Catalonia nóng sau bước tiến Brexit : Người Mỹ lo lắng?
Anh và EU đã đạt được thỏa thuận mới để Anh rời Liên minh châu Âu được coi là chất xúc tác thúc đẩy cuộc biểu tình đòi độc lập ở Catalonia.
Catalonia bùng nổ
Ngày 18/10, một nhà báo ở Barcelona nói với Sputnik rằng, khi các cuộc biểu tình đòi độc lập cho Catalonia tiếp tục bùng phát sẽ khiến cho tình hình xã hội Tây Ban Nha ngày càng bất ổn.
Cuộc biểu tình lan rộng gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa nhưng người theo chủ nghĩa dân tộc Catalan và chính quyền Tây Ban Nha.
Theo c ảnh sát Barcelona, cuộc tuần hành khổng lồ đã thu hút hơn nửa triệu người. Cuộc tuần hành không thực sự là một cuộc biểu tình, đó là sự chiếm đóng Barcelona.
Đây là ngày thứ 5 người biểu tình xuống đường kể từ khi Tòa án tối cao Tây Ban Nha ngày 14/10 đã phát lệnh bắt giữ quốc tế mới đối với cựu Thủ hiến Catalonia – ông Carles Puigdemont. 9 cựu quan chức vùng Catalonia cũng bị kết án cùng ngày và chịu mức án từ 9 đến 13 năm tù giam.
Nhiều con đường chính và không ít con phố chính ở Barcelona bị phong tỏa và cấm lưu thông. Ngoài ra, nhiều người ủng lộ ly khai đã chặn hai tuyến đường kết nối Tây Ban Nha và Pháp.
Kể từ khi ông Carles Puigdemont và đội ngũ của mình tiến hành cuộc bỏ phiếu đòi độc lập với Tây Ban Nha vào năm 2017 và bị đàn áp, cho tới nay, chính trường Tây Ban Nha vẫn chưa thể hàn gắn những rạn nứt nghiêm trọng.
Cựu Thủ hiến Puigdemont cùng 5 cựu quan chức Catalonia khác đã sang sống lưu vong tại Bỉ, Thụy Sĩ và Scotland. Trong số 6 người này, 4 người bị truy nã vì tội nổi loạn và 2 người bị truy nã vì lạm dụng tiền công.
Người biểu tình tập trung trên nhiều con đường chính ở Barcelona.
Giới quan sát cho rằng, làn sóng biểu tình ở Tây Ban Nha sẽ không dừng lại, ít nhất cho tới thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tây Ban Nha vào ngày 10/11. Đây được coi là cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Tây Ban Nha.
Động thái trên diễn ra sau những bước tiến mới của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Mới đây, Anh và EU đã đạt được thỏa thuận mới để Anh rời Liên minh châu Âu (EU – Brexit). Thỏa thuận giữa hai bên đạt được chỉ vài tuần trước thời hạn Brexit vào ngày 31/10.
“Đó là thỏa thuận cân bằng và hợp lý cho Liên minh châu Âu – Anh và là bằng chứng cho cam kết giữa chúng tôi trong việc tìm ra giải pháp”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker viết trên Twitter.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh Johnson gọi đó là “một thỏa thuận mới tuyệt vời”, và “giành lại quyền kiểm soát”. Ông cho rằng, Quốc hội Anh cần thông qua thỏa thuận vào 19/10 để nước này có thể chuyển sang những ưu tiên khác như chi phí sinh hoạt, dịch vụ y tế quốc gia…
Thỏa thuận Brexit mới cần được các nhà lãnh đạo châu Âu và các nghị sĩ Anh phê chuẩn. Thỏa thuận này có thể phá vỡ thế bế tắc vốn làm tê liệt chính trường Anh suốt từ khi nước này tiến hành cuộc trưng cầu dân ý rời khỏi EU hồi năm 2016.
Sự kiện Anh và EU đã đạt được thỏa thuận mới để Anh rời Liên minh châu Âu được coi là chất xúc tác thúc đẩy cuộc biểu tình đòi độc lập cho Catalonia.
Mối lo Calexit
Không chỉ riêng Tây Ban Nha chịu ảnh hưởng từ Brexit, giới phân tích cảnh báo rằng ngay cả Mỹ cũng có thể chịu tác động nếu Brexit thành công.
Hồi đầu tháng 2/2019, Tổng chưởng lý bang California ngày 15/2 tuyên bố bang này sẽ kiện Tổng thống Donald Trump vì việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp để có ngân sách xây bức tường biên giới.
Cả Tổng chưởng lý Xavier Becerra lẫn Thống đốc Gavin Newsom (cả hai đều thuộc Đảng Dân chủ) tuyên bố trước báo giới rằng không có tình trạng khẩn cấp nào ở biên giới Mexico-Mỹ, và ông Trump không có quyền đưa ra tuyên bố này.
Cho tới nay ông Tổng chưởng lý Becerra đã khởi kiện ít nhất 45 lần với chính quyền của Tổng thống Donald Trump. Phản ứng lần này từ phía California được liên tưởng tới động thái trước đó muốn chia tách lãnh thổ bang này khỏi Mỹ – được gọi là Calexit.
California đã mong muốn tách khỏi liên bang Mỹ từ lâu. Các kịch bản tách khỏi nước Mỹ đã được vẽ ra với các phương án, tách California khỏi Mỹ, tách California làm 3 tiểu bang nhỏ.
