Cậu bé 2 tuổi tử vong vì cha thực hiện một động tác sai lầm khi bé lên cơn sốt cao
Cậu bé bị sốt cao rồi lên cơn co giật, mặt mũi tím tái… và người cha đã làm 1 việc sai lầm.
Vào rạng sáng ngày 21 tháng 4, một thảm kịch đau lòng đã xảy ra ở Chiết Giang, Trung Quốc. Một cậu bé 2 tuổi tên Thường Thường bị sốt cao, sau đó bé lên cơn co giật, mắt môi tím tái, cổ họng phát ra những âm thanh khò khè.
Cha cậu bé nhìn tình trạng của con, cứ tưởng có thứ gì làm con mắc nghẹn nên dùng tay móc vào cổ họng con mục đích lấy dị vật ra. Nhưng những triệu chứng của cậu bé không những chẳng thuyên giảm mà còn nặng hơn, cơ thể Thường Thường bỗng dưng bất động, mất đi ý thức.
Cơ thể Thường Thường bỗng dưng bất động, mất đi ý thức (Ảnh minh họa).
Khi được đưa đến bệnh viện, cậu bé đã ngừng thở, tim không còn đập. Các bác sĩ tìm mọi cách cứu sống nhưng mọi nỗ lực đều vô vọng, cậu bé đã tử vong.
Cha mẹ tuyệt đối không được làm những việc sau khi con bị sốt co giật
Khi trẻ bị co giật do sốt, cha mẹ không được hoảng sợ. Nhiều bằng chứng y khoa cho thấy các cơn co giật do sốt được phục hồi tốt mà không gây tổn thương não, tê liệt thần kinh hoặc dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, bất thường về hành vi. Ông Lâm Trung Đông, chủ nhiệm khoa Thần kinh Nhi khoa tại một bệnh viện ở Chiết Giang nói: “Khi trẻ em bị sốt co giật, cha mẹ tốt nhất không nên làm gì. 99.9% trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút, sau đó cha mẹ hãy đưa trẻ tới viện để được điều trị kịp thời”.
Khi con bị co giật do sốt, cha mẹ tuyệt đối không được làm những việc sau:
- Cho con uống nước hoặc thuốc, việc làm đó khiến nước tràn vào khí quản gây khó thở, thậm chí ngừng thở cho trẻ.
- Cha mẹ khi thấy con lên cơn co giật thường sợ con tự cắn vào lưỡi nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Cha mẹ tuyệt đối không được cạy miệng con hoặc nhét đồ vật (như khăn…) vào miệng trẻ.
Video đang HOT
Khi trẻ sốt cao, cha mẹ chú ý cởi bớt quần áo cho trẻ (Ảnh minh họa).
- Day ấn huyệt nhân trung.
- Rung lắc con.
- Giữ hoặc buộc chặt thân thể con, hành động ấy có khả năng khiến trẻ bị gãy xương.
Nếu con lên cơn sốt cao, sau đây là những việc cha mẹ cần làm tại nhà:
- Giữ cho không khí trong nhà được lưu thông và cởi bớt quần áo của trẻ. Cha mẹ có thể dùng quạt hoặc điều hòa, miễn là không thổi thẳng vào người con và không được để nhiệt độ điều hòa quá thấp, chỉ cần giữ cho nhiệt độ phòng ở mức thoải mái là được.
- Cho bé uống nhiều sữa và nước bởi quá trình trao đổi chất trong cơ thể trẻ cần nhiều nước hơn so với bình thường khi trẻ sốt. Nước còn có khả năng điều hòa nhiệt độ, làm giảm nhiệt độ cơ thể và bổ sung thêm lượng nước trẻ đã mất đi.
- Trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt.
- Quan sát tỉ mỉ mọi thay đổi khi con sốt. Ví dụ trẻ có bị ho, tiêu chảy, nổi mẩn, nôn ói, co giật… hay không.
- Nếu trẻ bị co giật do sốt, cha mẹ hãy đặt trẻ nằm trên giường rộng hoặc trên mặt đất, nghiêng đầu sang 1 bên, nới lỏng quần áo cho con dễ thở. Khi trẻ bị co giật sẽ có nhiều dịch tiết chảy ra từ miệng và mũi trẻ, tư thế nghiêng đầu giúp trẻ tránh bị sặc. Cha mẹ cần lau sạch để dịch tiết không đi vào đường thở của trẻ. Ngoài ra cha mẹ hãy luôn bên cạnh bảo vệ con, tránh cho trẻ bị ngã hoặc bị thương trong cơn co giật. Sau khi cơn co giật kết thúc, cha mẹ phải lập tức đưa bé vào bệnh viện.
Khi nào cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức khi con bị sốt?
Nếu bé lên cơn sốt, cho dù là lúc nửa đêm thì trong các tình huống sau đây cha mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Nhiệt độ cơ thể trẻ trên 39 độ, quấy khóc hoặc mệt lả.
- Tinh thần trẻ thay đổi như ngủ li bì, thậm chí hôn mê.
- Xuất hiện hiện tượng nôn ói, run rẩy, mất nước.
