Cảnh giác với mầm mống ung thư nguy hiểm dễ bị chẩn đoán nhầm
Trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh phổ biến, có thể có triệu chứng ợ chua, nóng… hoặc không. Những người bị trào ngược làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Tôi bị trào ngược thực quản, viêm hang vị dạ dày không có HP. Tôi đang uống thuốc nhưng dạo này có cảm giác thức ăn trào ngược lên, nghẹn và tức. Tôi cũng bị đau họng và đã đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán viêm họng, theo dõi thêm viêm xoang nhưng hết thuốc mà họng tôi vẫn đau, đặc biệt ở vùng dưới cuống họng. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì?
(Bích Ngọc, Hà Nội)
ThS.BSCK II Hà Hải Nam – Phó trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Trào ngược dạ dày – thực quản là một rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch axit trong dạ dày hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi. Khi dịch axit trào lên như vậy sẽ gây những tổn thương ở thực quản, họng, miệng dẫn đến một số biểu hiện hay gặp như: nuốt đau, nuốt khó, viêm họng mạn tính, khàn tiếng, viêm thanh quản, sâu răng, hôi miệng, đau tức ngực, tăng tiết nước bọt…
Những dấu hiệu này khiến các bệnh nhân thường đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khác như: tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt,… từ đó dẫn đến việc điều trị không triệt để, vì căn nguyên của nó là trào ngược dịch dạ dày lên thực quản.
Bệnh này thường gặp ở các bệnh nhân có tăng tiết dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison; bệnh nhân xơ cứng bì, tăng canxi trong máu; thừa cân, béo phì; phụ nữ khi mang thai; mặc đồ bó, đồ chật; hút thuốc lá; stress; ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chua; lạm dụng đồ uống có cồn như bia, rượu…
Chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản thường dựa trên nội soi. Về điều trị, chủ yếu tập trung vào thay đổi thói quen, lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, ví dụ: không ăn quá no, không ăn uống trước khi đi ngủ tối thiểu 3 tiếng, không uống đồ uống có cồn, không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích, không ăn thực phẩm có khả năng tăng tiết axit như cam, quýt, cà chua; tránh các chất gây kích thích dạ dày như: hạt tiêu, đồ ăn cay nóng, chocolate, bạc hà, dầu mỡ; không thức quá khuya, tăng cường tập thể dục, thể thao; khi đi ngủ cần để đầu cao và tốt nhất nằm nghiêng bên trái; duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Ngoài ra, khi đi khám các bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp làm giảm lượng axit dạ dày, trung hòa axit, tăng trương lực của cơ tiêu hóa.
Với tình trạng của bạn, chúng tôi khuyên nên đi khám sớm để kiểm tra tình trạng trào ngược đến mức độ nào. Chúng tôi nhận thấy các tổn thương mà bạn mô tả về họng, về thanh quản là do axit trào ngược trong thời gian khá dài.
Video đang HOT
Trào ngược dạ dày – thực quản làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến.
Barrett Thực quản là bệnh lý thường xuất hiện ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản lâu năm. Nếu hiện tượng trào ngược axit dạ dày vào đoạn dưới thực quản diễn ra liên tục trong thời gian dài, nó có thể làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong của thực quản. Điều này khiến các tế bào vảy thường lót bên trong niêm mạc thực quản được thay thế bằng các tế bào biểu mô tuyến. Các tế bào tuyến này trông giống như các tế bào lót ở niêm mạc dạ dày và ruột non, chúng có khả năng chống lại axit dạ dày cao hơn. Tình trạng này được gọi là bệnh Barrett thực quản.
Hầu hết những người bị Barrett thực quản đều có triệu chứng ợ chua nóng, nhưng nhiều người cũng không có triệu chứng gì. Người bị Barrett thực quản có nguy cơ cao hơn nhiều phát triển ung thư biểu mô tuyến thực quản so với những người không có tình trạng này.
