Cảnh giác với những dịch bệnh dễ bùng phát thời điểm này

Theo dõi VGT trên

Miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm, miền Nam vẫn nắng, có nơi nắng nóng là điều kiện thuận lợi phát triển các loại nấm mốc, virus gây bệnh.

Thêm vào đó, việc tiêm chủng bị gián đoạn trong thời gian ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến nhiều loại dịch bệnh có nguy cơ gia tăng số ca mắc…

Cảnh giác với những dịch bệnh dễ bùng phát thời điểm này - Hình 1

Nguy cơ bùng phát dịch sởi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, gần đây đơn vị này đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng trên 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Tại Việt Nam, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.

Bộ Y tế cho biết, theo dữ liệu của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố; không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh

Bệnh tay chân miệng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trong tuần qua (từ ngày 11/3 đến 17/3), TP HCM ghi nhận 107 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 40,8% so với trung bình 4 tuần trước. Với số ca ghi nhận mới này, nâng tổng số ca mắc tay chân miệng tại TP HCM từ đầu năm 2024 đến tuần qua là 1.495 ca. Trong đó quận 6, quận 8 và huyện Nhà Bè là những địa phương trên 100.000 dân có ca mắc.

Nếu so với tuần thứ 10, TP HCM chỉ ghi nhận 82 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 7,9% so với trung bình 4 tuần trước, thì số ca mắc tay chân miệng tuần thứ 11 (từ ngày 11/3 đến 17/3) tăng gần gấp đôi.

Trước đó, như tuần thứ 9, TP HCM chỉ ghi nhận 75 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 13% so với trung bình 4 tuần trước.

Tại TP Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính từ đầu năm đến hết ngày 8/3, toàn thành phố có 151 ca mắc tay chân miệng tại 26/30 quận, huyện, con số này tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Hiện nay đã ghi nhận hai ổ dịch tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) và xã Cự Khê (huyện Thanh Oai). Dự báo trong thời gian tới, số người mắc tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng.

Để phòng bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Bệnh ho gà ở trẻ em

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, thống kê lũy tích từ đầu năm đến ngày 18/3/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc bệnh ho gà.

Video đang HOT

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 40 bệnh nhân mắc bệnh ho gà đều có những biến chứng viêm phổi nặng. Các ca bệnh đã được điều trị thành công, hiện còn 10 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Trong số 40 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, các bệnh nhân chủ yếu đều dưới 3 tháng tuổi và đến lịch tiêm phòng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, trẻ chưa được tiêm phòng.

Bệnh ho gà là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp vào mùa đông xuân. Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi khuẩn ho gà gây nên, thường ủ bệnh từ khoảng 7-20 ngày. Bệnh thường khởi phát bởi triệu chứng ho nhiều, chảy nước mũi và có thể có sốt nhẹ. Sau đó, ho một loạt các cơn ho liên tục, trẻ ho rũ rượi, ho từng cơn, ho kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, kiệt sức. Cơn ho dai dẳng khiến cho trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người. Sau cơn ho, bệnh nhân xuất hiện thở rít nên người ta gọi là ho gà. Cơn ho khiến trẻ khó chịu, mất ngủ về đêm, kém ăn, bỏ ăn, gây suy dinh dưỡng và các bệnh lý khác…

Bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng, do ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não…

Bệnh ho gà rất dễ lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có và khả năng lây truyền rất cao đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian như hộ gia đình, trường học… Để chủ động phòng chống, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch:

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.

Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.

Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.

Mũi thứ 4: Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Bệnh sốt xuất huyết, thủy đậu

Bên cạnh đó, trong tuần từ ngày 1 đến 8/3, Hà Nội cũng ghi nhận 32 trường hợp mắc thủy đậu (tăng 5 ca so với tuần trước), trong đó huyện Mê Linh có nhiều ca bệnh nhất với 15 ca, tiếp đến huyện Chương Mỹ có 8 ca. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố có 179 trường hợp mắc thủy đậu, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhưng theo quy luật, từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm sẽ ghi nhận số lượng người mắc bệnh tăng cao. Ngoài ra đây cũng là khoảng thời điểm cuối xuân đầu hè, có độ ẩm không khí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát tán và lây lan.

