Cập nhật thông tin để có điểm cao thi THPT môn giáo dục công dân
Với thời lượng học chỉ có 45 phút/tiết/tuần và rất ít các trung tâm tổ chức luyện thi, vậy làm thế nào để đạt điểm cao môn giáo dục công dân trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới?
Trước hết các em cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Hiện tại, môn giáo dục công dân gần như không có sự đánh đố quá cao nên học sinh (HS) chỉ cần nắm vững tất cả các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lớp 10, 11 và 12 là có thể làm tốt được bài thi. Bởi trong đề thi THPT minh họa, kiến thức sách giáo khoa chiếm 70%, kiến thức liên hệ thực tế chiếm 30%.
Phương pháp học hợp lý
Tiếp theo, hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ đặc thù, các “từ khóa” của từng nội dung để làm căn cứ chọn phương án trả lời đúng nhất. Ví dụ như khi đề cập đến các hình thức thực hiện pháp luật HS cần phân biệt: Sử dụng pháp luật (công dân thực hiện quyền – được làm), thi hành pháp luật (công dân thực hiện nghĩa vụ – phải làm), tuân thủ pháp luật (công dân không làm điều pháp luật cấm), từ đó HS dễ dàng nhận ra đáp án đúng.
Chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao
Để giúp HS có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như đạt kết quả cao nhất khi tham gia xét tuyển ĐH, CĐ, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2021. Chương trình được phát vào các khung giờ cố định 18 giờ 30 và 20 giờ 30 từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần trên các kênh thông tin thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Hãy hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy vì đây được xem là phương pháp học tập đơn giản nhưng khoa học, có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giúp HS nắm vững và khắc sâu kiến thức cơ bản.
Thường xuyên luyện tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã học, có thể làm theo từng bài hoặc theo chủ đề.
Video đang HOT
HS cũng đừng quên chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.
Kỹ năng tìm từ khóa
Ngay khi HS tập làm quen với các đề thi thử, đề minh họa, tham khảo thì cũng nên áp dụng những kỹ năng làm bài cần thiết.
Trước hết phải đọc kỹ câu hỏi để xác định “từ khóa”. Thường thì từ khóa này sẽ in đậm, nếu không in đậm HS phải tìm và gạch chân, từ đó các em định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy.
Ví dụ khi đọc câu hỏi “Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ: A. tài sản và lao động. B. nhân thân và hợp đồng. C. lao động và công vụ nhà nước. D. tài sản và nhân thân”, từ khóa của câu hỏi là dân sự, HS dễ dàng loại trừ các trường hợp vi phạm hình sự, vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật, sau đó tập trung nhớ lại kiến thức đã học về vi phạm dân sự là hành vi vi phạm đến hai mối quan hệ: nhân thân và tài sản (đáp án D).
Hãy tuân thủ quy tắc “dễ trước khó sau”. Sau khi nhận đề, HS cần đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào thuộc mức độ nhận biết thì nên khoanh ngay vào đáp án trong phiếu trả lời. Sau đó tiếp tục chọn làm những câu hỏi ở mức thông hiểu. Chú ý phân bổ thời gian hợp lý để không bỏ sót câu hỏi nào.
Để có kỹ năng giải quyết các câu hỏi tình huống trong đề thi THPT, thì các em hãy tập làm quen với 3 bước. Bước 1, đọc kỹ phần dẫn để xác định: các chủ thể vi phạm (không vi phạm pháp luật); các hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lý. Bước 2, đọc kỹ câu hỏi (thường ở cuối phần dẫn) để xác định vấn đề câu hỏi đề cập đến, tránh để phần dẫn của câu hỏi làm cho bị nhiễu. Bước 3, loại trừ những chủ thể, hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lý mà câu hỏi không đề cập đến và cuối cùng là chọn đáp án đúng.
"Bật mí" kỹ năng cơ bản khi ôn thi môn Giáo dục Công dân
Cô giáo Vũ Thanh Hương - Trường THPT Cát Bà (huyện Cát Bà- TP Hải Phòng) bật mí 4 kỹ năng học sinh cần có khi ôn tập môn Giáo dục Công dân (GDCD) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Giờ ôn thi môn GDCD của học sinh Trường THPT Cát Bà
Theo cô Hương, để đạt điểm cao môn GDCD không khó, tuy nhiên dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần chăm chỉ ôn tập. 4 kỹ năng học sinh cần rèn luyện là: Học và làm các câu hỏi trắc nghiệm, viết sơ đồ tư duy; cùng nhau trao đổi, truy bài; nhận biết dạng biểu đồ, phân tích bảng số liệu; phân phối thời gian hợp lí khi làm bài.
