Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 247 trường hợp mắc sốt xuất huyết .
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 247 trường hợp mắc sốt xuất huyết . Trong đó, có 2 ổ dịch có nguy cơ bùng phát là tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy , huyện Thanh Oai .
Sáng 21/6, quận Đống Đa tổ chức phun thuốc diệt muỗi tại phường Khương Thượng. Ảnh: CTV Lê Vũ Kiều Linh
Theo Trung tâm Y tế huyện Thanh Oai , đến nay, trên địa bàn huyện đã có 33 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 11/21 xã, thị trấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tại xã Thanh Thùy có 18 ca mắc sốt huyết.
Ông Nguyễn Đức Tuế, Chủ tịch UBND xã Thanh Thùy cho biết, do đặc thù là xã làng nghề, số lượng lao động từ các nơi khác về đông, nên việc phòng chống dịch cũng gặp khó khăn. Sau khi ghi nhận 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết đầu tiên tại thôn Rùa Hạ (ngày 17/5), chính quyền xã Thanh Thùy đã phối hợp với ngành chức năng của huyện tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, triển khai tổng vệ sinh môi trường, thả cá diệt bọ gậy trên địa bàn toàn xã, nhất là tại hai thôn Rùa Hạ và Gia Vĩnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát tờ rơi đến từng hộ gia đình, trường học; truyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của xã và truyền thông lưu động.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời tiết mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, chính quyền địa phương cần huy động các ban ngành, đoàn thể tham gia phòng chống dịch. Tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy , đây là việc làm quan trọng nhất để phòng, chống dịch bệnh một cách hiệu quả, những nơi nào tiềm ẩn nguy cơ cao cần tiến hành giám sát chặt chẽ, khoanh vùng xử lý kịp thời./.
Hà Nội: 137 ca sốt xuất huyết, chuyên gia cảnh báo bước vào mùa cao điểm
Đến nay, Hà Nội ghi nhận 137 ca mắc sốt xuất huyết. Năm 2019, cả nước đã có tới 320.331 ca sốt xuất huyết, 53 trường hợp tử vong.
137 bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội phân bổ rải rác tại 23/30 quận huyện, trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Đáng chú ý, một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà (huyện Thường Tín), xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai)...
Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết ở thành phố từ đầu năm đến nay giảm gần 45% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên hiện đã bước vào mùa cao điểm của dịch nên nguy cơ gia tăng trong thời gian tới rất cao.
Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng trên 100.000 trường hợp mắc. Năm 2019 con số này là 320.331 ca bệnh, 53 trường hợp tử vong, số mắc cao nhất trong 32 năm trở lại đây.
TP HCM cũng bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết. Ảnh: Vân Sơn.
Tại Hà Nội, hàng năm đều ghi nhận số mắc cao so với các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt tại các quận nội thành và các huyện vùng ven đô. Năm 2019 thành phố ghi nhận 12.256 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Hiện nay thời tiết miền Bắc đang vào mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh.
Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong mùa hè, Hà Nội sẽ tổ chức đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh với trọng tâm là triển khai đợt tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực nguy cơ cao (có mật độ muỗi, chỉ số bọ gậy tăng cao) và tại khu vực có bệnh nhân.
UBND xã, phường, thị trấn cần thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy.
Sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để phòng sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện những hành động đơn giản nhưng rất quan trọng để phòng chống dịch:
- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc triển khai các giải pháp phòng chống nắng nóng cho nhân viên và người bệnh.
Cụ thể, Sở yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đủ các phương tiện đảm bảo chống nóng cho người bệnh như bổ sung quạt, bạt che, cấp nước uống miễn phí; có giải pháp hạn chế thời gian chờ đợi của người bệnh; đổi mới, nâng cao thái độ phục vụ người bệnh; không để hoặc giảm đến mức thấp nhất tình trạng nằm ghép. Đồng thời, các cơ sở điều trị tổ chức tập huấn, tập huấn lại sơ cấp cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng, đuối nước và các bệnh thường gặp trong mùa hè.
