Trẻ mắc bệnh hô hấp tăng, các bệnh viện họp khẩn
Hiện số trẻ nhiễm khuẩn mắc bệnh hô hấp tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam tiếp tục gia tăng và việc giảm tỉ tử vong đang là thách thức nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các tuyến.
Sáng 20-11, trước tình hình bệnh hô hấp tăng ở trẻ, Sở Y tế TP HCM cho hay vừa chỉ đạo các bệnh viện chuyên khoa nhi trên địa bàn TP và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP triển khai công tác phòng chống dịch với các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa nhi thuộc các tỉnh khu vực phía Nam.
Bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc bệnh hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM)
Tại hội nghị giao ban vừa triển khai, các bệnh viện TP gồm: Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi đồng Thành phố và Bệnh nhiệt đới đều nhận định hiện nay, số ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam tiếp tục tăng.
Đây là hiện tượng tăng theo chu kỳ vào những tháng cuối năm của nhóm bệnh này ở trẻ em. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là khi số ca mắc tăng thì số ca nặng và số tử vong sẽ tăng nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các tuyến. Do đó, thông qua hội nghị, các chuyên gia của bệnh viện tuyến cuối cần sự chia sẻ kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị, đặc biệt thống nhất phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm tránh gây quá tải cho các bệnh viện tuyến cuối của TP.
Theo các bác sĩ, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Tình hình mắc và tử vong do viêm phổi nặng ở trẻ em tại khu vực phía Nam trong những năm qua vẫn chưa có thay đổi đáng kể.
Phần lớn bệnh nhi tử vong do bệnh hô hấp có bệnh nền mạn tính đi kèm như tiền căn sinh non, nhẹ cân, bệnh phổi mạn, dị tật bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, bệnh lý huyết học bẩm sinh… Đây là nhóm bệnh lý phức tạp, giảm tỉ lệ tử vong của nhóm bệnh này ở trẻ em vẫn còn là thách thức đối với chuyên ngành nhi khoa không chỉ của nước ta mà cả các các nước phát triển.
Số liệu báo cáo của các bệnh viện chuyên khoa nhi trên địa bàn TP cho thấy số trường hợp điều trị ngoại trú, nội trú và tử vong của nhóm bệnh này trong 10 tháng đầu năm 2023 có tăng nhẹ so với các năm 2021, 2022 (những năm bùng phát của dịch COVID-19). Tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với các năm trước dịch COVID-19 (giai đoạn từ năm 2015-2020).
Video đang HOT
Về tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận tác nhân nào nổi trội bất thường, đa số là các tác nhân thông thường gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em như virus cúm mùa, Adeno virus, RSV, các vi khuẩn Haemophilus influenzae,…
Sở Y tế TP HCM khuyến cáo việc tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi,… vẫn là giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế lây lan mầm bệnh trong cộng đồng.
TP.HCM: Bệnh hô hấp bùng phát, bệnh viện quá tải, bệnh nhân nằm la liệt hành lang
Những chiếc võng, giường xếp, chiếu... giăng trải khắp các góc cầu thang, hành lang như "thiên la địa võng" đang là hình ảnh tại một số khoa hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).
Giường chật nhưng nằm chung 2 cháu/giường
Hiện nay, các bệnh lý về đường hô hấp đang bước vào đợt cao điểm, số lượng bệnh nhi nhập viện tăng cao. Tại khoa Hô hấp của các bệnh viện nhi trên địa bàn TP.HCM gần như chật kín bệnh nhi, có nơi quá tải trầm trọng.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, dù có đến 2 khoa Hô hấp 1 và Hô hấp 2, trong đó khoa Hô hấp 1 có đến hơn 200 giường bệnh; còn khoa Hô hấp 2 có gần 100 giường bệnh cùng với hàng loạt giường được bệnh viện này kê thêm dọc theo hành lang nhưng vẫn không đủ chỗ cho bệnh nhi.
Bệnh nhi phải nằm chung 2- 3 trẻ/ giường cùng với người nhà ở chung khiến cho không khí trong phòng ngột ngạt - Ảnh: PV
Những ngày đầu tháng 11.2023 này, các bệnh nhi nhập viện tại đây đều được nhân viên y tế không báo không còn giường, bệnh nhi phải nằm chung 2- 3 cháu/ giường.
Bà T.T.H. (56 tuổi, quê huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vừa thay tã vừa lau người cho cháu trai 11 tháng tuổi bị bệnh viêm phổi đang điều trị nội trú tại khoa Hô hấp 1 phân trần: "Cháu bị viêm phổi, điều trị ở đây gần 1 tuần rồi, nhưng phải nằm chung 2 bé một giường chật quá, không thể nằm được, nguy cơ lây nhiễm bệnh nặng hơn nên tôi dọn ra hành lang của dãy nhà dịch vụ dành cho bệnh nhân điều trị nội trú của khoa này nằm cho thoải mái hơn".
Theo bà H. cháu bà mắc bệnh viêm phổi được chuyển từ Bình Phước đến Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị được gần 1 tuần, nhưng các bác sĩ khoa Hô hấp 1 thông báo, bệnh nhi đông lắm, không còn giường nằm, tất cả phải nằm chung 2 cháu/1 giường.
"Ở trên lầu của khoa Hô hấp 1, mỗi phòng nhỏ xíu mà có đến 5- 6 giường, nhưng cháu tôi phải nằm chung 2 cháu/1 giường, lại còn gia đình nuôi bệnh nằm ở phía dưới, không có lối ra, bí quá sao chịu nổi", bà H. nói.
Đó là chưa kể có những bệnh nhi lớn, khi thấy có người lạ đến nằm chỗ mình, nhất quyết không chịu nằm chung, nằng nặc đòi đi chỗ khác nhưng biết đi đâu bây giờ.
Các giường bệnh được kê thêm ngoài hành lang cũng quá tải - Ảnh: PV
"Con tôi nằm điều trị ở đây được mấy ngày thì hôm nay lại có 1 bệnh nhi khác chuyển đến nằm chung. Bệnh nhi này lớn hơn con tôi nhiều nên cháu nhất quyết không chịu nằm chung. Tôi đến khoa Hô hấp 1 hỏi bác sĩ: giường bệnh nhỏ xíu mà 2 đứa lớn như thế sao nằm được? bác sĩ nói: không còn giường, phải chấp nhận nằm vậy thôi. Tôi cũng chẳng biết tính sao, giờ cháu không chịu nằm chung", chị T.(ngụ ở Đồng Tháp) tỏ ra lo lắng nói.
Nhiều bệnh nhi nằm chung 2- 3 cháu/1 giường không chịu nổi, nhất là các cháu lớn. Người nhà phải đưa ra góc cầu thang, hay khu vực hành lang của dãy nhà dịch vụ dành cho bệnh nhi điều trị nội trú để nằm tạm bợ.
"Con tôi bị hen suyễn, nhập vào khoa Hô hấp 1, nhưng không có giường riêng cho cháu buộc phải nằm chung với 1 bé khác trên một chiếc giường bên ngoài hành lang của khoa này. Tuy nhiên, chiếc giường chỉ dài khoảng 1,5m, ngang 0,8m, nhưng con tôi hơn 10 tuổi, nặng đến 53kg, cháu nằm một mình còn không đủ lại phải nằm chung với 1 bé 6 tuổi nữa, chỗ đâu mà nằm", chị N.T.V ( ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho biết.
Giành nhau hành lang để nằm
Nhìn dọc theo hành lang của dãy nhà dịch vụ dành cho bệnh nhân điều trị nội trú của khoa Hô hấp 1 trải đầy chiếu, võng, giường xếp chi chít như "thiên la địa võng", bệnh nhi, người nhà bệnh nhi nằm la liệt kéo dài hơn 20m dọc theo hành lang của dãy nhà này.
Người nhà phải thuê võng, mua chiếu đưa bệnh nhi ra nằm ngoài hành lang - Ảnh: PV
Bà H. cho biết, võng ở đây thuê 20.000 đồng/chiếc/ngày, chủ yếu dành cho người nuôi nằm nghỉ, còn chiếu để cho bệnh nhi nằm. "Nằm ở đây thì thoáng hơn nằm 2- 3 cháu/giường ở trên khoa, nhưng nhiều khi phải "chọi" với các gia đình bệnh nhi khác. Nhiều gia đình bệnh nhi giành nhau chỗ nằm mà chửi bới, thậm chí còn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" phải nhờ đến công an vào can thiệp. Nói thật, con cháu bị bệnh nên phải chịu cảnh như thế này, chứ khổ lắm mà biết kêu ai bây giờ", bà H. chua xót nói.
BS.CK2 Đặng Xuân Vinh - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết hiện nay đang bước vào giai đoạn thời tiết giao mùa nên bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Đây cũng là định kỳ hàng năm, cứ đến thời điểm này là số bệnh bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao.
"Để giải quyết tình trạng quá tải các bệnh về đường hô hấp, những bệnh nhi nào bị bệnh nặng sẽ được đưa vào khoa Hô hấp 1 và khoa Hô hấp 2, còn những bệnh nhi không nặng sẽ được chuyển sang khoa khác như: Nội 1, Nội 2, Nội 3, Nội tổng hợp... để "chia lửa", bác sĩ Vinh cho biết thêm.
... và cả dưới góc cầu thanng - Ảnh: PV
Trước tình hình gia tăng các trường hợp trẻ em mắc các bệnh lý đường hô hấp trong giai đoạn thời tiết giao mùa, chiều 9.11, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã chủ động tổ chức buổi họp với các chuyên gia nhằm đánh giá công tác thu dung, điều trị các bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em tại các bệnh viện trên địa bàn TP.
Ông Nguyễn Hải Nam - Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đã đề nghị các bệnh viện chủ động rà soát các nguồn lực, dự trù thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị đảm bảo kịp thời tiếp nhận điều trị.
"Đối với 3 bệnh viện nhi (Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tổ chức thực hiện công tác giám sát trọng điểm hội chứng cúm, và giám sát VP nặng do vi rút đối với các trường hợp ngoại trú và nội trú theo quy định của Bộ Y tế, chủ động phối hợp với OUCRU tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm và thực hiện giải trình tự gen, phân tích dịch tễ nhằm phát hiện sớm tác nhân gây bệnh đường hô hấp, từ đó dự phòng các nguy cơ lây nhiễm và kiểm soát sự bùng phát thành dịch bệnh", ông Nam thông tin.
TP HCM: Thêm một ứng dụng AI triển khai tại Trạm y tế xã đảo Thạnh An Ngày 8/11, Sở Y tế TP HCM cho biết, Bệnh viện Hùng vương vừa mang đến Trạm y tế xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) hệ thống tầm soát ung thư cổ tử cung bằng AI cho phụ nữ đang sinh sống tại xã đảo. Theo Sở Y tế TP HCM, lần đầu tiên tại Việt Nam, một kỹ thuật soi cổ...