- Sốt kèm phát ban.
- Sốt trên 3 ngày.
- Có tiền sử co giật do sốt.
- Sốt kèm theo các triệu chứng đáng ngờ khác.
Cha mẹ cần nhớ, tình hình của trẻ nghiêm trọng hay không sẽ không phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể cao hay thấp. Quan trọng nhất, cha mẹ phải xem tình trạng tinh thần của con. Nếu trạng thái tinh thần trẻ vẫn ổn, cha mẹ có thể dùng các cách hạ sốt tại nhà. Nếu phát hiện trẻ sốt kèm những dấu hiệu nghiêm trọng khác, cha mẹ phải lập tức đưa con tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Theo Helino
Bé gái 30 tháng tuổi tiên lượng rất xấu, bất ngờ được cứu sống bằng ECMO
Điều trị viêm phổi nặng tại nhiều bệnh viện nhưng không hiệu quả, bé gái 30 tháng tuổi sau đó bị sốt co giật, suy hô hấp, rồi rơi vào trạng thái sốc, nguy kịch, tiên lượng rất xấu, nhưng bất ngờ được cứu sống bằng phương pháp ECMO.
Bé gái T.N.P.L. (30 tháng tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) đã được cứu sống sau khi bị viêm phổi nặng dẫn đến suy hô hấp, nguy kịch - Ảnh: BVCC
Sau 10 ngày điều trị viêm phổi nặng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bé gái T.N.P.L. (30 tháng tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM điều trị tiếp 12 ngày, nhưng tình trạng bệnh của bé ngày càng nặng hơn. Bệnh nhi vẫn sốt cao liên tục, viêm phổi nặng dần, sốt co giật, suy hô hấp tiến triển, khởi phát thêm cơn suyễn nặng, sức thở của bệnh nhi đuối dần dù được hỗ trợ thông khí áp lực dương liên tục, kháng sinh mạnh.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiến hành chụp X-quang phổi thì phát hiện bệnh nhi bị tổn thương phổi trắng xóa và phổi không thể trao đổi khí thêm được. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy thông số cao và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vào ngày 23.9.2019.
BSCK2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, trong suốt quá trình điều trị tại khoa cấp cứu của bệnh viện, bệnh nhi vẫn không cải thiện tình trạng suy hô hấp, bé tiếp tục rơi vào tình trạng sốc, tụt huyết áp, tiên lượng rất xấu, độ bão hòa oxy trong máu chỉ còn 60%. Bệnh nhi lập tức được chuyển thẳng vào Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.
Tại đây, sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định thống nhất triển khai áp dụng kỹ thuật trao đổi oxy màng ngoài cơ thể (ECMO) mode V-V cho bệnh nhân.
Một ê kíp mạch máu nhanh chóng được huy động phối hợp nhịp nhàng cùng ê kíp Hồi sức tích cực tiến hành xẻ mạch máu, luồn canula, primming máy ECMO và kết nối hoàn chỉnh vào cơ thể bệnh nhi.
"Sau khi triển khai ECMO và theo dõi sát, tình trạng bé tiến triển tốt dần. Đến chiều nay (6.10), bệnh nhi đã ngưng hết thuốc vận mạch hỗ trợ tuần hoàn, giảm đáng kể thông số thở máy và rút ống nội khí quản ngay sau khi vừa cai ECMO. Hiện phổi của bé đã cải thiện đáng kể, 2 phế trường sáng dần, thông khí tốt cả 2 phổi, bệnh nhân đã có thể tự thở".
Theo bác sĩ Thy, đây là trường hợp đầu tiên tại khu vực phía Nam trẻ bị viêm phổi nặng kèm suyễn, nguy kịch suy hô hấp cấp được thực hiện ECMO mode V-V. "Có lẽ đây là một trong những trường hợp hiếm hoi tại Việt Nam được bỏ thở máy ngay sau khi chạy ECMO mode V-V. Chính kỹ thuật kịp thời này là yếu tố then chốt, góp phần vào sự thành công của điều trị, bệnh nhi đã gần như bình phục hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường", bác sĩ Thy chia sẻ.
Bác sĩ Thy cho biết, kỹ thuật ECMO mode V-V được sử dụng trong các bệnh lý nguy kịch của phổi khi đã tiến hành các biện pháp hồi sức hô hấp tích cực như: thở ôxy, thở máy thông số cao mà lượng ôxy máu vẫn thiếu.
Phương pháp ECMO được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do tổn thương phổi hoặc trụy tim, suy tuần hoàn nặng đáp ứng kém hoặc không còn đáp ứng với các biện pháp hồi sức thông thường. Đây chính là biện pháp cuối cùng, là tia hy vọng cho những bệnh nhân đang cận kề cái chết.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Ngã vào nồi lẩu đang sôi trẻ bỏng nặng Ngày 24/12/2019, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh liên tiếp cấp cứu cho 2 trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do nước sôi, trong đó có 1 trường hợp ngã vào nồi lẩu đang sôi. Theo đó, bé Nguyễn Bảo M.(2 tuổi, Quảng Yên, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng mặt, cổ, ngực, cánh - cẳng tay...