Nhiều loại dịch bệnh gia tăng vào dịp cuối năm tại TP.HCM
Dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, hô hấp… gia tăng vào cuối năm tại TP.HCM.
Sở Y tế TP.HCM đã có báo cáo công tác y tế tháng 11.2023. Theo báo cáo này, hầu hết các loại dịch bệnh gia tăng vào dịp cuối năm.
Về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, trong tháng 11 có 2.288 ca sốt xuất huyết, tăng 28% so với tháng trước. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, TP.HCM đã có 16.542 ca sốt xuất huyết (giảm hơn 71% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 1 ca tử vong.
Các loại dịch bệnh gia tăng vào thời điểm cuối năm 2023. Ảnh DUY TÍNH
Video đang HOT
Về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, trong tháng 11 có 8.417 ca mắc, tăng 45,7% so với tháng trước. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, TP.HCM đã có 38.565 ca mắc tay chân miệng, tăng 115,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ, trong tháng 11.2023, TP.HCM ghi nhận 50 ca mắc. Số ca cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay là 69 ca, trong đó có 2 ca tử vong.
Về dịch bệnh hô hấp gia tăng tại các bệnh viện ở TP.HCM, Sở Y tế chỉ đạo lấy mẫu tìm nguyên nhân. Các tác nhân được tìm thấy qua xét nghiệm bao gồm vi rút cúm mùa, RSV, Entero vi rút. Các vi khuẩn H. Influenza, Strep. pneumonia và Mycoplasma pneumonia cũng là các tác nhân gây bệnh hô hấp thường gặp trong nhiều năm qua tại TP.HCM. Dịch bệnh hô hấp gia tăng được nhận định là theo mùa, chưa ghi nhận tác nhân bất thường.
Theo số liệu báo cáo, tháng 11.2023, TP.HCM tiếp nhận gần 4 triệu lượt khám chữa bệnh, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó có khoảng 207.000 lượt điều trị nội trú, tăng 2,4%.
Một trong những hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM trong tháng 12.2023 là đảm bảo cung ứng thuốc, trang thiết bị phục vụ phòng chống các loại dịch bệnh, điều trị.
Nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp khi ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM đang ở mức báo động. Các chỉ số về ô nhiễm không khí vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo PGS.TS bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An, nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (hiện là Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt) cho biết: "Lâu nay, nhiều người thường lầm tưởng ô nhiễm không khí chủ yếu ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp. Nhưng theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, không khí ô nhiễm có thể gây tổn tại cho hầu hết nội tạng trong cơ thể người.
Không khí ô nhiễm là tác nhân cơ bản gây nên một số bệnh như nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi, bệnh trực tiếp bị ảnh hưởng nhiều nhất là tình trạng của đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới".
Khám bệnh lý về hô hấp tại Bệnh viện An Việt.
PGS.TS Hoài An cho biết, những người dễ bị ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí có thể kể đến là những người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người có sức đề kháng yếu. Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận cơ thể con người, gây ra nhiều bệnh đặc biệt là các bệnh lý tai mũi họng.
Những người có sẵn bệnh lý về hô hấp cũng dễ gặp các triệu chứng nặng. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An giải thích: "Đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với không khí bên ngoài, không khí bên ngoài ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống niêm mạc, tế bào đường hô hấp trên.
Nếu đường hô hấp trên bị nhiễm khuẩn sẽ tạo ra viêm xoang, viêm tai giữa và sâu hơn nữa là các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây ra các bệnh về phổi, phế quản.
Vào thời điểm không khí ô nhiễm, thời tiết thất thường như hiện tại thì biện pháp bảo vệ tốt nhất chính là đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Nên chọn loại khẩu trang phù hợp, chất lượng tốt.
Mọi người cũng nên rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý làm sạch đường hô hấp trên. Đặc biệt là trẻ nhỏ, càng cần thiết phải thực hiện điều này. Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài.
TP.HCM: Tìm ra tác nhân gây viêm hô hấp cấp tính ở trẻ em Ngày 23/11, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, các tác nhân gây bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em là các loại vi rút đã từng xuất hiện trong nhiều năm qua. Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức cuộc họp chuyên gia giữa 3 bệnh viện nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Đơn vị Nghiên cứu...