Về bệnh sốt xuất huyết, CDC Hà Nội cho biết gần đây, thành phố ghi nhận rải rác nhiều ca sốt xuất huyết trong khi bệnh này thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Số mắc trung bình từ 17 đến 24 ca mỗi tuần. Quận, huyện có nhiều ca mắc nhất là Đống Đa với 81 ca, Hà Đông 58, Hoàng Mai 43, Hai Bà Trưng 32,…

Như vậy, từ đầu năm đến nay, thủ đô Hà Nội ghi nhận 513 người mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có 5 ổ dịch.

Bệnh dại

Theo Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca tử vong do dại cao như Gia Lai 14 ca, Nghệ An 7 ca, Bình Phước 7 ca, Điện Biên 6 ca, Bến Tre 5 ca, Đắk Lắk và Bình Thuận 4 ca.

Năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp).

Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 01 ca).

Đặc biệt gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

Dịch tay chân miệng 'trở lại': Tăng cường nhận biết dấu hiệu

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước liên tục ghi nhận các ca mắc tay chân miệng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần tăng cường nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có thể phòng tránh.

Thời tiết "có lợi" cho dịch bùng phát

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, trong tuần qua (từ ngày 23/2 đến 1/3), trên địa bàn thành phố ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 19 trường hợp so với tuần trước đó.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân tay chân miệng, như quận Nam Từ Liêm (12 ca), quận Hà Đông (5 ca)...

Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố có 125 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Dịch tay chân miệng trở lại: Tăng cường nhận biết dấu hiệu - Hình 1

Ảnh minh họa.

Đồng thời, tuần qua cũng ghi nhận 1 ổ dịch tay chân miệng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) với 13 ca mắc. Cộng dồn năm 2024, đã có 2 ổ dịch trên địa bàn thành phố. Hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động.

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, thời tiết mùa đông - xuân như hiện nay là giai đoạn thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, tay chân miệng, ho gà...

Thời gian qua, Hà Nội đã xuất hiện một số ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học, chủ yếu ở trẻ lứa tuổi mầm non, tiểu học. Dự báo, thời gian tới có thể ghi nhận thêm ca bệnh, ổ dịch.

CDC Hà Nội cũng đề nghị, các đơn vị trong ngành tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu..., đặc biệt là tại các trạm y tế, các trường mầm non, tiểu học.

Tổ chức các hoạt động xử lý ổ dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học có nhiều bệnh nhân, ổ dịch. Đồng thời, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để các ổ dịch bùng phát rộng.

CDC Tiền Giang cũng thông tin, trong tuần thứ 8 ghi nhận 25 ca mắc tay chân miệng, tăng 4,2% so với tuần trước; so với tuần cùng kỳ năm 2023 tăng 108%. Số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay là 279 ca, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 119,7%; không có ca tử vong; xử lý 3 ổ dịch.

Dấu hiệu nào nhận biết?

Theo các chuyên gia y tế, virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

Những con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng có thể kể đến như: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh; Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện; Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh; Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh; Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

Khi bị bệnh, trẻ có các triệu chứng như: Biếng ăn, sốt nhẹ, đau họng, thường xuyên quấy khóc, biểu hiện mệt mỏi và có thể bị tiêu chảy.

Nếu nặng hơn, trẻ bị sốt cao, loét miệng, xuất hiện những nốt phát ban dạng phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông. Nếu trẻ bị sốt cao mà không điều trị kịp thời rất dễ bị biến chứng nguy hiểm như: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, viêm não dẫn đến tử vong.

Dưới đây là những khuyến cáo đến người dân để chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng:

1. Vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Vệ sinh ăn uống:

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

5. Theo dõi phát hiện sớm

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do vi rút Enterovirus (EV71) và vi rút Coxsackievirus A16 gây ra, thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Mùa xuân thường có nhiều ngày thời tiết nồm ẩm ướt xảy ra, là điều kiện thuận lợi để 2 loại vi rút gây bệnh trên phát triển.

Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa nên bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cho trẻ nhỏ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hệ lụy lớn khi giảm cân không đúng cáchHệ lụy lớn khi giảm cân không đúng cách
10:59:30 14/01/2025
Ngâm chân bằng nước gừng ấm mỗi ngày có tác dụng gì?Ngâm chân bằng nước gừng ấm mỗi ngày có tác dụng gì?
16:22:06 14/01/2025
Người đàn ông phải cắt 3m ruột do gặp bệnh hiếm gặpNgười đàn ông phải cắt 3m ruột do gặp bệnh hiếm gặp
07:48:22 15/01/2025
Cà rốt chứa các chất dinh dưỡng nào, có tác dụng gì?Cà rốt chứa các chất dinh dưỡng nào, có tác dụng gì?
08:03:48 14/01/2025
Những bữa ăn lớn sau 5 giờ chiều có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2Những bữa ăn lớn sau 5 giờ chiều có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2
21:14:41 14/01/2025
Hi hữu bé gái chào đời mang theo vòng tránh thai của mẹHi hữu bé gái chào đời mang theo vòng tránh thai của mẹ
20:41:32 15/01/2025
Nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn dứa lúc bụng đói vào buổi sángNhiều lợi ích sức khỏe khi ăn dứa lúc bụng đói vào buổi sáng
06:08:36 16/01/2025
Ăn khoai lang có tác dụng phụ không?Ăn khoai lang có tác dụng phụ không?
16:21:33 14/01/2025

Tin đang nóng

Dáng vẻ gây chú ý của Chu Thanh Huyền khi về quê Quang Hải ăn cỗ, hành động cho thấy nàng WAG được lòng bố chồngDáng vẻ gây chú ý của Chu Thanh Huyền khi về quê Quang Hải ăn cỗ, hành động cho thấy nàng WAG được lòng bố chồng
00:59:14 16/01/2025
Supachok khóc nức nở khi rời Thái LanSupachok khóc nức nở khi rời Thái Lan
01:32:09 16/01/2025
Hé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
01:27:46 16/01/2025
Mỹ nhân 18+ diễn đỉnh đến mức khiến khán giả ớn lạnh, nhan sắc trời sinh để đóng cổ trangMỹ nhân 18+ diễn đỉnh đến mức khiến khán giả ớn lạnh, nhan sắc trời sinh để đóng cổ trang
06:18:43 16/01/2025
Cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn AnCho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An
01:04:43 16/01/2025
Thiếu gia Vingroup - Chồng Á hậu Phương Nhi: Tổng tài 2K hiếm hoi lộ mặt, zoom cận góc nghiêng ngày đi hỏi vợ khiến nhiều người trầm trồThiếu gia Vingroup - Chồng Á hậu Phương Nhi: Tổng tài 2K hiếm hoi lộ mặt, zoom cận góc nghiêng ngày đi hỏi vợ khiến nhiều người trầm trồ
07:29:41 16/01/2025
Soi ảnh cận nhan sắc của mẹ Phương Nhi, hóa ra Á hậu được thừa hưởng visual "đỉnh nóc" từ đây!Soi ảnh cận nhan sắc của mẹ Phương Nhi, hóa ra Á hậu được thừa hưởng visual "đỉnh nóc" từ đây!
07:25:35 16/01/2025
Tạm giữ hình sự người đàn ông hiếp dâm con gái ruột 13 tuổiTạm giữ hình sự người đàn ông hiếp dâm con gái ruột 13 tuổi
01:07:12 16/01/2025

Tin mới nhất

Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?

Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?

06:06:59 16/01/2025
Virus cảm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền nhanh chóng qua giọt bắn trong không khí mỗi lúc người bệnh ho; hắt hơi hoặc nói.
Nhiều ca viêm phổi nặng nhập viện và cảnh báo từ chuyên gia

Nhiều ca viêm phổi nặng nhập viện và cảnh báo từ chuyên gia

06:04:17 16/01/2025
Trước đó, ông mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hơn 10 năm, thường xuyên sử dụng thuốc xịt hỗ trợ thở chứa corticoid tại nhà mà không tuân thủ điều trị định kỳ.
Uống nước vỏ chanh đun sôi có tác dụng gì?

Uống nước vỏ chanh đun sôi có tác dụng gì?

