện các ca giải phẫu. Mẹ của bé cũng được đào tạo kĩ càng để chăm sóc cho đứa trẻ với chứng bệnh đặc biệt.
Hình ảnh khi mới sinh ra với phần mặt rất lớn của Alex
Thời gian sau đó, Alex Grabowski vẫn tiếp tục nhận chăm sóc y tế liên tục cho đến năm ngoái, được hay cậu bé đã có nhiều cải thiện đáng kể. Ở tuổi lên 4, cậu bé đã có thể bước những bước đi đầu tiên, chậm hơn so với trẻ bình thường do sức nặng của phần mặt, ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như sức khỏe kém. Giọng nói của em cũng phần nào được rõ ràng hơn. Alex đã có thể nói được những từ ngắn, đơn giản.
Alex gặp khó khăn trong việc đi lại, ăn uống và học nói do phần u nang quá lớn, chắn lên cả đường hô hấp
Video đang HOT
Dù vậy, em bé 4 tuổi vẫn đang phải sống nhờ ống khí quản để thở và và 1 ống dẫn thức ăn khác nữa, tuy nhiên hi vọng vẫn còn. Mẹ bé cho hay năm tới đây sẽ sớm rút các thiết bị đó để cậu bé dần thực hành các chức năng độc lập hơn.
Cậu bé biết đi chậm hơn trẻ bình thường rất nhiều
Diện mạo hiện tại của Alex sau 4 năm
“Alex đã phải trải qua 8 cuộc phẫu thuật để loại bỏ các phần u nang có kích thước bằng một quả bưởi và một vết cắt được thực hiện ở lưỡi giúp cậu bé nói chuyện dễ dàng hơn. Alex sẽ còn phải phẫu thuật thêm để loại bỏ nhiều khối u trên mặt”, mẹ bé cho hay.
Emily cho biết: “Tôi khóc mỗi khi con phải phẫu thuật, mỗi lần như thế mất khoảng 8 tiếng đồng hồ nên chờ đợi như một cơn ác mộng thật dài. Một trong những u nang của con đè lên dây thần kinh có thể làm tê liệt khuôn mặt nếu chúng va vào nó, vì vậy các bác sĩ phải thực sự cẩn thận.”
Alex là cậu bé ngoan, biết nghe lời mẹ và anh trai
Nói về ánh nhìn của mọi người, Emily cho hay hầu hết ai cũng yêu quý cậu bé nhỏ nhưng cũng không thiếu những người buông những lời độc ác về ngoại hình của em. Bà mẹ trẻ khá lo lắng với việc con mình sẽ phải đối mặt với những lời nói khó nghe, sự kì thị của xã hội khi cậu bé lớn hơn.
Emily cảm thấy may mắn vì đã nhận được sự hỗ trợ tuyệt đối từ Tổ chức từ thiện trẻ em Rainbow Trust – một tổ chức từ thiện hỗ trợ các gia đình có con từ 0-18 tuổi bị đe dọa tính mạng hoặc mắc bệnh nan y, các nhân viên đã hỗ trợ gia đình của cô rất nhiệt tình từ khi Alex chào đời.
Nhờ vắc xin COVID-19, sẽ sớm có vắc xin phòng ung thư và HIV
Các nhà khoa học đang thử nghiệm công nghệ vắc xin COVID-19 như một cách để điều trị các bệnh nan y như ung thư và HIV.
Ảnh minh họa
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nhà khoa học chế tạo loại vắc xin đầu tiên sử dụng mRNA, hoặc một mảnh nhỏ của protein gai của hạt virus, để tạo ra phản ứng miễn dịch bảo vệ khỏi nhiễm trùng.
Đây là một hướng tiếp cận mà các nhà nghiên cứu vắc xin đã nghiên cứu trong 25 năm qua.
Sau kết quả thử nghiệm lâm sàng hiệu quả và hàng triệu người được tiêm chủng thành công với vắc xin COVID-19 dựa trên mRNA, các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu cách mà phát hiện này có thể mở đường cho các phương pháp điều trị khác.
Nghiên cứu vắc xin mRNA để điều trị ung thư và HIV
Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas đang chuẩn bị nghiên cứu mRNA như một phương pháp điều trị ung thư.
Họ tin rằng mRNA có thể được sử dụng để ngăn ngừa ung thư tái phát, TS Van Morris, bác sĩ chủ nhiệm thử nghiệm lâm sàng, cho biết.
Khả năng tái phát của ung thư khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư, và phổ biến nhất với ung thư buồng trứng, ung thư bàng quang và u nguyên bào thần kinh đệm. Tái phát xảy ra khi một lượng nhỏ tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi điều trị, nhân lên và trong một số trường hợp di chuyển đến các vùng khác của cơ thể.
Trong thử nghiệm hiện đang ở giai đoạn hai, các bác sĩ kiểm tra bệnh nhân ung thư đã cắt bỏ khối u và hóa trị. Khi xét nghiệm phát hiện ra các tế bào ung thư vẫn đang lưu hành trong cơ thể họ, các nhà nghiên cứu sẽ tạo ra sự phối hợp mRNA được cá thể hóa.
TS Morris cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng với vắc xin được cá thể hóa sẽ chuẩn bị cho hệ thống miễn dịch truy tìm các tế bào khối u còn sót lại, loại bỏ chúng và chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân".
Các nhà khoa học tại Đại học Scripps ở California cũng đang xem xét HIV, một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến 1,2 triệu người trên toàn thế giới, như một ứng cử viên cho vắc xin mRNA.
Tương tự như cách vắc xin COVID-19 gắn vào các protein gai của coronavirus và tiêu diệt chúng, vắc xin HIV có thể làm điều tương tự với các hạt HIV, William Schief, chuyên gia miễn dịch tại Scripps Research, người đã giúp phát triển vắc xin HIV trong thử nghiệm Giai đoạn 1, cho biết.
Hiện nhóm của Schief biết rằng mRNA có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu và tiêu diệt HIV, họ sẽ sử dụng công nghệ này trong các nghiên cứu tương lai với hy vọng sớm tạo ra vắc xin HIV.
Kể từ khi vắc xin COVID-19 ra đời, các nhà nghiên cứu cũng đã điểm lại những căn bệnh mà họ dự đoán sẽ trở thành mối đe dọa lớn hơn trong những năm tới.
Các nhà khoa học của Đại học Oxford đã hợp tác với AstraZeneca để phát triển vắc-xin COVID-19 hiện đang nghiên cứu một loại vắc xin để điều trị bệnh lậu, một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Thử nghiệm thuốc COVID-19 đường uống mới Cùng với vắc xin, một loại thuốc trị COVID-19 mới hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Hy vọng sẽ thành công để giúp nhân loại sớm vượt qua căn bệnh nan y, đeo bám dai dẳng này. Hãng dược phẩm Pfizer Inc. của Mỹ cho hay, hãng này đã bắt tay vào thử nghiệm giai đoạn 1 liệu pháp kháng virus COVID-19...