8 dấu hiệu của bệnh tim cần đi khám ngay
Các bệnh lý về tim mạch được cho là “kẻ giết người thầm lặng”. Diễn biến của bệnh thường không rõ ràng là điều làm nên sự nguy hiểm của bệnh.
Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch để tránh những biến chứng nguy hiểm là vô cùng quan trọng.
Nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch
Bệnh tim mạch là các bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu, cụ thể bao gồm:
- Bệnh lý liên quan đến mạch máu: gây hẹp và tắc mạch máu như bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch vành, các bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não,… từ đó dẫn đến nguy cơ cao gây ra nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
- Bệnh lý liên quan đến tim: ảnh hưởng trực tiếp đến cơ, van tim hoặc rối loạn nhịp tim như bệnh hở van tim, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim,…
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ được chứng minh là làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển của bệnh lý tim mạch, điển hình như: hút thuốc lá, tăng lipid máu, béo phì, ít hoạt động thể lực, người bị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia,…
Ngoài ra, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Nhìn chung, các bệnh lý tim mạch đều có dấu hiệu đặc trưng là cơn đau ở vùng ngực hoặc vùng tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể có những biểu hiện có vẻ không liên quan gì đến tim mạch. Do đó mà nhiều người thường khó phát hiện, khiến cho việc điều trị trở nên chậm trễ và khó khăn hơn.
Những dấu hiệu của bệnh tim cần đi khám ngay
Video đang HOT
- Xuất hiện dấu hiệu đau ngực
Đau ngực là một trong số những triệu chứng của bệnh tim mạch thường gặp nhất. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ cơn đau, tức ở vùng ngực, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bị một vật nặng đè lên ngực. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, vùng cổ, vai và 2 bên cánh tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơn đau thắt ngực có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc lặp lại hàng ngày.
Trong số bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm gây ra, các cơn đau thắt ngực còn do sự tắc nghẽn mạch vành (mạch máu đi nuôi dưỡng cơ tim) gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, nặng hơn có thể gây ra nhồi máu cơ tim.
Trên thực tế, có những trường hợp biểu hiện của các cơn đau thắt ngực thường nhẹ và bất chợt nên khó nhận biết và thường bị bỏ qua. Trong khi đó, các cơn đau thắt ngực lại rất dễ chuyển biến, gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Ra mồ hôi nhiều
Nếu thường xuyên ra mồ hôi bất kể thời tiết nào thì cần nhanh chóng gặp bác sĩ. Ra mồ hôi nhiều là biểu hiện rất hay gặp ở người có bệnh lý tim mạch. Đây là một trong những biểu hiện thường ngày đơn giản khá nhiều người thường bỏ qua nhưng đằng sau đó có nguy cơ của căn bệnh nghiêm trọng cần phải chú ý hơn.
- Biểu hiện khó thở
Khi tập thể dục hoặc vận động ở mức độ thấp, nghĩa là chưa hoạt động nhiều mà vẫn xuất hiện triệu chứng thở hổn hển, thở gấp, trước đó chưa bao giờ có hiện tượng này thì hãy quan sát thật kỹ và nên đến bệnh viện kiểm tra y tế kịp thời.
- Có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt
Người ta thường gặp triệu chứng này khi cơ thể thiếu máu, stress, mệt mỏi. Hoa mắt chóng mặt có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, nhiều người còn cảm giác buồn nôn, nôn. Nguyên nhân chính đều xuất phát từ các vấn đề về tim. Khi đó lưu lượng máu đến nuôi các tế bào máu bị giảm. Thiếu máu não đã gây ra các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt.
- Biểu hiện khó thở, hụt hơi
Đối với thể chất bình thường, khi cơ thể vận động mạnh có thể gây ra khó thở, hụt hơi. Điều này hết sức bình thường, nó không cảnh báo bệnh lý. Khi cơ thể lao động thể lực, nó cần nhiều oxy hơn cung cấp cho các cơ quan hoạt động. Do đó não bộ đã thúc đẩy hoạt động hô hấp thích nghi với hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, đôi khi chỉ vận động nhẹ cũng hụt hơi. Hoặc trường hợp thay đổi tư thế cũng cảm thấy khó thở. Điều này cảnh báo bệnh lý tim mạch cần thăm khám sớm để có những chẩn đoán sớm nhất.
- Biểu hiện ợ nóng hoặc đau dạ dày, buồn nôn, khó tiêu,…
Bệnh tim và bệnh dạ dày trên thực tế không hề liên quan đến nhau. Tình trạng đau dạ dày chủ yếu do nhiễm khuẩn hoặc do thức ăn bản thân tiêu thụ. Thế nhưng trong những tình huống hiếm gặp, khi cơn đau tim đang diễn ra, người bệnh có thể bị buồn nôn, khó chịu dạ dày, nhiều người không kiềm chế được việc nôn mửa tại chỗ.
Vì vậy khi thường xuyên gặp phải triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hay đau dạ dày và cũng có một vài yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, cần tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh và điều trị sớm.
Mệt mỏi cũng là triệu chứng của tim mạch.
Trong trường hợp bạn đang không có bất kỳ một hoạt động hay tham gia các bài tập rèn luyện nào, nhịp tim sẽ không có lý do để tăng nhanh hơn. Nhưng nếu nhịp tim thay đổi tốc độ trong khi bạn vẫn ngồi yên, hoặc ngay cả khi bạn đang nằm bình thường, mà cảm thấy nhịp tim đập tăng tốc, lần này tốt nhất là đến bệnh viện để kiểm tra thêm.