Không lơ là, chủ quan với dịch sốt xuất huyết Cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội đã và đang chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết (SXH). Nhờ đó, đến nay, số ca mắc SXH tại Hà Nội giảm nhiều nhưng người dân không nên lơ là, chủ quan. SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu không được chữa trị, bệnh có thể để...
Tin mới nhất
Khói từ điếu thuốc đang cháy "độc" hơn cả khói người hút hít vào
22:04:03 24/01/2021
Khói thuốc tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hại hơn gấp 26 lần so với khói thuốc do người hút hít vào. Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư.
Chọn chế độ ăn theo nhóm máu như thế nào?
22:02:18 24/01/2021
Lý thuyết là nhóm máu có thể khiến bạn ít nhiều dễ bị ảnh hưởng bởi các hệ quả sức khỏe khác nhau, như nguy cơ mắc một số bệnh, khả năng sinh sản, phản ứng với stress...
5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen
21:55:48 24/01/2021
Ước tính có đến 4% dân số nước ta mắc hen, song tỷ lệ được kiểm soát bệnh không lớn chỉ gần 30%.
Góp ý sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6: Không có giới hạn cho khâu phản biện
21:52:15 24/01/2021
Trường đại học: Sư phạm Hà Nội, Sư phạm TPHCM và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam là ba đơn vị được chọn để cử chuyên gia góp ý, phản biện đối với sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6.
Tại sao ăn thơm ngừa béo bụng?
21:48:38 24/01/2021
Thơm là trái cây nhiệt đới, giàu vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa. Thơm có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Thải độc tế bào gan - “phép mầu” cho dân nhậu?
21:47:06 24/01/2021
Trên mạng đang tràn ngập thông tin về các sản phẩm, liệu trình giúp thải độc cơ thể... Đây có phải là phép mầu?
Thấy thức ăn có mùi lạ, ông chồng nhổ ra và phát hiện kinh hoàng
21:29:03 24/01/2021
Thấy thức ăn có mùi lạ, người đàn ông ở Mỹ đã nhổ ra và may mắn sống sót vì thức ăn có tẩm độc. Đây là những món do chính vợ ông nấu.
Dầu dừa giúp giảm viêm da
21:22:02 24/01/2021
Dầu dừa có nhiều lợi ích, trong đó đáng kể là khả năng kháng viêm và dưỡng ẩm, theo trang tin Insider.
Gặp dấu hiệu này ở tay, đi cấp cứu ngay vì huyết áp đang tăng cao nguy hiểm
21:20:42 24/01/2021
Tê, ngứa ran, cảm giác như châm kim ở ngón tay có thể là dấu hiệu của huyết áp cao nghiêm trọng.
Người phụ nữ bị ảo giác thấy nhện bò khắp người
21:15:24 24/01/2021
Sau khi mắc viêm não, cô Aisling Tipping ở Bắc Ireland gặp một tình trạng ảo giác đáng sợ. Cô nhìn thấy những con nhện bò khắp người mình.
Đường thốt nốt giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe đường ruột
21:13:37 24/01/2021
Từ việc tăng cường khả năng miễn dịch đến việc làm sạch phổi của chúng ta, đường thốt nốt có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
Cách tự giảm cân hiệu quả
21:10:15 24/01/2021
Giảm cân đúng cách không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn nâng cao sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ bị biến chứng liên quan đến bệnh béo phì, theo chuyên trang y tế Medical News Today.
Nên và không nên ăn gì để tránh tăng nồng độ a xít uric?
21:07:40 24/01/2021
A xít uric là một chất thải tự nhiên được thải ra khỏi cơ thể sau quá trình tiêu hóa thức ăn giàu purin. Purin là các hợp chất hóa học được tạo thành từ các nguyên tử cácbon và nitơ và được phân giải trong cơ thể.
5 cơn ác mộng phổ biến nhất mà người mẹ mơ thấy
21:00:59 24/01/2021
Trong khi hầu hết các bà mẹ đều trải qua những giấc mơ kỳ lạ khi mang thai, thì những điều kỳ quặc và ác mộng cũng kéo dài đến những ngày làm mẹ!
