Cảnh báo nước ngầm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhiễm amoni nặng
Theo khảo sát của các nhà khoa học, phần lớn nước ngầm ở Đồng bằng Bắc Bộ đều bị nhiễm amoni nặng, vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế cho phép.
Theo khảo sát của các nhà khoa học cho biết, phần lớn nước ngầm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đều bị nhiễm amoni rất nặng, vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế rất nhiều lần.
Theo đó, những tỉnh, thành như Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương được cho là những địa phương bị nhiễm amoni nặng nhất.
Người dân cần kiểm tra thịt nhiễm amoni hay không sau khi luộc chín
Thịt lợn tươi, sạch được rửa cẩn thận trước khi cho vào luộc chín. Sau 30 phút, thịt vẫn còn giữ lại màu tươi như thịt sống. Đây là cách thức mà người dân tự kiểm tra trong nước sinh hoạt của mình có nhiễm amoni hay không.
Hiện tại, nước sinh hoạt ở khu đô thị do Công ty Nước sạch Hà Đông cung cấp. Bản thân lãnh đạo nhà máy cũng thừa nhận, vì nguồn đầu vào là nước ngầm nên việc hàm lượng amoni vượt ngưỡng là điều không tránh khỏi và doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để khắc phục điều này.
Lúc này, người dân tiếp tục đặt ra nghi vấn bởi đầu nguồn đã sạch mà nước vẫn bẩn thì chắc hẳn là do bể chứa nước đặt trong khu đô thị, nơi trung chuyển nước từ nhà máy về đến từng hộ gia đình.
Video đang HOT
Người dân mất tiền mua nước sạch nhưng lại phải sử dụng nước bẩn, nước bẩn này không thể nhận diện được bằng mắt thường và cũng không ngửi được mùi của Amoni
Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7 g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là 10-50 mg/lít
Amoni là một trong những yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp: làm giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trung nước do phản ứng với clo tạo thành monocloamin là chất sát trùng thứ cấp hiệu quả kém clo hơn 100 lần. Amoni cùng với các chất vi lượng trong nước (hợp chất hữu cơ, phốt pho, sắt, mangan…) là “thức ăn” để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp, làm giảm các yếu tố cảm quan.
Một hiện tượng nữa cần được quan tâm là khi nồng độ amoni trong nước cao, rất dễ sinh nitrit (NO2). Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N – nitroso – là chất tiền ung thư. Nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì amoni dễ dàng chuyển hoá thành chất độc hại, lại khó xử lý.
Amoni là chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi vào trong cơ thể sẽ chiếm mất oxy khiến cho trẻ bị xanh xao, ốm yếu, thiếu máu, khó thở do thiếu oxi tỏng máu. Đến một giai đoạn nào đó khi nhiễm amoni nặng sẽ gây ngộp thở và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Theo tổ chức Y tế thế giới cũng như các tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã đề ra mức giới hạn 3 và 50mg/l đối với nitrit và nitrat tương ứng nhằm ngăn ngừa bệnh mất sắc tố máu (methaemoglobinaemia) đặ biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Nguy hại hơn, nếu Amoni nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Để kiểm tra nước sinh hoạt có bị nhiễm amoni hay không, người dân có thể đem thịt lợn, sạch được rửa cẩn thận trước khi cho vào luộc chín. Sau 30 phút, thịt vẫn còn giữ lại màu tươi như thịt sống.
Ngọc Linh
Theo moitruong.net
Nên luộc thịt bằng nước sôi hay nước lạnh?
Luộc nước sôi nhanh, thịt ngon hơn còn luộc nước lạnh thịt ngọt và loại bỏ được nhiều chất độc hại.
Khi luộc thịt, nhiều người có thói quen luộc qua thịt hoặc dùng nước sôi để chần qua nhằm loại bỏ hóa chất. Cách khác là bỏ thịt vào nồi nước lạnh rồi bật bếp cho nước và thịt cùng sôi.
Theo tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, thực tế các cách luộc này đều làm chín thịt và ăn được. Tuy nhiên, mỗi cách có một tác dụng riêng.
Nếu ban đầu cho thịt vào nước lạnh rồi mới nấu sôi, trong quá trình luộc các chất cặn bã thoát ra ngoài. Khi đó, bạn phải vớt bọt, cặn bẩn nổi lên trên mặt nước luộc thịt. Miếng thịt luộc bằng nước lạnh không ngon bằng nhưng nước luộc lại rất ngọt, đậm đà. Cách luộc này phù hợp với những người muốn có món canh ngon.
Thịt luộc bằng nước sôi sẽ giữ được chất dinh dưỡng do không bị phân hủy khi đun sôi quá lâu. "Miếng thịt luộc bằng nước sôi ngon hơn miếng thịt luộc bằng nước lạnh", tiến sĩ cho biết. Tuy nhiên, cách luộc này không thải được nhiều chất bẩn, chất độc trong thịt, nên về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Nguyên nhân do dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ; vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein.
"Do đó, thịt cho vào nước đun sôi dễ biến tính co lại, hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt không an toàn", phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, giải thích.
Khi luộc thịt cần vớt bỏ liên tục những bọt nổi trên mặt nước luộc. Ảnh: Health
Theo các chuyên gia, trước khi chọn cách luộc thịt, việc quan trọng hơn cả là chọn được miếng thịt sạch. Thịt sạch, không chất độc hại dù luộc bằng cách nào cũng rất bổ dưỡng và an toàn. Bạn nên chọn mua thịt ở nơi bán uy tín, thịt có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ đều, đường cắt mặt khô ráo.
Trước khi luộc, cần loại bỏ chất bẩn và hóa chất có thể tồn dư trong thịt bằng cách rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt, bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt.
Thời gian luộc thịt không thể đoán định chính xác vì còn phụ thuộc vào miếng thịt luộc to hay nhỏ, dày hay mỏng. Nếu miếng thịt dày và to, thời gian luộc có thể rất lâu mà chưa chắc đã chín ở trong, trường hợp này nên dùng dao xẻ hoặc khía miếng thịt ra cho dễ chín hơn.
Khi luộc thịt, nếu có bọt nên vớt thường xuyên, khi nào thấy miếng mỡ hơi trong, xiên đũa qua miếng thịt không thấy nước đỏ trào ra tức là đã luộc chín.
Thùy An
Theo VNE
Đã mắt với những loại cây siêu xinh, rinh về ngay phòng tắm Nếu như phòng khách được xem là trái tim của ngôi nhà thì phòng tắm có thể ví như lá phổi. Có rất nhiều loại cây phù hợp giúp bạn dễ dàng tạo dựng một "phòng tắm xanh" đúng nghĩa. Phòng tắm là nơi có độ ẩm thích hợp để đặt một số loại cây. Sự xuất hiện của cây lá trong phòng...