06:01:12 16/01/2025
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, chức năng não, sức khỏe thận, làm đẹp da. Do đó, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày, kết hợp uống thêm nước vỏ chanh đun sôi là lựa chọn tuyệt vời.
9 loại thảo mộc giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm

9 loại thảo mộc giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm

05:57:17 16/01/2025
Gừng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và có các đặc tính kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống viêm nên có thể giúp kiểm soát cơn đau họng và giảm tình trạng tắc nghẽn liên quan đến cảm cúm và tình trạng viêm.
Làm gì để nhanh khỏi ho mùa lạnh?

Làm gì để nhanh khỏi ho mùa lạnh?

05:49:48 16/01/2025
Súc miệng và họng là biện pháp tuyệt vời giúp giảm nhanh chóng triệu chứng, phối hợp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý đường hô hấp trên từ khu vực họng, thanh quản để ngăn xâm lấn xuống đường hô hấp dưới và gây ra các nguy cơ biến c...
Uống cà phê có lợi cho sức khỏe gan không?

Uống cà phê có lợi cho sức khỏe gan không?

05:45:57 16/01/2025
Thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe lá gan của chúng ta.
Bị ợ nóng nên uống gì?

Bị ợ nóng nên uống gì?

05:20:09 16/01/2025
Nhiều người bị vấn đề trào ngược axit. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản. Các triệu chứng chính của trào ngược axit bao gồm ợ nóng, buồn nôn, đau khi nuốt thức ăn, ho mạn tính và đôi khi thậm chí l...
Nước ép hành tây có tốt cho bệnh đau dạ dày?

Nước ép hành tây có tốt cho bệnh đau dạ dày?

05:07:07 16/01/2025
Nước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
Hai đại kỵ với người trên 50 tuổi khi ngủ trưa

Hai đại kỵ với người trên 50 tuổi khi ngủ trưa

05:04:39 16/01/2025
Một số người có thể ngủ trưa trong một giờ hoặc thậm chí cả buổi chiều, nhưng điều này không được khuyến khích. Ngủ trưa quá lâu không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Dùng máy quang phổ hồng ngoại FTIR để phân tích sỏi tiết niệu

Dùng máy quang phổ hồng ngoại FTIR để phân tích sỏi tiết niệu

04:59:58 16/01/2025
Chia sẻ về ứng dụng máy quang phổ hồng ngoại FTIR trong điều trị sỏi tiết niệu, bác sĩ Bình cho biết, việc phân tích thành phần sỏi có vai trò rất lớn trong công tác điều trị sỏi, giúp bác sĩ đưa ra chiến lược ngăn ngừa sỏi tái phát.
Những loại thuốc có thể gây ợ nóng và cách phòng ngừa

Những loại thuốc có thể gây ợ nóng và cách phòng ngừa

04:52:53 16/01/2025
Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc chẹn beta điều trị tăng huyết áp có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới (LES) khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Thực phẩm nào giúp mắt sáng khỏe?

Thực phẩm nào giúp mắt sáng khỏe?

04:50:07 16/01/2025
Có thể chế biến cà rốt thành các món nước ép, salad hoặc ăn sống, nấu canh, xào... để các dưỡng chất có thể hấp thụ vào cơ thể tốt nhất. Tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể thừa vitamin A cũng không có lợi cho sức...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày mới 16/1: 3 con giáp tài vận hanh thông, công việc suôn sẻ

Tử vi ngày mới 16/1: 3 con giáp tài vận hanh thông, công việc suôn sẻ

Trắc nghiệm

08:03:49 16/01/2025
Tử vi ngày mới 16/1 dự báo 3 con giáp này gặp nhiều thuận lợi. Top 3 con giáp giàu sụ vào năm Ất Tỵ 2025 Top 3 con giáp có tốc độ thăng chức, tăng lương nhanh và nhiều nhất năm
Sao trẻ VCS có màn debut mỹ mãn nhưng khán giả vẫn bức xúc với Riot