Gắp xương gà cắm sâu vào thực quản cụ bà 86 tuổi
20:43:10 24/01/2021
Hóc xương gà lâu ngày nhưng không kịp thời đến bệnh viện để xử lý, một cụ bà 86 tuổi bị biến chứng áp-xe thực quản và đã được bác sĩ xử lý thành công.
Phẫu thuật thành công khối u lớn trên mặt cụ bà 74 tuổi
20:38:25 24/01/2021
Bệnh viện Bỏng Quốc gia, Học viện Quân y phối hợp với các bác sĩ một số bệnh viện lớn đã phẫu thuật thành công khối u to bằng quả bưởi trên mặt cụ bà 74 tuổi ở Hà Tĩnh.
Cứu bệnh nhân dập nát cẳng chân do tai nạn giao thông
20:31:11 24/01/2021
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa An Phước (Bình Định), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị chấn thương nặng do tai nạn giao thông.
Phẫu thuật cắt túi mật "hóa đá" và u bì buồng trứng cho một bệnh nhân
20:29:10 24/01/2021
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiến hành 2 cuộc phẫu thuật nội soi cắt túi mật và u bì buồng trứng trên cùng một bệnh nhân.
Suýt tử vong vì hóc thịt vịt
20:24:59 24/01/2021
Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam vừa tiếp nhận và xử lý kịp thời một trường hợp bệnh nhân nữ, 54 tuổi, bị dị vật đường thở, nguy cơ tử vong cao.
Lý do phụ nữ mang thai bị sùi mào gà
20:17:53 24/01/2021
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh sùi mào gà có thể chuyển biến xấu, thậm chí, dẫn đến ung thư.
Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang cứu sống bệnh nhân nguy cơ tử vong do vết thương nặng
19:20:48 24/01/2021
Kết quả thăm khám ban đầu và thông tin từ người nhà bệnh nhân cho biết, anh P. bị đâm bằng dao, gây ra vết thương thượng vị hướng lên ngực đường kính khoảng 2cm
Bệnh ung thư vòm họng nên và không nên ăn gì?
19:17:53 24/01/2021
Cũng như các bệnh ung thư khác, người mắc bệnh ung thư vòm họng cũng cần có riêng cho mình một chế độ ăn phù hợp, không chỉ để tăng cường về mặt sức khỏe, hồi phục nhanh hơn mà còn tạo điều kiện để tinh thần trở nên thoải mái, tránh nhữ...
Nâng ngực bằng túi độn hay dùng mỡ tự thân?
19:14:02 24/01/2021
Vấn đề ghép tế bào mỡ (bơm mỡ tự thân) là một kỹ thuật phổ biến hiện nay trong chuyên ngành thẩm mỹ ngoại khoa của thế giới cũng như Việt Nam.
Bí quyết duy trì "chuyện yêu" ở tuổi mãn kinh
19:10:04 24/01/2021
Thời kì mãn kinh làm thay đổi nhiều sinh lý của phụ nữ, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất trong chuyện quan hệ vợ chồng. Vậy, có bí quyết nào duy trì chuyện yêu tuổi mãn kinh không?
Vì sao trà chanh lại có tác dụng giảm cân?
19:06:52 24/01/2021
Tiêu thụ đồ uống không lành mạnh cũng trở thành một trở ngại đối với những người đang cố gắng giảm cân. Vì vậy, đối với những người muốn giảm cân cần lựa chọn loại đồ uống thích hợp.
Nguy cơ tăng cân từ việc bỏ bữa tối
19:04:32 24/01/2021
Những sinh viên thường xuyên nhịn bữa tối có xu hướng già hơn, bị thừa cân, thích hút thuốc và uống rượu, ngủ ít hơn.
Cảnh báo về bệnh lý sỏi tuyến nước bọt
19:01:30 24/01/2021
Sỏi tuyến nước bọt là một cấu trúc bị vôi hóa và hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt. Khi sỏi lớn nên dòng chảy của nước bọt có thể bị tắc gây sưng phồng, viêm ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng mặt