Cảnh báo sức khỏe qua tiếng ồn trong cơ thể
Những tiếng động bên trong cơ thể phát ra hầu hết là bình thường, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể là tiếng chuông báo động cho sức khỏe, theo tiến sĩ Kurt Hafer, làm việc tại Trường Y khoa Stanford (Mỹ).
Tiếng ù tai kèm đau hoặc chóng mặt có thể do nhiễm trùng tai hoặc thần kinh – Ảnh: Shutterstock
Tiếng gió rít là dấu hiệu của sự tắc nghẽn luồng không khí và có thể là do chất nhầy quá mức ở đường mũi. Nếu bạn không bị chấn thương vùng mũi, có thể dùng nước muối hoặc nước khoáng xịt mũi để thông mũi.
Ù tai
Ù tai ở một hoặc cả hai tai được gọi là chứng ù tai. Nhiễm trùng, lão hóa và tiếng ồn rất lớn có thể gây hại các tế bào lông ở tai trong dịch rung động âm thanh thành tín hiệu điện. Kết quả là ốc tai sẽ gửi tín hiệu đến não bộ ngay cả khi không có sóng âm thanh nào đi vào.
Nếu chứng ù tai kéo dài hơn 2 ngày hoặc kèm theo đau hoặc chóng mặt, nên xét nghiệm để loại trừ khả năng nhiễm trùng hay thần kinh.
Ợ hơi
Ợ hơi là âm thanh của không khí thoát ra từ dạ dày, thường là do nuốt không khí, theo tiến sĩ Claudia Gruss, bác sĩ chuyên khoa về ruột và dạ dày tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe ProHealth ở bang Connecticut (Mỹ). Giảm ợ bằng cách không nói chuyện khi bụng no, ăn chậm và bỏ đồ uống có ga. Tuy nhiên, ợ hơi kèm đau ngực hoặc đau họng có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Nấc
Nấc cụt xảy ra do sự co thắt cơ hoành. Hồi hộp, phấn khích, chướng bụng do ăn quá no có thể là nguyên nhân gây ra nấc cụt.
Video đang HOT
Thông thường, nấc cụt vô hại, bạn có thể ngăn chặn chúng bằng cách giữ hơi. Tuy nhiên, nếu nấc kéo dài hơn 48 giờ cần đến bệnh viện để loại trừ nguy cơ kích thích dây thần kinh hay trục trặc ở hệ thần kinh trung ương.
Tiếng sôi ùng ục trong ruột
Nếu bạn nghe tiếng sôi ùng ục khi bụng chưa ăn, đó có thể là do bạn đang đói. Tuy nhiên, tiếng động này kèm đau, co thắt hoặc buồn nôn thì đó có thể là dấu hiệu của tắc ruột, có thể cần phải phẫu thuật.
“Xì hơi” vùng kín
Âm thanh như “xì hơi” phát ra ở âm đạo là âm thanh của một túi khí bị đẩy ra khỏi âm đạo, theo tiến sĩ Leah Millheiser, giám đốc Chương trình Y học tình dục nữ tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Stanford (Mỹ). Không khí có thể bị mắc kẹt ở vùng âm đạo khi cửa âm đạo đóng trong thời gian hoạt động thể chất hoặc tình dục. Tập bài tập Kegel để tăng cường các cơ sàn chậu có thể ngăn không khí đi vào âm đạo, Millheiser nói.
Tuy nhiên, nếu âm thanh kèm mùi hôi hoặc thấy phân trong âm đạo, có thể là dấu hiệu của lỗ rò trực tràng – âm đạo, và cần được phẫu thuật.
Tiếng bốp ở khớp xương
Khớp xương được bôi trơn bằng dịch khớp, khi bạn ngồi xổm hoặc đứng, áp lực ở cơ thay đổi có thể tạo ra tiếng bốp. Nếu tiếng bốp kết hợp với đau có thể do dây chằng đứt, gãy xương hoặc chấn thương sụn, theo tiến sĩ Mark R. Hutchinson, giáo sư chuyên khoa chỉnh hình và y học thể thao tại Đại học Illinois tại bang Chicago (Mỹ).
