TPHCM gia tăng trẻ mắc bệnh hô hấp
Hiện nay số ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em tại TPHCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam tiếp tục tăng nhẹ so với 2 năm trước (2021 và 2022).
Ngày 20/11, trước tình hình bệnh hô hấp tăng ở trẻ, Sở Y tế TPHCM cho biết vừa chỉ đạo các bệnh viện chuyên khoa Nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch với các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa Nhi thuộc các tỉnh phía Nam.
Các bệnh viện đều nhận định, hiện nay số ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam tiếp tục tăng so với các tháng trước đó. Đây là hiện tượng tăng theo chu kỳ vào những tháng cuối năm của nhóm bệnh này ở trẻ em. Điều đáng lo là khi số ca mắc tăng thì số ca nặng và số tử vong sẽ tăng nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các tuyến.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) thăm khám trẻ bị bệnh hô hấp đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Xuân Mai
Số liệu báo cáo của các bệnh viện chuyên khoa nhi trên địa bàn thành phố, số trường hợp điều trị ngoại trú, điều trị nội trú và số trường hợp tử vong của nhóm bệnh này trong 10 tháng năm 2023 có tăng nhẹ so với năm 2021, 2022 (những năm bùng phát của dịch COVID-19). Tuy nhiên, vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước dịch COVID-19 (giai đoạn từ năm 2015-2020).
Video đang HOT
Cụ thể, trong 10 tháng năm 2023, 4 bệnh viện tại TP.HCM gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành Phố đã tiếp nhận 238.000 ca khám bệnh hô hấp; số ca nhập viện do hô hấp là 39.400 ca; số ca tử vong cũng tăng với 223 ca.
Theo các chuyên gia, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Việc bệnh hô hấp tăng trong những tháng cuối năm khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều cũng được ghi nhận trong những năm trước vì các cháu nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết.
Tình hình mắc và tử vong do viêm phổi nặng ở trẻ em tại khu vực phía Nam trong những năm qua vẫn chưa có thay đổi đáng kể.
Phần lớn những bệnh nhi tử vong do bệnh hô hấp có bệnh nền mạn tính đi kèm như: Tiền căn sanh non, nhẹ cân, bệnh phổi mạn, dị tật bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, bệnh lý huyết học bẩm sinh… Đây là nhóm bệnh lý phức tạp, giảm tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh này ở trẻ em vẫn còn là thách thức đối với chuyên ngành nhi khoa không chỉ của nước ta mà cả các các nước phát triển.
Về tác nhân gây bệnh, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện chưa ghi nhận tác nhân nào nổi trội bất thường, đa số là các tác nhân thông thường gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em như: Virus cúm mùa, virus Adeno, RSV, các vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Mycoplasma pneumoniae.
Sở Y tế TPHCM khuyến cáo, giải pháp quan trọng giúp hạn chế lây lan mầm bệnh trong cộng đồng đó là tăng cường truyền thông thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; thường xuyên đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi,…
Trẻ mắc bệnh hô hấp tăng, các bệnh viện họp khẩn
Hiện số trẻ nhiễm khuẩn mắc bệnh hô hấp tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam tiếp tục gia tăng và việc giảm tỉ tử vong đang là thách thức nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các tuyến.
Sáng 20-11, trước tình hình bệnh hô hấp tăng ở trẻ, Sở Y tế TP HCM cho hay vừa chỉ đạo các bệnh viện chuyên khoa nhi trên địa bàn TP và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP triển khai công tác phòng chống dịch với các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa nhi thuộc các tỉnh khu vực phía Nam.
Bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc bệnh hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM)
Tại hội nghị giao ban vừa triển khai, các bệnh viện TP gồm: Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi đồng Thành phố và Bệnh nhiệt đới đều nhận định hiện nay, số ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam tiếp tục tăng.
Đây là hiện tượng tăng theo chu kỳ vào những tháng cuối năm của nhóm bệnh này ở trẻ em. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là khi số ca mắc tăng thì số ca nặng và số tử vong sẽ tăng nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các tuyến. Do đó, thông qua hội nghị, các chuyên gia của bệnh viện tuyến cuối cần sự chia sẻ kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị, đặc biệt thống nhất phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm tránh gây quá tải cho các bệnh viện tuyến cuối của TP.
Theo các bác sĩ, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Tình hình mắc và tử vong do viêm phổi nặng ở trẻ em tại khu vực phía Nam trong những năm qua vẫn chưa có thay đổi đáng kể.
Phần lớn bệnh nhi tử vong do bệnh hô hấp có bệnh nền mạn tính đi kèm như tiền căn sinh non, nhẹ cân, bệnh phổi mạn, dị tật bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, bệnh lý huyết học bẩm sinh... Đây là nhóm bệnh lý phức tạp, giảm tỉ lệ tử vong của nhóm bệnh này ở trẻ em vẫn còn là thách thức đối với chuyên ngành nhi khoa không chỉ của nước ta mà cả các các nước phát triển.
Số liệu báo cáo của các bệnh viện chuyên khoa nhi trên địa bàn TP cho thấy số trường hợp điều trị ngoại trú, nội trú và tử vong của nhóm bệnh này trong 10 tháng đầu năm 2023 có tăng nhẹ so với các năm 2021, 2022 (những năm bùng phát của dịch COVID-19). Tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với các năm trước dịch COVID-19 (giai đoạn từ năm 2015-2020).
Về tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận tác nhân nào nổi trội bất thường, đa số là các tác nhân thông thường gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em như virus cúm mùa, Adeno virus, RSV, các vi khuẩn Haemophilus influenzae,...
Sở Y tế TP HCM khuyến cáo việc tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi,... vẫn là giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế lây lan mầm bệnh trong cộng đồng.
TP.HCM: Bệnh hô hấp bùng phát, bệnh viện quá tải, bệnh nhân nằm la liệt hành lang Những chiếc võng, giường xếp, chiếu... giăng trải khắp các góc cầu thang, hành lang như "thiên la địa võng" đang là hình ảnh tại một số khoa hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM). Giường chật nhưng nằm chung 2 cháu/giường Hiện nay, các bệnh lý về đường hô hấp đang bước vào đợt cao điểm, số lượng bệnh nhi...