Cấp cứu người bệnh chưa rõ nhân thân đêm giao thừa
Giao thừa Tết dương lịch 2024, Bệnh viện huyện Bình Chánh, TP.HCM cấp cứu nhiều bệnh nhân, kể cả trường hợp chưa rõ nhân thân.
Tầm 21 giờ ngày 31-12, Bệnh viện (BV) huyện Bình Chánh, TP.HCM tiếp nhận một người đàn ông hơn 60 tuổi được người đi đường đưa tới. Do bị tai nạn giao thông khá nặng nên bệnh nhân rơi vào tình trạng mê man. Mặc dù bệnh nhân không có người thân, không có giấy tờ tùy thân nhưng BV vẫn cấp cứu và cho thở máy.
“Bệnh nhân này tiên lượng nặng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng hết mình” – BS điều trị nói.
Gần một tiếng sau, BV cùng lúc tiếp hai nam thanh niên trên 30 tuổi người bê bết máu do tai nạn giao thông.
Một người cho biết cả hai đi chung xe gắn máy từ Long An lên TP.HCM. Khi tới địa phận huyện Bến Lức (Long An), do trời tối nên người cầm lái điều khiển xe đụng vào mảng bê tông khá to nằm ven đường. Cả hai ngã xuống và bị rách da, chảy máu.
Một bệnh nhân cấp cứu đang được nhân viên y tế xử lý vết thương. Ảnh: TRẦN NGỌC
Trong đêm giao thừa Tết dương lịch 2024, BV huyện Bình Chánh còn cấp cứu nhiều bệnh nhi mắc các bệnh nội khoa.
Khoảng 22 giờ ngày 31-12, BV tiếp nhận cháu NTTD (7 tuổi, ở Long An) trong tình trạng đau ngực dữ dội.
Gia đình cho biết cháu D trước đó có biểu hiện thở nhanh, khò khè, rút lõm lồng ngực… Tuy nhiên đến khi cháu than đau ngực dữ dội thì gia đình đưa tới BV. Kết quả xét nghiệm cho thấy cháu D bị tràn khí màng phổi, một bệnh lý về hô hấp.
Video đang HOT
“Trên đường đi, gia đình bàn tính đưa D tới BV Nhi đồng TP.HCM để khám và điều trị. Tuy nhiên, do D liên tục ôm ngực và than đau dữ dội nên mọi người nóng ruột và quyết định đưa vô BV huyện Bình Chánh. Sau khi tìm ra căn bệnh, BV giữ D lại để điều trị. Hiện D hết than đau và vui chơi bình thường” – mẹ cháu D tỏ bày.
Bác sĩ đang cấp cứu một bệnh nhi bị tim bẩm sinh. Ảnh: TRẦN NGỌC
Chưa đầy một tiếng sau, BV tiếp nhận cháu TMK (10 tuổi, ở TP.HCM) trong tình trạng khó thở, thở nhanh. Cháu K nhanh chóng được cho thở máy và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cho thấy cháu K bị bệnh tim bẩm sinh.
“May là con tôi được đưa vô BV huyện Bình Chánh kịp thời và được các BS cấp cứu mau lẹ. Nếu chậm trễ, không biết con tôi sẽ ra sao” – ba cháu K chia sẻ.
BS Đào Trường Vinh (trực lãnh đạo đêm 31-12) cho biết giao thừa Tết dương lịch 2024, BV huyện Bình Chánh cấp cứu 70 ca. Trong đó, 12 trường hợp tai nạn giao thông.
“Số ca cấp cứu của ngày 29 và 30-12-2023 lần lượt là 60 và 62. Trong đó, tai nạn giao thông lần lượt 6 và 11. So với ngày thường, số ca cấp cứu trong đêm giao thừa Tết Dương lịch 2024 có tăng; số ca do tai nạn giao thông không biến động nhiều” – BS Vinh cho biết thêm.
BS Võ Ngọc Cường, Giám đốc BV huyện Bình Chánh, cho biết trong năm 2023, BV huyện Bình Chánh triển khai nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu về can thiệp tim mạch, siêu âm đàn hồi mô, vi sinh, nội soi gắp dị vật, kẹp clip cầm máu, phẫu thuật kết hợp xương các ca khó… BV cũng trang bị thêm máy móc hiện đại như CT Scanner 64 lát cắt, MRI, DSA, hệ thống nội soi chẩn đoán, hệ thống phẫu thuật nội soi…
“Do vậy, BV thu hút rất đông bệnh nhân trong và ngoài huyện Bình Chánh đến khám và điều trị. Năm 2022, tổng số lượt khám bệnh ngoại trú là 270.977. Qua năm 2023, con số này tăng lên 362.796″ – BS Cường cho biết thêm.