Kịch bản California tách thành 3 bang mới được đề xuất gồm: California mới: Bao gồm thành phố Los Angeles và các hạt Ventura, Santa Barbara, San Luis Obispo, Monterey, San Benito.
Nam California: Bao gồm thành phố San Diego và các hạt San Bernardino, Orange, Riverside, Mono, Madera, Inyo, Tulare, Fresno, Kings, Kern, Imperial.
Bắc California: Bao gồm Bay Area và 31 hạt còn lại.
Phong trào Yes California ủng hộ tách California khỏi Mỹ cho rằng, bang này đã đóng thuế quá nhiều cho nước Mỹ. Thuế khí đốt tăng khiến người dân Mỹ trở nên nghèo hơn sau mỗi năm. California đóng góp cho Ngân sách Mỹ 103 tỷ USD trong năm 2016.
Đó sẽ là rất nhiều tiền mà người dân California sẽ “không bao giờ nhìn thấy chúng một lần nữa”.
Theo Cục phân tích kinh tế, California có GDP 2,9 nghìn tỷ trong quý II năm 2018, đứng thứ năm trên toàn thế giới. Riêng bang này đã nắm giữ 10% dân số Mỹ cũng tương đương hơn 10% GDP của Mỹ.
Thái Bảo
Theo baodatviet
Người biểu tình đốt xe, ném bom xăng vào cảnh sát ở Tây Ban Nha
Sau khi Tòa án Tối cao Tây Ban Nha kết án 9 nhà lãnh đạo phe ly khai người Catalonia, các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Barcelona, dẫn đến bạo động khiến nhiều người bị thương.
Người biểu tình hôm 16/10 và 17/10 đã đổ xuống đường phố Barcelona, Tây Ban Nha, đốt xe và ném bom xăng vào cảnh sát. Tình trạng bạo động nổ ra sau khi Tòa án Tối cao Tây Ban Nha hôm 14/10 kết án 9 nhà lãnh đạo phe ly khai người Catalonia từ 9 đến 13 năm tù.
Các cuộc biểu tình ôn hòa dần trở thành bạo động khi cảnh sát và người biểu tình đụng độ. Lãnh đạo chính quyền khu vực, ông Quim Torra, đã yêu cầu chấm dứt tình trạng này ngay lập tức. "Chúng tôi lên án bạo lực. Chúng ta không thể để những sự cố này xảy ra ở đất nước chúng ta được. Tình trạng này phải chấm dứt ngay bây giờ", ông Torra nói, theo Reuters.
Cảnh sát cho biết người biểu tình đã ném bom xăng và axit vào các sĩ quan. Quyền thủ tướng Pedro Sanchez cho biết chính phủ sẽ cùng với các đảng chính trị khác hành động kiên quyết và thích hợp.
"Người dân Catalonia và tất cả người dân Tây Ban Nha phải biết rằng chính phủ đang cân nhắc tất cả các kịch bản", ông Sanchez nói trong một cuộc họp báo ở Madrid. Ông cho biết thêm rằng chính phủ đã thành lập ủy ban đặc biệt bao gồm cả cơ quan tình báo quốc gia để tư vấn về cách kiểm soát tình hình.
Trước đó hôm 16/10, người biểu tình đã chặn đường và các tuyến tàu hỏa. Vào lúc hoàng hôn, vài nghìn người, đa số là người trẻ, tụ tập dọc theo đại lộ lớn ở trung tâm Barcelona, vẫy cờ ủng hộ độc lập và ném giấy vệ sinh lên không trung.
Khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, cơ quan ứng phó cho biết 52 người đã bị thương và được điều trị ở Barcelona cũng như các thị trấn khác trong khu vực.
Bốn người đã bị giam giữ và không được phép tại ngoại vì đụng độ với cảnh sát. Vì tình trạng bất ổn, hơn 4.000 công ty đã chuyển trụ sở ra khỏi Catalonia, bao gồm các ngân hàng Catalan CaixaBank và Banco Sabadell.
Rất đông người biểu tình ủng hộ Catalonia độc lập đã đụng độ với cảnh sát tại sân bay quốc tế của Barcelona. Trong ảnh, người biểu tình tụ tập và chặn đường tại sân bay.
Isaac Grana, sinh viên 18 tuổi, cho biết anh nghĩ rằng những người biểu tình đã đốt xe vì các cuộc biểu tình ôn hòa từ năm 2012 không giúp họ đạt được mục đích của mình.
La Liga, giải bóng đá hàng đầu của Tây Ban Nha, đã yêu cầu Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha dời địa điểm thi đấu giữa hai đội Barcelona và Real Madrid sang Madrid vì các cuộc biểu tình.
Hành khách phải tìm đường khác để đến sân bay bởi người biểu tình đã chặn đường chính. Tổng cộng 108 chuyến bay đã bị hủy hôm 14/10, theo cơ quan quản lý sân bay Aena.
Ảnh: Reuters
Theo Zing.vn
Thủ tướng Tây Ban Nha tổ chức họp khẩn về biểu tình bạo lực tại Catalonia Ngày 16/10, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tổ chức cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo các đảng đối lập để thảo luận về các vụ biểu tình bạo lực tại vùng Catalonia. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (trái) và lãnh đạo đảng Bảo thủ đối lập Pablo Casado tại cuộc gặp ở Madrid ngày 16/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Trong...