Cảnh giác: nấm trong tai
Các bệnh lý viêm mũi họng do dị ứng sẽ giảm đi trong mùa hè, tuy nhiên một căn bệnh thường gặp khác ở tai mũi họng lại dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi, đó là bệnh nấm tai. Nếu người bệnh có biểu hiện của giảm sức nghe, đau tai, ngứa tai, ù tai… thì cần được khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Ai hay bị nấm tai?
Thời gian gần đây có nhiều người đến các chuyên khoa tai mũi họng để khám vì tai rất ngứa ngáy khó chịu, có lúc như có tiếng gió thổi ù ù trong tai và nghe kém hẳn. Mức độ ngứa ngày một tăng, có người dùng cả ôxy già rửa nhưng vẫn không thuyên giảm. Trên hình ảnh nội soi ống tai, những bệnh nhân này đều bị nấm tai. Khai thác bệnh thì được biết đa số các trường hợp này thời gian gần đây thường xuyên đi tắm tại các bể bơi, khi tắm xong không vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ. Tuy nhiên có những trường hợp nấm tai do hay đi lấy ráy tai ở hiệu cắt tóc, gội đầu.
Điều cần lưu ý là bệnh nhân khi có dấu hiệu ù tai, ngứa tai, đau tai thường không nghĩ đến mắc nấm mà chỉ nghĩ mắc phải bệnh nào đó ở tai. Có những trường hợp đã biến chứng sang viêm tai, nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe.
Hình ảnh nội soi nấm trong ống tai.
Video đang HOT
Thời tiết nóng ẩm mùa hè rất thuận lợi cho nấm ký sinh trong cơ thể
Thời tiết mùa hè nóng ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm ký sinh trên cơ thể phát triển. Các loại nấm này đều có thể mọc được ở tai do môi trường ống tai rất ẩm ướt. Nếu một nơi nào đó trên cơ thể mắc nấm đều có nguy cơ lây nhiễm đến tai do tay người bệnh. Ở nhiều phụ nữ mắc nấm âm đạo không được điều trị cũng có thể dẫn đến mắc nấm ở tai. Nhiều trường hợp người ta không để ý đến điều này và bất ngờ khi bị nấm tai do lây nhiễm chéo từ nấm âm đạo.
Những người thường xuyên đi tắm tại các bể bơi có nhiều nguy cơ mắc nấm tai. Do khi bơi lặn khó tránh khỏi nước vào tai nhưng nếu không được làm khô, vệ sinh tai sạch sẽ thì đây là một cơ hội tốt cho các loại nấm sinh trưởng trong tai. Nguy hiểm hơn nếu thường xuyên tắm ở các bể bơi không đảm bảo vệ sinh thì không chỉ mắc nấm ở tai mà còn có thể mắc các bệnh lý ngoài da khác.
Những người có thói quen lấy dáy tai ở tiệm cắt tóc cũng dễ mắc bệnh. Sự lây lan giữa người lành và người mang bệnh ở đây rất dễ dàng do họ dùng chung dụng cụ lấy dáy tai (các dụng cụ này cũng không đảm bảo vệ sinh). Không chỉ có bệnh nấm tai mà còn nhiều bệnh lý lây nhiễm khác nếu trong quá trình lấy dáy tai có thể làm trầy xước ống tai, nhất là các bệnh do vi khuẩn, virút làm viêm tai.
Ngoài tình trạng nấm trong tai, mùa hè còn có thể gặp các bệnh nấm ở họng, nấm mũi, mắt… gây ngứa, hắt hơi, sổ mũi, thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp xâm nhập, phát triển, nhất là vi khuẩn và virút đường hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Vệ sinh là biện pháp phòng bệnh hàng đầu
Để phòng bệnh nấm tai, các bác sĩ cho biết phải vệ sinh tai hằng ngày, đặc biệt là sau khi tắm, bơi. Mọi người không nên lấy dáy tai tại các tiệm cắt tóc gội đầu. Nếu có mắc ở một bộ phận nào trên cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm, tránh lây nhiễm sang nhiều vị trí khác trên người và tai. Khi có dấu hiệu lâm sàng bất thường ở tai cần được đi khám ở đúng chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có tiền sử viêm tai cố gắng tránh nước vào tai, có thể sử dụng bông y tế để nút tai khi bơi.
Các thuốc sử dụng để điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và bôi tại chỗ, tùy theo từng loại nấm. Tuy nhiên người bệnh đã từng có tiền sử viêm tai giữa có thủng màng nhĩ hoặc vừa viêm tai, vừa bị nấm phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc chống nấm dạng bôi.
Theo SKDS
Bị mù vì hít quá nhiều phân chim bồ câu
Vì trên mái nhà đọng quá nhiều phân chim bồ câu, một cô gái trẻ 24 tuổi người Canada tên là Erica Richards mất thị giác vì bệnh viêm màng não do một loại nấm ký sinh trong phân chim gây nên.
"Tôi bị đau nửa đầu từ phía sau ngược lên phía trước. Tôi thiếu ánh sáng, âm thanh và phải được xoa bóp cổ. Tôi không thể nằm xuống hay ngồi dậy, không thể ăn và bắt đầu nôn mửa. Sau đó, tôi bị lên cơn co giật và lúc tỉnh dậy, tôi biết mình đang trong bệnh viện", Erica Richards miêu tả lại các triệu chứng của căn bệnh mà cô từng gặp phải.
Erica Richards, cô gái trẻ đáng thương mất thị giác vì mái nhà có quá nhiều phân chim.
Các chuyên gia cho biết, không riêng gì chim bồ câu, loại nấm gây ra căn bệnh viêm màng não cho Erica Richards còn ký sinh trong ruột của các loại chim khác, trong đó có cả gà. Con người có thể hít phải loại nấm này nếu tiếp xúc với phân của chúng.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hiện giảng dạy tại trường Y khoa Dalhousie ở Halifax là ông Kevin Forward khuyến cáo: "Bạn không nên sống trong môi trường có nhiều phân chim. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống trong một môi trường như thế, bạn nên dọn dẹp sạch sẽ phân chim mỗi ngày".
Trong khi đó, đối với Erica Richards, bất hạnh vừa ập đến không thể khiến cô gục ngã. Hiện, hàng ngày cô gái trẻ đi hát dạo trên phố để phổ biến cho mọi người kiến thức cần thiết về căn bệnh của cô.
Chim bồ câu góp phần tô điểm cho cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, chúng cũng mang theo một danh sách dài các sinh vật gây bệnh như Chlamydia và Salmonella.
PHƯƠNG ĐĂNG
Theo Infonet.vn
Nồng ấm hương vị nem thính xứ Thanh Hóa Nem chua Thanh Hóa có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Cầu kỳ hơn một chút, có lẽ ít ai biết đến món nem thính, với vị chua đặc biệt của của thịt trộn thính, hòa lẫn mùi thơm nồng của lá chuối nướng cháy, chỉ ngửi thôi đã thấy thèm rồi. Chấm vào một chút tương ớt cay cay, cảm...