Để ôn tập tốt môn học, cô Hương xây dựng theo các chủ đề. Mỗi chủ đề sẽ có cấu trúc, mức độ khác nhau dựa trên đề minh họa của Bộ GD&ĐT.
Học sinh được ôn tập qua các chủ đề để nắm vững kiến thức
Cô Hương phân tích: Theo như đề minh họa đưa ra, chủ đề "Pháp luât và đơi sông" có 7 câu, trong đó Nhận biết 3 câu, Thông hiểu 2 câu và 2 câu Vận dụng thấp. Chủ đề này không khó khi học sinh chỉ cần nắm được khái niệm pháp luật, các đặc trưng và vai trò của pháp luật.
Hay như chủ đề "Công dân bình đẳng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội" sẽ có 10 câu. Trong đó, 3 câu Thông hiểu, 2 câu Nhận biết, 3 câu Vận dung thấp và Vận dụng cao 2 câu... Chủ đề này, cô Hương nhấn mạnh kiến thức: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình; Bình đẳng trong lao động; Bình đẳng trong kinh doanh.
Đồ họa An Nhiên
Mỗi chủ đề ôn tập cô giáo hướng dẫn học sinh các hoạt động cụ thể.
Thứ nhất: Căn cứ vào kế hoạch ôn thi, học sinh chủ động chuẩn bị nội dung ôn tập ở nhà theo từng chủ đề. Sau đó các em xây dựng dàn ý chi tiết của chủ đề ôn, có thể trình bày sơ đồ tư duy.
Đảm bảo các điều kiện phòng dịch, học sinh Trường THPT Cát Bà thực hiện ngồi giãn cách để ôn tập
Thứ hai: Để việc ôn tập hiệu quả, cô Hương phân công mỗi buổi học là một nhóm phụ trách phần kiểm tra, báo cáo kết quả chuẩn bị. Các nhóm trưởng thống kê và báo cáo kết quả phần chuẩn bị ở nhà của các thành viên về: số lượng thành viên đã chuẩn bị dàn ý, sản phẩm...Học sinh chữa chéo dàn ý đã chuẩn bị theo cặp hoặc theo nhóm,... Quá trình đó, cô giáo có thể đưa thông tin phản hồi để cả lớp bàn luận thêm, học sinh khắc sâu kiến thức khi cô chỉnh sửa bài.
Thứ ba: Khi nắm chắc kiến thức, cô Hương cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo mức độ khác nhau.
Kết quả ôn tập của học sinh được đánh giá qua các bài kiểm tra viết và một số đề thi thử. Để trò nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho kỳ thi cô Hương xây dựng các đề thi thử cùng hướng dẫn chấm chi tiết, học trò tự chấm cho nhau.
Với những học sinh tham gia thi cao đẳng và đại học, cô giáo tăng cường mức độ vận dụng cao, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn. Ngoài ra, cô định hướng học sinh lựa chọn, tham khảo thêm các nguồn học liệu khác như: Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp phổ thông tài liệu ôn thi đại học, các trang thông tin chuyên ngành trên mạng Internet, theo dõi tình hình thời sự trong nước và thực tiễn của quê hương,...
Cô Hương chia sẻ, nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nên có tâm lý thờ ơ. Vì thế, để học sinh có hứng thú với môn học, cô Hương thường dành thời gian trò chuyện với các em về mục tiêu, động lực học tập; động viên trò bằng cách mua đồ ăn, nước uống cho các em trong giờ giải lao và khen thưởng kịp thời với học sinh đạt điểm 8,9,10 qua các lần kiểm tra, thi thử.
Thi tốt nghiệp lớp 12 môn Giáo dục công dân, ôn tập sát đề tham khảo Đề thi tham khảo năm 2021 có chút thay đổi với 10% câu hỏi lớp 11 ở các bài 1,2,3,4 và 90% rơi vào kiến thức lớp 12 với 36 câu, có thêm câu hỏi ở bài 1 và bài 5. "Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo năm 2021 tất cả các môn thi trong đó...