Dấu hiệu ung thư thực quản
Ung thư thực quản gây ra chứng khó nuốt và một số dấu hiệu chung ở các bệnh ung thư như sụt cân, đau đớn, khó thở...
Ở giai đoạn cuối của ung thư thực quản, bệnh nhân chỉ có cách giảm triệu chứng đau đớn, khó chịu để cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, khi có các dấu hiệu cảnh báo, cần đến các cơ sở ý tế để thực hiện kiểm tra chuyên sâu.
Các dấu hiệu sớm của ung thư thực quản
Ban đầu, ung thư thực quản thường không có dấu hiệu rõ ràng. Còn khi đã xuất hiện, triệu chứng phổ biến nhất là chứng khó nuốt. Kể cả ăn uống bình thường, ăn miếng vừa phải, người bệnh vẫn có thể gặp phải tình trạng nghẹn, cảm giác mắc kẹt ở cổ họng. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh nên ăn đồ ăn mềm hoặc đồ lỏng để cải thiện.
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư thực quản là khó nuốt.
Ngoài ra, ung thư thực quản còn có một số triệu chứng như giảm cân không giải thích được, đau ngực, nóng hoặc nặng ngực, ợ nóng, khó tiêu, khàn tiếng, ho...
Các dấu hiệu của ung thư thực quản giai đoạn cuối (IV)
Các triệu chứng trên sẽ trở nặng khi bệnh tiến triển và bắt đầu di căn. Chứng khó nuốt sẽ nghiêm trọng hơn, thậm chí, người bệnh chỉ có thể ăn thức ăn lỏng.
Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể gặp các tình trạng sau:
- Đau họng, ho nặng kéo dài.
- Thở nặng nè.
- Khàn giọng và khó nói, chỉ có thể nói thầm.
- Nấc liên tục.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Đau xương khớp.
- Xuất huyết thực quản, có thể gây ra xuất huyết trong đường tiêu hóa và phân.
- Mệt mỏi, có thể do thiếu máu, một số loại thuốc và phương pháp điều trị ung thư.
- Ngủ không ngon do đau đớn hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Các phương pháp giảm triệu chứng
Các triệu chứng này có thể cải thiện bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là người nhà phải trao đổi với người bệnh để thực hiện theo mong muốn cuối đời của họ.
Giãn thực quản: Nếu việc nuốt trở nên quá khó khăn, giãn thực quản có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ giống bóng bay xuống thực quản để nhẹ nhàng kéo căng mô và mở rộng lỗ thông giúp thức ăn và chất lỏng đi qua dễ dàng hơn.
Cắt laze: Các bác sĩ cũng có thể sử dụng chùm tia laser nhắm vào các mô ung thư khiến thu hẹp thực quản. Chùm tia này sẻ phá hủy các mô, cải thiện khả năng nuốt và tiêu hóa.
Sử dụng ống ăn: Nếu không thể thực hiện các phương pháp trên, người nhà bệnh nhân có thể sử dụng ống để đưa thức ăn vào cơ thể bệnh nhân. Ống này cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp qua mạch máu hoặc vào dạ dày, ruột non. Điều này có thể ngăn ngừa suy dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Với bệnh nhân giai đoạn cuối không thể ăn uống, người nhà có thể sử dụng ống để cung cấp dinh dưỡng. Ảnh: Rachel Glenn
Sử dụng thuốc giảm đau: Để giảm bớt tình trạng đau đớn, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau và cách đưa thuốc vào cơ thể nếu chúng quá khó nuốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.
Ngoài ra, người nhà có thể cho bệnh nhân sử dụng đá bào, son dưỡng môi, chăn ấm để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.
Thuốc xịt họng, dễ dùng nhưng những ai nên tránh tuyệt đối? Sau một vài lần dùng thuốc xịt họng vì tiện lợi, hiệu quả nhanh, không ít người lạm dụng, để hậu quả tăng nặng. Thời tiết giao mùa khiến nhiều người khó chịu khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản... Đa số người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự...