Thiếu nữ 15 tuổi đã mắc sùi mào gà
TS Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, 30% bệnh nhân đến khám vì bệnh tình dục là người trẻ, do quan hệ sớm, thiếu kiến thức.
30% bệnh nhân ở nhóm tuổi 15-24
Tại Hội nghị Da liễu toàn quốc năm 2023 diễn ra từ 23-25/11 tại Hà Nội, TS.BS Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, mỗi năm bệnh viện điều trị 4.000-5.000 ca lây truyền bệnh qua đường tình dục, trong đó nhóm người trẻ 15-24 tuổi chiếm gần 30%.
TS.BS Phạm Thị Minh Phương cho biết, 30% bệnh nhân mắc bệnh tình dục đến khám là người trẻ, 15-24 tuổi (Ảnh: Hồng Hải).
TS Phương chia sẻ về ca bệnh là cô bé 15 tuổi, đang học lớp 9 được mẹ đưa đến viện khám khi phát hiện con có nhiều nốt sùi ở vùng kín.
Trước đó, cô bé có quan hệ với bạn trai, khi xuất hiện các nốt sùi không đau, không ngứa nên lúc đầu tưởng bình thường. Nhưng các nốt xuất hiện ngày càng nhiều mới dám chia sẻ để mẹ đưa đi khám.
Video đang HOT
TS Phương thông tin thêm, tại bệnh viện số lượng bệnh nhân nam mắc bệnh tình dục đến khám gấp gần 2 lần so với nhóm bệnh nhân nữ. Độ tuổi trung bình là 29 tuổi.
Đối tượng hay gặp nhất là những người làm nghề công nhân và dịch vụ. Tỉ lệ người bệnh là học sinh thuộc lứa tuổi 12 – 18 là 4,2% và nhóm sinh viên từ 18 – 22 là 22,6% (chiếm khoảng 1/4 số bệnh nhân đến khám).
Các bệnh nhân này chủ yếu đến viện vì các biểu hiện như là tiết dịch niệu đạo, âm đạo; xuất hiện nốt sùi hay vết trợt vùng sinh dục. Một số là đi khám sức khỏe hoặc hiến máu làm xét nghiệm test nhanh sàng lọc thì phát hiện ra bệnh. Sau khi thăm khám thì các bệnh lý hay gặp nhất là sùi mào gà, lậu và giang mai.
Bệnh tình dục: Cần chữa ở cả bạn tình
TS Phương cho biết, sau khi đốt sùi mào gà cho cô gái 15 tuổi, bác sĩ cũng đã đưa ra lời khuyên, cô bé cần thuyết phục bạn trai tới khám, điều trị.
Chuyên gia này khuyến cáo, có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh tình dục tự chữa, đến khi không hiệu quả mới đến khám, dẫn đến nhiều trường hợp điều trị muộn, khó khăn, tốn kém hơn. Hơn nữa, bệnh tình dục kéo dài không được điều trị sớm, không được điều trị đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh cũng như các di chứng của bệnh.
Theo TS Phương, trước thực trạng nhiều người trẻ mắc bệnh tình dục, cần tăng cường công tác giáo dục giới tính ngay từ khi trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Khuyến cáo quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, sử dụng bao cao su. Cần lưu ý thêm, bệnh tình dục lây qua cả đường miệng, nên việc quan hệ phải đảm bảo an toàn.
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong các con đường chủ yếu lây truyền bệnh xã hội. Thống kê trên thế giới mỗi năm có khoảng 10 triệu ca mắc mới bệnh lây truyền qua đường tình dục thuộc lứa tuổi 15-24.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu về hành vi sức khỏe học sinh do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện, tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp hai lần, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019.
Theo số liệu của WHO năm 2023, mỗi ngày có hơn 1 triệu ca mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Các bệnh tình dục tập trung chủ yếu vào 8 bệnh chính trong đó có 4 bệnh có thể chữa khỏi gồm: Lậu, Chlamydia, Giang mai, trùng roi và 4 bệnh hiện chưa chữa khỏi được chủ yếu liên quan đến virus: HBV, HSV, HPV và HIV.
