Cắt ngực, bước rủi ro chuyển giới nữ thành nam
Nhiều người cắt vú để chuyển ngoại hình từ nữ thành nam, qua nhiều lần mổ xẻ vẫn không thể có khuôn ngực bằng phẳng, nam tính như mong muốn.
Quân, một người chuyển giới nữ sang nam không muốn công khai danh tính thật, đã trải qua 5 lần mổ do nhiễm trùng sau phẫu thuật cắt bỏ vú. Lần cuối cùng, ngực chằng chịt vết sẹo, nhăn nhúm. Quân kiệt sức, bỏ cuộc.
Trước đó, Quân đọc quảng cáo, chọn một cơ sở thẩm mỹ tư nhân tại quận 8 để phẫu thuật cắt ngực thành nam. “Động dao kéo” xong, hai bầu ngực không thay đổi nhiều về kích thước, thậm chí hoại tử nặng. Quân yêu cầu cơ sở thẩm mỹ khắc phục, dẫn đến 5 lần mổ chỉ để lại sẹo đầy ngực mà không mang lại vẻ nam tính mạnh mẽ như mong muốn.
Mai Như Thiên Ân, 25 tuổi, người sáng lập và điều hành FTM (tổ chức tham vấn, hỗ trợ cộng đồng chuyển giới nam lớn nhất Việt Nam), cho biết Quân không phải trường hợp duy nhất gặp biến chứng khi phẫu thuật chuyển giới.
FTM Việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 2015 dành riêng cho người chuyển giới nam. Có hơn 5.000 người chuyển giới nam tham gia nhóm này. Họ trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, tư vấn cộng đồng và vận động Quốc hội thông qua Luật chuyển giới.
Trong 5 năm điều hành FTM, Thiên Ân đã tiếp cận và tư vấn rất nhiều ca giống như Quân. Bản thân Thiên Ân cũng là một người chuyển giới từ nữ sang nam, công khai, đã can thiệp y tế thành công.
Quá trình hồi phục được xem là hoàn hảo sau hai năm phẫu thuật của một người chuyển giới. Ảnh: T.A.
Theo Thiên Ân, người chuyển giới nam (Trans Guys) là người sinh ra với cơ thể nữ hoàn thiện nhưng tin rằng mình là đàn ông. Không nhất thiết phải dùng hormone testosterone, cắt ngực hay phẫu thuật tạo hình dương vật, mới là người chuyển giới nam. Họ có thể không cần can thiệp y tế.
Hiện nay theo luật, những người xác định lại giới tính cần phải đáp ứng các điều kiện về các yếu tố sinh lý của cơ thể.
Video đang HOT
Điều 36 Luật Dân sự năm 2015 quy định, việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch, quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại.
Phần lớn người chuyển giới không đáp ứng các điều kiện này, dẫn đến nhiều rủi ro khi phẫu thuật “chui”.
Mai Như Thiên Ân, chuyển giới từ nữ sang nam. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Quy trình phẫu thuật chuyển giới nữ sang nam cơ bản gồm có: trị liệu tâm lý, sử dụng hormone đều đặn một đến hai năm, cắt bỏ ngực, cắt bỏ tử cung, buồng trứng và tạo hình bộ phận sinh dục nam, duy trì sử dụng hormone.
“Người chuyển giới nam cắt bỏ ngực vì không chấp nhận việc mình là đàn ông nhưng lại có bộ phận đặc trưng của nữ giới”, Thiên Ân chia sẻ. Cắt ngực là một tác động trực tiếp đến hình thể, giúp người chuyển giới nam tự tin hơn.
Phương pháp chung là bác sĩ tiến hành cắt các mô mỡ, tuyến vú và da thừa hai bên cho bầu ngực phẳng. Nếu núm vú lớn hoặc thấp hơn vị trí thông thường sẽ được thu nhỏ và định hình giống ngực nam giới. Kỹ thuật này tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có trình độ tay nghề cao.
Hiện nay một số bệnh viện tại Việt Nam đã thực hiện phẫu thuật ngực cho người chuyển giới nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện kinh tế và sự dũng cảm để đến bệnh viện. Hầu hết họ lựa chọn các thẩm mỹ viện, lên bàn mổ cắt bỏ vú, rồi ra về chỉ sau một đêm nội trú. Chi phí eo hẹp là nguyên nhân khiến nhiều người chuyển giới chấp nhận về nhà tự chăm sóc vết thương hậu phẫu.
Trong quá trình cải tạo cơ thể, Thiên Ân may mắn gặp bác sĩ có chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ. Trong vòng 24 giờ, kể cả thời gian mổ khoảng 2,5 tiếng đồng hồ, Thiên Ân đã xuất viện.
Ảnh Thiên Ân với khuôn ngực cắt thành công
Về nhà, anh chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thiên Ân chủ động dùng cồn hoặc nước muối sinh lý lau rửa vết thương, thay băng mỗi ngày cho đến khi cắt chỉ. Các thao tác phải rất nhẹ nhàng, tránh va chạm gây nhiễm trùng, để khoang ngực ổn định.
“Lần đầu mở gạc, hai vết rạch dài dưới bầu ngực như hai con rết rỉ máu khiến tôi run rẩy. Nhưng nỗi sợ nhiễm trùng rồi hỏng ngực khiến tôi mạnh dạn hơn, tự chăm sóc cẩn thận, vết sẹo nay rất mờ. Tôi mừng vì cuối cùng cũng có thể tự tin cởi trần khi đi bơi”, Thiên Ân chia sẻ.
