Cẩn trọng trước những độc chất trong thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra phổ biến trên thế giới. Người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ bị tổn thương nhất. Tuy đáng sợ, nhưng bạn có thể hạn chế được điều này nếu biết cách tránh các loại thực phẩm ẩn chứa chất độc.
Nhà bếp cần được giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây hại phát sinh – Ảnh: Shutterstock
Botulism. Mỗi khi mua các lon đồ hộp, bạn nên lựa những lon liền lạc, không bị mốp méo, không rỉ sét và nhất là nắp lon không phình lên vì đây có thể là dấu hiệu sản phẩm đã bị nhiễm một loại vi khuẩn độc hại, clostridium botulinum – tác nhân gây ra bệnh botulism.
Độc tố của loại vi khuẩn này gây liệt cơ và liệt hô hấp. Chất độc này còn được tìm thấy trong các loại thực phẩm được bảo quản không đúng cách trong các nhà hàng.
Khi ăn vào, độc tố không bị hủy bởi dịch vị tiêu hóa mà sẽ xuyên qua màng ruột để đến các điểm tiếp nhận thần kinh và cơ. Nơi đây, độc tố sẽ ngăn cản sự tiết chất acetylcholine vì vậy luồng dẫn truyền thần kinh bị gián đoạn và gây tê liệt.
BPA. Mới đây, một nhóm chuyên gia đã khảo sát gần 10 thương hiệu đóng hộp mì ống, các sản phẩm súp, và tìm thấy chúng đều chứa bisphenol-A, một độc tố mà gần đây đã được chứng minh có tác động đến ADN của con người và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ cũng như gây ra hội chứng Down.
Campylobacter. Được tìm thấy trong phân gia cầm, chim hoang dã và một số vật nuôi. Trẻ em dễ nhiễm campylobacter nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách hoặc dùng sản phẩm sữa không được tiệt trùng kỹ lưỡng.
Sữa chưa được tiệt trùng có nghĩa chưa được xử lý để diệt vi khuẩn, và campylobacter dễ dàng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Giải pháp đơn giản là tránh sữa chưa được tiệt trùng và pho mát sữa tươi, đặc biệt nếu bạn đang trong giai đoạn suy giảm hệ miễn dịch hoặc mang thai.
Video đang HOT
Cần tránh tiêu thụ các loại sữa chưa được tiệt trùng – Ảnh: Shutterstock
Clostridium. Được tìm thấy trong phân người và động vật; trẻ nhỏ thường bị nhiễm clostridium nếu cha mẹ không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh rồi lao ngay vào việc chế biến thức ăn.
Pho mát cũng là sản phẩm thường bị nhiễm vi sinh vật clostridium, có thể gây sẩy thai. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn phô mai mềm.
E.coli. Là vi khuẩn được tìm thấy trong phân người và động vật; vi khuẩn này có thể lây lan thông qua việc xử lý thực phẩm cẩu thả. E.coli dễ xâm nhập cơ thể khi ăn thịt bò chưa nấu chín. Ngoài ra, rau xanh và trái cây cũng có thể bị nhiễm E.coli bởi nguồn nước bẩn, phân bón.
Theo Lifespan, để tránh ngộ độc cần rửa sạch rau, củ trước khi ăn, cũng như áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm chéo mỗi khi xử lý thức ăn trong bếp chẳng hạn không dùng dao cắt thịt để cắt trái cây.
Salmonella. Thường được tìm thấy trong thịt, trứng. Con người dễ dàng bị salmonella tấn công thông qua việc tiêu thụ trứng sống hoặc chưa nấu chín. Theo các chuyên gia, xử lý thực phẩm không phù hợp là nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến salmonella có cơ hội tấn công. Các nhà khoa học cũng tin rằng ăn thịt gia cầm còn sống hoặc uống sữa chưa tiệt trùng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc.
Tụ cầu khuẩn. Vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến gây các bệnh ngoài da như mụn rộp, chốc lở. Tụ cầu khuẩn có thể tiếp cận cơ thể thông qua con đường ăn uống mất vệ sinh. Đun nấu ở nhiệt độ 100 độ C, trong vòng 15 phút vẫn chưa thể phá hủy độc tố này. Vì thế, muốn khử độc tố tụ cầu khuẩn, một số thực phẩm cần được đun sôi thật lâu.
Solanine. Chất độc này được tìm thấy trong những củ khoai tây đã bắt đầu nảy mầm. Khi chế biến nên gọt bỏ phần củ đã biến thành màu xanh, tím hoặc chỗ nảy mầm. Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine trong khoai tây rất ít; nhưng khi nó đã mọc mầm thì lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người. Khi bị trúng độc khoai tây, người bệnh có biểu hiện khô cổ, khó thở, nôn mửa, tê lưỡi, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt.
Khoai tây khi đã mọc mầm thì phát sinh chất độc – Ảnh: Shutterstock
Ngộ độc cá. Ngộ độc cá thường rất nghiêm trọng, đặc biệt là những loại cá ở vùng cận nhiệt đới. Một số cá ngừ chứa histamin và khi tiêu thụ chúng rất dễ dẫn đến các dị ứng như: phát ban, đổ mồ hôi, đau bụng, đỏ bừng, nhức đầu, tiêu chảy.
