Cảnh giác với biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết
Thống kê số ca sốt xuất huyết trên địa bàn Quảng Ngãi đang có chiều hướng giảm. Nhưng ghi nhận tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, bệnh nhân sốt xuất huyết với các ca biến chứng nặng có chiều hướng tăng lên.
Những tháng trước, số ca sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị chỉ ở con số vài ca mỗi ngày. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6 đến nay, thời tiết mưa nắng thất thường đã khiến số bệnh nhân tăng cao. Đáng chú ý, nhiều ca nhập viện trong tình trạng mắc biến chứng.
Hiện tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 20 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị nội trú. Trong đó, có hơn 50% ca gặp biến chứng nặng là tụt tiểu cầu nặng, phải truyền tiểu cầu khối và theo dõi sát sao.
Đơn cử như trường hợp của chị Phạm Thị Xê trú ở xã Ba Ngạc (Ba Tơ) phải chuyển viện điều trị vì tụt tiểu cầu nghiêm trọng. Chị Xê cho hay: Tôi bị sốt cao 2-3 ngày không đỡ, rồi bị đau đầu, chóng mặt. Đi khám bệnh thì bác sĩ ở trạm bảo đi nhập viện vì bị sốt xuất huyết nặng rồi. Nhập viện 3 ngày, được bác sĩ truyền 4 đơn vị tiểu cầu, nay tôi thấy khỏe hơn.
Video đang HOT
Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện điều trị trong tình trạng gặp các biến chứng nặng
Một số bệnh nhân men gan tăng, tiểu cầu giảm mạnh, khi siêu âm thì thành túi mật dày, túi mật căng, kèm viêm phổi… vì vậy phải điều trị tích cực, tránh biến chứng nặng. Đáng lo ngại hơn, trong số các bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện, nhiều ca biến chứng nặng với các biểu hiện như: Sốc, xuất huyết nhiều cơ quan, suy tạng, suy gan…
Theo bác sĩ Lương Văn Tuấn- Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới cho hay: Các biểu hiện nhẹ của sốt xuất huyết thường gặp là sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi người… những trường hợp nhẹ này có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm, người bệnh chủ quan, rất dễ bị biến chứng nặng. Các trường hợp nặng có thể dẫn tới sốc, suy tạng, thậm chí tử vong.
Đây là bệnh có thể phòng từ xa, do đó theo khuyến cáo của các bác sĩ, người dân cần biết cách tự phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách tránh muỗi đốt, phun thuốc diệt muỗi, thường xuyên vệ sinh môi trường diệt bọ gây để tránh muỗi sinh sôi, phát triển. Khi có các dấu hiệu sốt cao, sốt kéo dài, mệt mỏi cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị kịp thời.
Góc tư vấn: Phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?
Chị Lê Thị Ánh, trú hẻm 283, đường Bông Sao, P.5, Q.8, có con học lớp 6 đặt câu hỏi: 'Trong lớp của con tôi có cháu bị sốt xuất huyết nên tôi rất lo lắng, đây là bệnh gì, phòng tránh ra sao?'.
Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết - SHUTTERSTOCK
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Quang Anh, Bệnh viện quốc tế Mỹ (Q.2, TP.HCM), trả lời: "Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền vi rút Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thường gia tăng vào mùa mưa.
Khi ở dạng nhẹ, bệnh sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, phụ huynh cần tạo môi trường sống trong lành và an toàn: giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.
Mọi người cần phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể tạo thói quen ngủ mùng (màn), tham gia phong trào diệt lăng quăng... để thực hiện tốt phương châm "nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết".
Hơn 80 người một xã mắc sốt xuất huyết 89 người ở huyện Phúc Thọ bị sốt xuất huyết, trong đó 52 bệnh nhân đang điều trị, 37 người đã khỏi; chỉ riêng xã Tam Hiệp có 81 người bệnh. Tam Hiệp là xã có số bệnh nhân sốt xuất huyết cao nhất Hà Nội hiện nay. Giới chức y tế địa phương cho rằng nguyên nhân bùng phát sốt xuất huyết...