Thở khò khè
Thở khò khè có thể do dị ứng, hen suyễn hoặc thậm chí suy tim sung huyết. Suy tim phải nhập viện, trong khi dị ứng và hen suyễn thường được điều trị bằng thuốc.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Tác hại ít biết của củ gừng
Gừng là gia vị có tính nóng cao, những người mắc bệnh dạ dày, bệnh gan,... không nên sử dụng loại gia vị này.
Gừng là một gia vị được sử dụng trong các món ăn hàng ngày đồng thời cũng là một vị dược liệu quý mà mọi người đều quen thuộc có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên dùng loại gia vị này. Một số người mắc các chứng bệnh dưới đây thì không nên ăn gừng:
Người mắc bệnh nhiệt dạ dày
Gừng là một gia vị phổ biến nhưng cũng mang các tác hại với một số người mắc các bệnh như loét ruột, bệnh gan.
Theo Đông y nếu ăn quá nhiều các thực phẩm có tính nóng sẽ gây khát nước, khô miệng hoặc đắng miệng,...những triệu chứng cơ bản của bệnh nhiệt dạ dày. Do gừng thuộc loại gia vị có tính nóng cao nên những người mắc bệnh nhiệt dạ dày ăn các thực phẩm có gừng sẽ càng bị nặng hơn, lâu dài có nguy cơ cao mắc phải chứng viêm loét dạ dày.
Người bị viêm hoặc bị loét ruột
Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét. Nếu dùng gừng sẽ gây kích thích thành ruột và hình thành vết loét.
Người có thân nhiệt cao
Với những người có thân nhiệt cao thì không nên ăn gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Nếu muốn ăn thì nên sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm có tính hàn, như vậy có thể trung hòa tính nóng của gừng. Khuyến cáo, khi bị sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
Người có thể trạng âm suy
Các sách Đông y đều viết rằng người có thể trạng âm suy có các triệu chứng như lòng bàn tay, bàn chân nóng, toàn thân ra mồ hôi, mắt , mũi , miệng và da luôn khô, hay bị mất ngủ,... mà gừng thuộc tính nóng, sinh nhiệt, tiêu âm do vậy không nên sử dụng gừng sẽ làm các triệu chứng ngày càng nặng thêm.
Người bị bệnh gan
Với những bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.
Người hay bị rụng tóc
Đông y cho rằng tóc và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người có tuổi chức năng thận không còn tốt nữa có khi dẫn tới tình trạng suy thận, nên tóc không có đủ dưỡng chất, từ đó dẫn tới rụng tóc. Mà gừng là gia vị sinh nhiệt, nếu người hay bị rụng tóc ăn gừng sẽ gây ra những tác động không tốt tới thận, và làm tình trạng rụng tóc càng nghiêm trọng hơn.
Người hay ù tai chóng mặt
Người hay bị ù tai chóng mặt là do gan nóng làm chức năng gan bị suy giảm, nếu sử dụng gừng sẽ càng làm nghiêm trọng hơn.
Khi mang thai
Theo kinh nghiệm dân gian với phụ nữ trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm. Ngoài ra trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó sẽ có trong sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.
Người mắc bệnh trĩ, xuất huyết
Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu do mắc bệnh trĩ hay xuất huyết thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kì dạng nào bởi nó sẽ làm tình trạng chảy máu thêm nghiêm trọng hơn.
Phạm Xuân Lộc
Đời sống pháp luật
Thói quen tưởng như xấu nhưng tốt cho sức khỏe Buôn chuyện, bẻ khớp ngón tay, cắn móng tay... tưởng chừng là những thói quen xấu nhưng lại mang đến những lợi ích không ngờ cho sức khỏe. Buôn chuyện Theo các nhà nghiên cứu Đại học Rhode Island's Brown, Mỹ, việc dành ra 20 phút nói chuyện phiếm về những người khác giúp ngăn chặn 96% cảm giác căng thẳng, áp lực...