- Người mệt mỏi, kiệt sức
Nếu thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về tim mạch. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp. Vì vậy cũng cần phải khám sớm.
Bước tiến lớn về kỹ thuật tim mạch can thiệp
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Việc Đơn vị Tim mạch can thiệp (thuộc Khoa Tim mạch) được thành lập và đi vào hoạt động đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực điều trị tim mạch tại tỉnh Gia Lai.
Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Kế Toán-Trưởng khoa Tim mạch-cho hay: Từ năm 2016 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội. Nhờ đó, đơn vị đã được Bệnh viện Tim Hà Nội hỗ trợ đào tạo chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng hiệu quả trong công tác khám-chữa bệnh. Bệnh viện Tim Hà Nội đã chuyển giao nhiều kỹ thuật trong lĩnh vực điều trị tim mạch cho tỉnh Gia Lai như: cấp cứu tim mạch, các gói siêu âm, điện tim, hỗ trợ khám-chữa bệnh từ xa...
Bệnh viện Tim Hà Nội cũng đã chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị tim mạch, đó là chụp và can thiệp động mạch vành cho đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai. Từ tháng 10-2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu tư hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Đây là hệ thống chụp hình mạch máu mới, hiển thị rõ hơn các thương tổn và bệnh lý mạch máu nhằm chẩn đoán rõ ràng và can thiệp kịp thời đối với những trường hợp mắc bệnh lý về tim mạch, mạch máu não, nhất là nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Sau Lâm Đồng và Đak Lak, Gia Lai là tỉnh thứ 3 trong khu vực Tây Nguyên được đầu tư hệ thống máy DSA, thủ thuật "vàng" trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu.
Ekip y, bác sĩ Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) chuẩn bị thực hiện chụp mạch cho một bệnh nhân. Ảnh: Như Nguyện
Bác sĩ Toán cho biết: "Từ tháng 12-2022 đến nay, Khoa Tim mạch đã triển khai chụp mạch vành cho gần 80 bệnh nhân. Trong đó có khoảng 60% bệnh nhân thực hiện kỹ thuật đặt stent động mạch vành. Các ca điều trị đều được thực hiện thành công ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; nhiều ca cấp cứu do nhồi máu cơ tim khó, phức tạp, các bác sĩ phải chạy đua với thời gian "vàng" để cứu sống tính mạng người bệnh.
Chị Võ Thị Mến (148/7 Lý Thái Tổ, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) cho biết: "Mẹ tôi bị nhồi máu cơ tim chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu và được đặt stent động mạch vành ngay tại Khoa Tim mạch. Được can thiệp kịp thời, mẹ tôi đã vượt qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần hồi phục". Còn anh Rơmah Ty (làng Tao Roong, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) thì chia sẻ: "Vợ tôi bị bệnh tim rất nặng nên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Khoa Tim mạch có thể điều trị nên không phải chuyển tuyến trên".
Mới đây, Bệnh viện tích đã thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp thuộc Khoa Tim mạch. "Đây là một bước tiến lớn trong lĩnh vực điều trị tim mạch của tỉnh. Kết quả này thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế và sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sự ra đời của Đơn vị Tim mạch can thiệp không chỉ là niềm vui của đội ngũ các y-bác sĩ mà còn là niềm vui chung của người dân trong tỉnh"-bác sĩ Toán nhấn mạnh.
Việc thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp giúp bệnh nhân được thuận lợi khám chữa bệnh, điều trị tim mạch ngay tại tuyến tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Với việc thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp, không chỉ người dân Gia Lai mà người dân tỉnh Kon Tum và các tỉnh lân cận của nước bạn Lào, Campuchia cũng có điều kiện được chăm sóc và điều trị các bệnh lý tim mạch. Đơn vị Tim mạch can thiệp được thành lập giúp bệnh nhân thuận lợi hơn khi khám-chữa bệnh, điều trị tim mạch ngay tại tuyến tỉnh, không phải chuyển tuyến, giúp giảm chi phí, thời gian điều trị cho bệnh nhân và tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Theo Tiến sĩ Hoàng Văn-Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật chụp và can thiệp động mạch vành, cứu sống nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch. "Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu. Để Khoa Tim mạch tiếp tục phát triển, tôi mong tỉnh có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục cử y-bác sĩ đào tạo chuyên sâu và cập nhật các kiến thức trong lĩnh vực điều trị, can thiệp tim mạch. Bệnh viện Tim Hà Nội cam kết đồng hành và hỗ trợ tỉnh Gia Lai về mặt chuyên môn, đào tạo theo nhu cầu. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ cử cán bộ vào Gia Lai hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật giúp các bác sĩ tim mạch Gia Lai nâng cao chuyên môn, làm chủ kỹ thuật mới, tiên tiến trong điều trị tim mạch can thiệp"-Tiến sĩ Văn cho biết.
Công nghệ AI giúp tăng cơ hội sống cho trẻ bị tim bẩm sinh Ngày 14/10, tại TPHCM, Hội nghị Tim mạch Quốc tế với chủ đề "Cập nhật về xử trí bệnh tim bẩm sinh và bệnh tim cấu trúc: Từ thai nhi đến người trưởng thành" đã chính thức khai mạc. Giáo sư Norman Henry Silverman - chuyên gia siêu âm tim nhi và tim thai từ Mỹ - trực tiếp thực hiện và hướng...