Sao trẻ VCS có màn debut mỹ mãn nhưng khán giả vẫn bức xúc với Riot

Mọt game

07:56:08 16/01/2025
Màn debut của sao trẻ VCS mỹ mãn nhưng cộng đồng vẫn không hài lòng với Riot. Màn debut mỹ mãn của sao trẻ VCS tại LCK Cup 2025
Sau chuối chiên, Xuân Son lại mê tít một món ăn "quốc dân" của Việt Nam, vừa xuất hiện đã viral khắp MXH

Sau chuối chiên, Xuân Son lại mê tít một món ăn "quốc dân" của Việt Nam, vừa xuất hiện đã viral khắp MXH

Sao thể thao

07:55:55 16/01/2025
Sau khi phẫu thuật thành công, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang bước vào quá trình vật lý trị liệu. Trước đó các HLV của CLB Nam Định đã phải nhắc nhở Xuân Son không được ăn chuối chiên vì tạng người của anh dễ tăng cân.
Sao Việt 16/1: Xuân Bắc dự lễ tốt nghiệp con trai, Diễm My 9x bầu bí vẫn gợi cảm

Sao Việt 16/1: Xuân Bắc dự lễ tốt nghiệp con trai, Diễm My 9x bầu bí vẫn gợi cảm

Sao việt

07:45:27 16/01/2025
Vợ chồng NSND Xuân Bắc hạnh phúc trong ngày mừng con trai tốt nghiệp cấp 3; Diễm My 9x vẫn xinh đẹp dù đã ở những tháng cuối thai kỳ.
Không thời gian - Tập 30: Mắc bệnh trọng, ông Nậm thương Đại vẫn còn lẻ bóng

Không thời gian - Tập 30: Mắc bệnh trọng, ông Nậm thương Đại vẫn còn lẻ bóng

Phim việt

07:42:01 16/01/2025
Ngay sau khi ông Nậm đi khám trở về Miên đã muốn xem hồ sơ bệnh án của bố thủ trưởng và cô không hỏi bàng hoàng trước kết quả của ông.
Khoảnh khắc xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển Nha Trang

Khoảnh khắc xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển Nha Trang

Tin nổi bật

07:38:18 16/01/2025
Theo hình ảnh camera an ninh ghi lại, chiếc xe Mercedes chở 5 người chạy với tốc độ cao, sau đó mất lái lao thẳng xuống biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Cam thường làm lộ diện mạo thật gây sốc nặng của tài tử Squid Game

Cam thường làm lộ diện mạo thật gây sốc nặng của tài tử Squid Game

Sao châu á

07:38:16 16/01/2025
Trong video trả lời phỏng vấn với tờ The Hollywood Reporter, tài tử Squid Game lộ nhiều nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt, da vùng cổ chảy xệ.
Đề xuất bổ sung nhiều chế độ với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam

Đề xuất bổ sung nhiều chế độ với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam

Pháp luật

07:38:12 16/01/2025
Bộ Công an đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới về chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam. Theo đó, người bị kết án tử hình đang bị tạm giam được đề xuất hưởng chế độ ăn, mặc, sinh hoạt, chăm sóc y tế, nhận quà, ...
Xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong ngày đầu nhậm chức của ông Trump?

Xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong ngày đầu nhậm chức của ông Trump?

Thế giới

07:38:08 16/01/2025
Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thừa nhận mức độ khó khăn trong việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Mặt mộc của Triệu Lệ Dĩnh gây sốc

Mặt mộc của Triệu Lệ Dĩnh gây sốc

Hậu trường phim

06:20:28 16/01/2025
Theo Sina, Triệu Lệ Dĩnh không ngại làm xấu mình trên phim. Cô sẵn sàng vào vai nông dân, một người kinh doanh nhỏ hay cô giáo vùng cao...
Dương Tử, Bạch Lộc và Vương Hạc Đệ đối đầu trên đường đua phim cổ trang Hoa ngữ

Dương Tử, Bạch Lộc và Vương Hạc Đệ đối đầu trên đường đua phim cổ trang Hoa ngữ

Phim châu á

06:17:42 16/01/2025
Đường đua rating phim Hoa ngữ đầu năm trở nên nóng hơn với sự cạnh tranh khốc liệt giữa ba cái tên Dương Tử, Bạch Lộc và Vương Hạc Đệ.