Tự ý dùng thuốc nam điều trị bệnh, nhiều trường hợp bị dị ứng nặng
Một bệnh nhân nữ 60 tuổi bị sỏi thận đã uống thuốc nam điều trị. Sau dùng thuốc được 10 ngày bệnh nhân xuất hiện tổn thương da
Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, gần đây Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp dị ứng thuốc thể nặng sau dùng các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y điều trị bệnh. Trong đó, có trường hợp bệnh nhân dị ứng thuốc nặng thể TEN hay còn gọi là hoại tử thượng bì nhiễm độc sau dùng thuốc nam điều trị sỏi thận.
Mới đây, bệnh nhân nữ 60 tuổi bị sỏi thận đã uống thuốc nam điều trị. Sau dùng thuốc được 10 ngày bệnh nhân xuất hiện tổn thương da là các dát đỏ thẫm, tổn thương bọng nước nhăn nheo, trợt da, hoại tử da rải rác tay chân, thân mình, sau đó nhanh chóng lan toàn thân. Trước đấy, bệnh nhân tiền sử khỏe mạnh, chưa phát hiện tiền sử dị ứng thuốc. Bệnh nhân đến khám Bệnh viện Da liễu Trung ương được chẩn đoán dị ứng thuốc thể TEN và chỉ định nhập viện điều trị.
Tổn thương da bọng nước, trợt da, hoại tử thẫm màu vùng ngực, lưng của bệnh nhân 60 tuổi sau dùng thuốc nam điều trị bệnh sỏi thận.
Dị ứng thuốc là phản ứng không mong muốn của thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với thuốc. Dị ứng thuốc được chia thành nhiều thể với mức độ nặng khác nhau. Hoại tử thượng bì nhiễm độc hay còn gọi tắt là TEN (Toxic Epidermal Necrolysis) là một phản ứng nặng của da và niêm mạc, nguyên nhân phổ biến nhất là do thuốc, đặc trưng bởi tinh trạng hoại tử lan tỏa và mất thượng bì.
Các thuốc thường gây ra dị ứng thể hoại tử thượng bì nhiễm độc bao gồm: allopurrinol (thuốc điều trị bệnh Gout), thuốc chống co giật nhân thơm, các loại thuốc kháng sinh, lamotrigine (thuốc chống động kinh), thuốc hạ sốt, giảm đau không steroid, nhóm dẫn xuất oxicam.
Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng này là kháng sinh nhóm sulfonamid, phenobarbital, carbamazepin và lamotrigine. Các nguyên nhân khác ít gặp hơn là tình trạng nhiễm khuẩn, yếu tố vật lý, liên quan đến gen,... Ở Việt Nam, do thói quen tự ý sử dụng thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, nên tỷ lệ dị ứng thuốc còn cao và nhiều bệnh nhân khi bị dị ứng không biết rõ mình bị dị ứng thuốc gì để phòng tránh.
Các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y (không theo chỉ định của bác sĩ) thường không có thành phần rõ ràng, nên khi bị dị ứng sẽ không biết rõ thành phần chính gây dị ứng để phòng tránh.
Các bệnh nhân dị ứng thuốc thể nặng như hội chứng TEN cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện chuyên khoa, nằm trong phòng riêng cách ly, chăm sóc da đặc biệt để giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương da lan tỏa sẽ gây đau rát, mệt mỏi, tổn thương niêm mạc miệng gây khó khăn trong ăn uống, tổn thương da hoại tử diện rộng gây mất nước, mất dịch qua da và rất dễ nhiễm khuẩn da gây nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Để giảm và tránh nguy cơ dị ứng thuốc, khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc khi có bệnh, nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị thích hợp. Khi có dấu hiệu nghi ngờ dị ứng thuốc như: khó thở, đau bụng, nổi ban đỏ, sẩn phù, bọng nước ....nên dừng ngay thuốc đang uống và đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
Nhiều người phải đi viện vì kiến ba khoang Nhiều người dân ở Hà Nội kêu trời khi gần đây trong nhà họ xuất hiện kiến ba khoang và bị độc tố của con vật này gây lở loét da, sưng mủ phải đến viện. Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận nhiều ca viêm da do tiếp xúc với nọc độc của kiến ba khoang dẫn đến viêm da, nhiễm...