Trong năm 2024, BV huyện Bình Chánh sẽ triển khai kỹ thuật phẫu thuật cắt bướu giáp lành tính, phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý đại tràng, phẫu thuật điều trị các bệnh lý tiết niệu, phẫu thuật tạo hình thẩm mĩ.
“BV còn triển khai kỹ thuật xử lý căn bản về tổn thương vi phẫu, phẫu thuật nội soi khớp tái tạo dây chằng chéo gối, triển khai nội soi chẩn đoán, thay khớp… để phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh” – BS Cường nói.
Sai lầm của người tăng huyết áp khiến bác sĩ lo nhất
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh nhân còn chủ quan, thậm chí tự ý bỏ điều trị, không theo chỉ định của bác sĩ.
Biến chứng nguy hiểm
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hòa - Phó trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, tăng huyết áp bị coi là "kẻ giết người thầm lặng", gây ra nhiều biến cố sức khỏe. Các biến chứng hay gặp nhất như:
Biến chứng thần kinh: Người bệnh tăng huyết áp dễ gặp biến chứng thần kinh như đột quỵ. Dù được cứu sống, di chứng sức khỏe có thể vẫn nặng nề.
Biến chứng thị lực: Tăng huyết áp còn ảnh hưởng đến võng mạc, gây mù lòa.
Biến chứng tim mạch: Tăng huyết áp gây suy tim và các bệnh mạch vành gây nhồi máu cơ tim; gây phình động mạch chủ, vỡ động mạch chủ; xơ vữa mạch cảnh, động mạch ở chân gây viêm, tắc mạch, hoại tử, loét chân.
Biến chứng lên thận: Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây suy thận sớm. Áp lực của máu ép lên thành mạch máu vượt quá ngưỡng bình thường khi máu lưu thông trong cơ thể, trong đó có thận. Tăng huyết áp phá hủy, tổn thương các mạch máu của thận, phá hủy các nhu mô thận, cuối cùng dẫn tới suy thận mạn.
Ngoài ra, tăng huyết áp gây ra nhiều bệnh lý trầm trọng khác. Đặc biệt, người có thêm các yếu tố như lười vận động, đái tháo đường, béo phì... càng dễ gặp biến chứng nguy hiểm.
Đo huyết áp để phát hiện sớm bệnh lý tăng huyết áp. Ảnh: Freepik.
3 nguyên tắc cần nhớ
Theo bác sĩ Hòa, tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" nhưng dễ chẩn đoán. Bệnh nhân chỉ cần đo huyết áp là biết được mình có bị vấn đề này không.
Hiện nay, số người tăng huyết áp được điều trị chưa tới một nửa số bệnh nhân. Người bệnh cần đạt được huyết áp mục tiêu 140/90 mmHg. Với người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận thì huyết áp mục tiêu là 130/80 mmHg.
Bác sĩ Hòa nhấn mạnh, sai lầm phổ biến nhất ở người tăng huyết áp là khi điều trị ổn định, bệnh nhân coi như khỏi bệnh và ngưng chữa. Trên thực tế, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị đến suốt đời.
Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân nên thay đổi lối sống theo 3 nguyên tắc:
- Hạn chế tối đa muối trong bữa ăn.
- Kiểm soát cân nặng.
- Tập luyện thể dục mỗi ngày.
Nếu thực hiện đúng, bệnh nhân không dùng thuốc có thể giảm được 50% bệnh.
Nếu đã điều trị nhưng chỉ số huyết áp không về được mục tiêu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế khám và nhận lại tư vấn. Nguyên nhân điều trị tăng huyết áp không thành công có thể do thuốc huyết áp không phù hợp cần thay thuốc khác. Có bệnh nhân chỉ cần uống 1 thuốc nhưng cũng có trường hợp cần kết hợp nhiều thuốc khác nhau.
Một số người tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, u tuyến thượng thận, thuốc ngừa thai, cường giáp... cần điều trị đúng nguyên nhân trước, huyết áp sẽ được cải thiện.
Người trưởng thành trên 25 tuổi cần đo huyết áp thường xuyên. Người bệnh tăng huyết áp cần đo ít nhất 1 tuần/lần, giữ liên lạc với bác sĩ điều trị.
Khi nào tập luyện thể dục có thể gây nguy hiểm với người bệnh tim mạch? Bệnh nhân mắc tim mạch tập thể dục như nào, khi nào nguy hiểm? Theo khuyến cáo, tất cả bệnh nhân mắc tim mạch như: nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim, can thiệp động mạch vành hay bệnh tim hoặc mạch máu khác nên thường quy tham gia chương trình phục hồi chức năng tim và phòng bệnh phù hợp. Điều này...