Cẩn trọng bệnh truyền nhiễm từ muỗi vào mùa
Những cơn mưa gần đây xuất hiện ngày càng nhiều chính là dấu hiệu cho thấy sốt xuất huyết bước vào mùa dịch. Số ca mắc được nhận định sẽ tăng trong thời gian sắp tới.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trong thời gian bùng phát dịch Covid-19, tại TP.HCM, hệ thống giám sát dịch bệnh vẫn ghi nhận có khoảng 100-200 bệnh nhân sốt xuất huyết mỗi tuần. Tổng số ca bệnh được báo cáo trong 23 tuần qua khoảng 7.300 ca.
“Những cơn mưa gần đây xuất hiện ngày càng nhiều chính là dấu hiệu cho thấy sốt xuất huyết bước vào mùa dịch hàng năm”, bác sĩ Hưng nói.
BSCKII Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cũng cho biết theo ghi nhận của HCDC, trong thời gian giám sát dịch Covid-19 kết hợp sốt xuất huyết, ngành y tế đã phát hiện vật chứa nước có lăng quăng tại nhiều khu vực dân cư. Do đó, khi mưa xuống, chắc chắn số ca sốt xuất huyết sẽ tăng trong thời gian sắp tới.
“Việc phòng chống sốt xuất huyết ngay từ thời điểm này hết sức cần thiết. Với Covid-19, chúng ta có biện pháp giãn cách xã hội và tiêu diệt mầm bệnh trước khi vào cơ thể. Tương tự với sốt xuất huyết, muốn không mắc bệnh thì ngăn chặn nguồn lây từ muỗi, ngăn không cho muỗi đốt là biện pháp phòng bệnh tốt nhất”, bác sĩ Dũng nói.
Sốt xuất huyết đang vào mùa, có thể gây biến chứng nặng nếu phát hiện bệnh muộn. Ảnh: Bích Huệ.
Video đang HOT
Bác sĩ Dũng cho biết trong tuần 24, thành phố ghi nhận có 114 ca bệnh sốt xuất huyết. Số ca tích lũy đến nay là 7.291 ca, giảm 69,9% so với cùng kỳ năm 2019 (24.191 ca), không có ca tử vong.
Đặc biệt, số ca bệnh trong tuần ở quận 4, 12, Tân Bình, Tân Phú và Hóc Môn tăng nhẹ so với trung bình 4 tuần trước.
Cũng trong tuần qua, thành phố ghi nhận thêm 9 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 11 phường, xã thuộc 8/24 quận, huyện, tăng 4 ổ dịch mới so với tuần trước.
Tổng cộng 41 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 37 phường, xã thuộc 15/24 quận, huyện. Trong 41 lượt giám sát kiểm dịch tại cộng đồng, ngành y tế ghi nhận duy nhất quận 11 không đạt.
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết trong 10 năm trở lại đây, qua giám sát dịch tễ, ngành y tế ghi nhận số lượng lớn người lớn mắc sốt xuất huyết, thậm chí chuyển biến nặng.
Sốt xuất huyết có 2 triệu chứng đặc trưng là sốt và xuất huyết. Trong đó, sốt cao từ 5-7 ngày là dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết nhất.
Khi sử dụng kem xua muỗi, người dân cần lựa chọn kem được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về độ tuổi sử dụng.
“Kem xua muỗi không phải là biện pháp duy nhất bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất xuất huyết. Cách tốt nhất là làm sạch môi trường sống, không để đọng nước làm phát sinh sốt xuất huyết và các bệnh lây truyền qua muỗi”, bác sĩ Nga khuyến cáo.
Sốt xuất huyết giảm 70%
Số người sốt xuất huyết ở Hà Nội và TP HCM bắt đầu nhiều lên, nhưng tổng số ca giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM thông báo trong 23 tuần đầu năm, toàn thành phố có gần 7.300 ca sốt xuất huyết, giảm 70% so cùng kỳ năm 2019, không ghi nhận ca tử vong.
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 đến nay, trung bình mỗi tuần có 100-200 bệnh nhân sốt xuất huyết tới viện thăm khám và điều trị nội, ngoại trú. Thành phố xuất hiện các ổ dịch nhỏ rải rác nhưng đã được khống chế kịp thời. Ngành y tế phun hóa chất tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ trên cả 24 quận, huyện.
Tới ngày 12/6, Hà Nội có 247 ca mắc sốt xuất huyết, chưa có người tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc giảm 56%.
"Số ca sốt xuất huyết đang được duy trì ở mức dưới 300 ca, giảm mạnh so với năm trước. Hà Nội cũng chưa xuất hiện điểm nóng về sốt xuất huyết", ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho biết.
Mùa mưa ở Nam bộ, nhiệt độ trung bình còn 32-34 độ C, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho muỗi vằn Aedes egypti sinh trưởng. Do đó, nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát ở TP HCM cao hơn so với Hà Nội.
Các chuyên gia y tế đánh giá năm 2020 không nằm trong chu kỳ dịch. Các ca chắc chắn sẽ gia tăng trong thời gian tới nhưng ít khả năng bùng phát thành dịch. Nguyên nhân là việc giãn cách xã hội do nCoV đã được thực hiện rất tốt, người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe. Số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết và các bệnh theo mùa ít hẳn.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ngày 12/6, số bệnh nhi mắc sốt xuất huyết là 20 ca, tăng 30% so với tháng trước. Trong đó không có trường hợp nào diễn tiến nặng, có biến chứng. Các bệnh nhi đều được điều trị ngoại trú trong tình trạng ổn định.
Hiện tại, sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị và vaccine phòng tránh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến xuất huyết ồ ạt gây tử vong.
Đề phòng sốt xuất huyết, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, khuyến cáo biện pháp hiệu quả nhất là chặn đường lây nhiễm, tức là không làm phát sinh ca mắc, tiêu diệt sớm các ổ loăng quăng, bọ gậy.
Dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh, góp phần giảm nguy cơ bùng phát các ổ dịch sốt xuất huyết. Ảnh: Thư Anh
Người dân cần đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước, nuôi cá diệt trong thùng chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa và thường xuyên phun hóa chất, phát quang bụi rậm. Các vật liệu phế thải như chai, lọ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ... cần loại bỏ để muỗi không trú ngụ, để trứng.
Nên ngủ màn và mặc quần áo dài để phòng muỗi đốt vào ban ngày. Đồng thời sử dụng thêm các loại thuốc bôi trên da để phòng tránh muỗi đốt, nhất là với trẻ em. Khi nhân viên y tế tới phun hóa chất diệt muỗi tại hộ gia đình, người dân cần chủ động phối hợp để hiệu quả diệt muỗi và bọ gậy tốt nhất.
Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, dù tình hình đang khả quan và ngành y tế đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng người dân cũng không nên chủ quan. Các thói quen tốt hàng ngày như rửa tay, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông ngừoi cần chủ động tiếp tục thực hiện.
Cảnh giác với nguy cơ sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có diễn biến khó lường với số ca mắc và tử vong cao. Nếu chủ quan, không chủ động phòng chống, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, khó kiểm soát. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Ba đối tượng dễ tổn thương Theo thống kê...