Nếu sau khi ăn cá ngừ bạn có các triệu chứng tương tự, có thể cá đã bị ô nhiễm scombrotoxin. Việc giữ cá tươi là điều cần thiết bởi những trường hợp ngộ độc đều do ăn phải cá ươn, không được lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp.
Ngộ độc động vật có vỏ. Động vật có vỏ thường chứa chất độc làm ảnh hưởng đến thần kinh. Tiêu thụ chúng có thể gây ra cảm giác: tê liệt, lạnh – nóng bất thường. Chẳng hạn hàu trước khi biến thành món ăn hấp dẫn trên đĩa, trước đó nó sống dưới đáy biển và có thể đã lây nhiễm nguồn nước bẩn. Nếu không được nấu chín, vi khuẩn được gọi là vibrio vulnificus – có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Toxoplasma gondii. Con người có nhiều khả năng bị toxoplasmosis xâm nhập nếu ăn thịt chưa nấu chín. Theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ, thịt không được xử lý an toàn gây ra ít nhất 1.000 căn bệnh kể từ năm 1990-2011. Gà là một trong số tác nhân kinh khủng nhất, nó liên quan đến 400 cơn dịch.
Các chuyên gia cho biết, thực phẩm tươi sống: sữa chưa tiệt trùng, trứng sống, thịt chưa nấu chín, và động vật có vỏ là các loại thực phẩm dễ bị ô nhiễm nhất.
Nấm. Một loạt các loài khác nhau của nấm hoang dại (một số trong đó gây chết người) chứa độc tố có thể gây ra vấn đề tiêu hóa như: nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng.
Nấm được xem là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên cần đề phòng một số loại nấm có chứa độc tố – Ảnh: Shutterstock
Theo TNO
Nhà bếp nguy hiểm hơn đường phố
Sự hiện diện của bếp gas và các dung dịch hóa chất tẩy rửa khiến không khí trong nhà bếp trở nên nguy hiểm hơn không khí ngoài các đường phố đông đúc.
Giới khoa học lo ngại mức độ ô nhiễm không khí trong nhà đang có xu hướng tăng do trào lưu sử dụng hóa chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh, nước hoa xịt phòng và thói quen đóng kín các cửa để bật máy điều hòa nhiệt độ.
Để tìm hiểu mức độ nguy hiểm của ô nhiễm trong nhà, các nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield tại Anh theo dõi ba ngôi nhà ở những địa điểm khác nhau. Một nhà được xây bằng đá, có mái kiểu truyền thống và bếp điện. Nó nằm trong một làng ở vùng nông thôn. Hai nhà kia là căn hộ mái bằng với bếp gas và đều nằm gần đường phố đông đúc.
Nhóm nghiên cứu lấy mẫu không khí cả bên trong và bên ngoài các ngôi nhà trong 4 tuần để đo nồng độ các chất gây ô nhiễm. Kết quả cho thấy nồng độ carbon monoxide (CO) trong ngôi nhà ở vùng nông thôn rất thấp. Ngược lại, nồng độ CO trong hai căn hộ ở độ thị rất cao, đặc biệt là khi những chiếc bếp gas được sử dụng.
Nồng độ nitrogen dioxide (NO2), một loại khí độc khác, trong phòng bếp của hai căn hộ ở đô thị cao gấp ba lần so với ngôi nhà ở nông thôn.
Các chuyên gia cũng xem xét nồng độ của những chất độc hại đối với người già và những người mắc bệnh ở đường hô hấp. Chúng bao gồm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các hạt rắn có kích thước đủ nhỏ để xâm nhập vào phổi. Họ nhận thấy nồng độ các hạt cứng trong bếp của hai căn hộ cao hơn mức an toàn mà chính phủ Anh quy định đối với chất lượng không khí ngoài trời.
Theo giáo sư Vida Shafiri, trưởng nhóm nghiên cứu, khi đề cập tới chất lượng không khí, phần lớn dư luận chỉ nghĩ tới không khí ngoài trời. Do người hiện đại dành phần lớn thời gian trong ngày cho các hoạt động trong nhà, chúng ta nên hiểu rõ hơn về ô nhiễm không khí trong nhà.
"Thời gian ở trong nhà của con người hiện nay chiếm tới 90% tổng thời gian trong ngày. Chúng ta thực hiện mọi biện pháp để khiến cho ngôi nhà trở nên ấm áp, an toàn và tiện nghi hơn, song chúng ta hiếm khi nghĩ tới những khí độc hại trong nhà. Khi chúng ta đóng kín các cửa để bật máy điều hòa nhiệt độ hoặc lò sưởi, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà tăng lên. Tình trạng đó tác động xấu tới sức khỏe của chúng ta", bà Sharifi phát biểu.
Theo VNE
Loại bỏ chất độc trong măng Tôi rất thích ăn măng nhưng mọi người bảo ăn măng độc. Xin hỏi chất độc trong măng là chất gì? Có cách nào để loại bỏ chất độc này trước khi chế biến không? Mỹ Linh (Hà Nội) Trả lời: Đúng là không nên ăn nhiều măng bởi loại thức ăn này có chứa chất glucozid sinh ra axit cyanhydric (glucozid khi...