Bên cạnh đó, anh dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động, di chuyển. Suốt một tháng đầu tiên, anh chỉ ngủ ngửa để ngực không bị đọng dịch. Anh không sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn, hay hormone để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Thiên Ân khuyên, sau phẫu thuật, nếu có bất kỳ triệu chứng nào như sưng lớn, da chuyển màu đen, chảy mủ, có mùi lạ, người chuyển giới nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình hình vết mổ. Nhờ đó bác sĩ sẽ phát hiện nguy cơ và điều trị kịp thời.
Kỳ vọng có được cơ thể như một người đàn ông bình thường đã không thành hiện thực với Quân. Tổn thương về cơ thể còn khiến Quân sốc tâm lý sau phẫu thuật ngực.
Quân bày tỏ: “Tôi rất hối tiếc vì quá nôn nóng thực hiện cắt bỏ ngực mà không tìm hiểu kỹ những rủi ro khi phẫu thuật”.
Cảnh báo đặc biệt: Cồn sát khuẩn 'rởm vừa hại người vừa không diệt được Covid-19
Cồn sát khuẩn 'rởm' không thể tiêu diệt các vi trùng, không thể bảo vệ bệnh nhân trước nguy cơ dịch bệnh, nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết thương và tiêm truyền.
Nếu mua phải loại cồn này để sát trùng thì thật sự nguy hiểm, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.
Ảnh minh họa: Internet
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc methanol nặng do uống phải cồn sát trùng "rởm" thay rượu.
Bệnh nhân là ông L.V. Ngh (42 tuổi, ở Kinh Môn, Hải Dương) vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai ngày 8/3/2020 do ngộ độc methanol. Theo lời người nhà, do bệnh nhân nghiện rượu và bị cách ly với nguồn rượu nên bệnh nhân đã mua cồn y tế về để pha thành rượu uống.
Trước đó, khoảng 8 giờ sáng ngày 8/3/2020, bệnh nhân được gia đình phát hiện ngủ dậy với chai cồn sát trùng 90 độ bên cạnh đã hết. Sau đó bệnh nhân dần đi vào hôn mê, gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, sau đó chuyển Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, glasgow 4 điểm, tụt huyết áp, xét nghiệm có nhiễm toan chuyển hóa nặng, chụp cắt lớp não có tổn thương nhân bèo và phù não. Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol là 491,79mg/dL (cao gấp gần 25 lần nồng độ gây ngộ độc), nồng độ ethanol âm tính. Bệnh nhân đã được điều trị giải độc, lọc máu, hồi sức. Tình trạng nhiễm độc đã hết nhưng còn hôn mê sâu do tổn thương não.
Hình ảnh và thông tin chai cồn bệnh nhân đã sử dụng thay rượu. Ảnh: BV cung cấp
Thông tin về chai cồn bệnh nhân đã uống như sau: Cồn 90 độ, Sản xuất tại Công ty THNN Đầu tư Thương mại Dược Hải Nam, địa chỉ: số 158, Quốc Bảo, Thanh Trì, Hà Nội. Điện thoại: 0985.448.383/0969.172.828. Công dụng: Tiệt trùng dụng cụ. Ngày sản xuất: 01/02/2020. HSD: 3 năm. Barcode: 8938519370685. Tuy nhiên, xét nghiệm dung dịch còn lại trong chai cồn của bệnh nhân cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol chiếm 81,88%, nồng độ ethanol là 1,01%.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết, trong vài năm qua, tình hình ngộ độc methanol có xu hướng gia tăng. Bên cạnh nguyên nhân do người dân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc, còn do uống cồn y tế thay rượu uống (do nghiện rượu, thiếu rượu để uống hoặc hiểu nhầm cồn y tế là an toàn). Hầu hết các trường hợp uống cồn y tế cho tới nay theo ghi nhận của Trung tâm Chống độc đều dẫn tới ngộ độc methanol nặng, trong đó có nhiều bệnh nhân đã tử vong.
BS Nguyên nhấn mạnh, theo các tài liệu, methanol không được đề cập về tác dụng sát trùng. Đồng thời hàm lượng ethanol trong chai cồn sát trùng không đạt hoặc không có sẽ dẫn tới không thể tiêu diệt các vi trùng, không thể bảo vệ bệnh nhân trước nguy cơ dịch bệnh, nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết thương và tiêm truyền. Nếu người dân và cơ sở y tế mua phải loại cồn này để sát trùng thì thật sự nguy hiểm, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Hơn nữa, loại cồn này nếu bôi rộng trên da thì có nguy cơ ngấm trực tiếp qua da vào máu và có thể gây nhiễm độc và dẫn tới các hậu quả như khi uống phải.
QUẢNG AN (tienphong.vn)
Nên dừng hút thuốc lá 4 tuần trước phẫu thuật Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dừng hút thuốc ít nhất 4 tuần trước phẫu thuật giảm 50% nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng sau phẫu thuật. Ngoài ra, mỗi tuần không hút thuốc sau phẫu thuật cải thiện tình trạng sức khỏe tới 19%, theo báo cáo mới tổng hợp từ hơn 100 nghiên cứu của WHO. Ảnh minh họa...