Cẩn thận khi hâm lại 11 loại đồ ăn này để dùng, coi chừng mắc bệnh!
Thức ăn thừa từ tối hôm trước có thể là đồ ăn rất tiện lợi khi bạn cần một bữa trưa nóng hổi và có sẵn, nhưng bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi hâm nóng lại những thực phẩm này, theo Reader’s Digest.
1. Trứng
Trứng hầu như luôn chứa vi khuẩn đường ruột salmonella. Việc hâm trứng lại trong một khoảng thời gian ngắn không làm chết vi khuẩn.
Việc để trứng ở nhiệt độ phòng dù trong bao lâu cũng đều tạo điều kiện cho những vi khuẩn đó nhân lên đến mức có hại.
2. Củ cải đỏ
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng oxit nitric trong các loại rau củ đỏ tươi này có thể giúp tăng cường tập luyện và giúp tăng huyết áp.
Nhưng những hợp chất tương tự phản ứng với nhiệt lại không tốt. Khi được nấu chín, thực phẩm giàu nitrat, nếu không được làm nguội đúng cách thì khi hâm nóng lại, nitrat có thể chuyển đổi thành nitrit, sau đó thành nitrosamine, có thể gây ung thư.
Vì vậy, thường xuyên ăn củ cải đường hoặc củ cải hâm lại có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, theo Reader’s Digest.
3. Khoai tây
Mặc dù khoai tây được nấu nóng hơn và lâu hơn trứng, chúng phải chịu số phận tương tự khi để nguội ở nhiệt độ phòng quá lâu.
Khoai tây để lâu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây ngộ độc Clostridium botulinum.
Đặc biệt nguy cơ cao đối với những củ khoai tây lớn nướng giấy bạc, nó tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn yếm khí phát triển mạnh. Việc làm nóng chớp nhoáng trong 30 – 60 giây không thể làm chết vi khuẩn phá hoại hệ tiêu hóa này, theo Reader’s Digest.
4. Rau bó xôi
Giống như củ cải đường, rau bó xôi là một loại thực phẩm giàu nitrat khác, thường được ăn bằng cách nấu chín.
Để tránh chuyển đổi nitrat trong các loại rau lá xanh này thành nitrosamine có khả năng gây ung thư, nên ăn sống hoặc xào tái.
Cần lưu ý rằng nitrit, một sản phẩm phụ khác của thực phẩm giàu nitrat, không an toàn cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
Rau bó xôi thường được trộn với các loại thực phẩm khác trong thức ăn dành cho trẻ em, vì vậy hãy chắc chắn không hâm lại chúng để ăn.
Video đang HOT
5. Sữa mẹ
Chất hoàn toàn tự nhiên này là một trong những thứ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng việc hâm nóng là một điều không nên.
Sữa vắt ra có thể đã nhiễm loại vi khuẩn có trong nước bọt của bé và vi khuẩn này sẽ nhân lên trong sữa đã vắt ra này.
Việc hâm nóng sữa mẹ không thể tiêu diệt những vi khuẩn này, nó có thể gây hại không chỉ hệ tiêu hóa của trẻ.
6. Cơm
Vào những năm 1970, một số vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến cơm chiên từ các nhà hàng Trung Quốc đã giúp phát hiện ra rằng gạo chứa một loại vi sinh vật gọi là Bacillus cereus, có thể nhân lên ở nhiệt độ phòng.
Vì vậy, hãy đảm bảo nhanh chóng cất cơm vào tủ lạnh.
Hướng dẫn an toàn thực phẩm khuyên nên giữ cơm nóng trên 60C hoặc lạnh dưới 4,5C nếu để lâu hơn 2 giờ.
7. Gà
Giống như trứng, gà là thực phẩm yêu thích của vi khuẩn đường ruột salmonella, và thời gian cộng với nhiệt độ thấp là điều kiện lý tưởng cho những vi khuẩn này nhân lên.
Cách tốt nhất để tránh điều này là đảm bảo nhiệt độ bên trong con gà đạt tới 165 độ C. Lò vi sóng không thể luôn làm nóng đều hoặc ở mức nhiệt độ cao như các phương pháp nấu ănkhác. Vì vậy, hãy xoay thịt và đảm bảo toàn bộ thân gà được nóng đều, theo Reader’s Digest.
Và đừng hâm nóng thịt gà nhiều hơn một lần.
8. Các loại dầu ép lạnh
Dầu hạt lanh, dầu ô liu, dầu hạt cải và các loại dầu khác rất giàu chất béo omega 3 và các chất béo không bão hòa khác, có lợi cho sức khỏe.
Nhưng chúng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Việc đun nóng và hâm nóng thức ăn có chứa các loại dầu này có thể làm cho chúng không ổn định và ôi và do đó, không còn an toàn.
Có một lý do khác để tránh hâm nóng thức ăn có dầu, như khoai tây chiên. Đó là, vượt quá điểm bốc khói của dầu không chỉ làm giảm các đặc tính dinh dưỡng, mà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng khói thải ra chứa nhiều độc tố gây bệnh và lão hóa ở cấp độ tế bào, theo Reader’s Digest.
10. Đồ ăn tự chọn
Có một lý do để bữa ăn buffet không cho phép bạn mang thức ăn đi, chính vì các khay tự chọn không được giữ đủ nóng để tiêu diệt vi khuẩn, làm cho chúng có thể phát triển đến mức nguy hiểm khi để bên ngoài tủ lạnh. Điều này áp dụng cho cả ở nhà hàng tự chọn và tiệc buffet tại nhà, theo Reader’s Digest.
11. Hải sản
Đồ biển rất tốt cho sức khỏe, nhưng không gì có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao như hải sản xấu. Và theo FDA, việc ngộ độc này rất dễ gây hậu quả nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trên bất kỳ loại hải sản nào được giữ trong khoảng từ 4,5 – 60C.
Ngay cả nhiệt độ môi trường trong phòng cũng có thể ảnh hưởng đến đồ biển, vì vậy để an toàn, đừng để hải sản ở nhiệt độ phòng hơn 1 giờ.
THIÊN LAN
Theo Thanh niên
Những thực phẩm thành thuốc độc khi cho vào lò vi sóng
Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể hâm nóng bằng lò vi sóng, bởi có những món có thể trở thành 'thuốc độc' với sức khoẻ người sử dụng.
Ảnh minh hoạ: Internet
Lò vi sóng từ lâu đã trở thành một trợ thủ đắc lực của chị em nội trợ, giúp cho việc nấu nướng mỗi ngày cho gia đình trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thế nhưng, bạn có biết rằng một số thực phẩm khi cho vào lò vi sóng sẽ mất đi chất dinh dưỡng vốn có, thậm chí còn sản sinh ra độc tố gây hại. Dưới đây là danh sách những thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng.
Nho
Bao gồm cả nho tươi và cả nho khô. Khi cho thực phẩm này vào lò vi sóng, lượng nhiệt trong lò tỏa ra sẽ khiến thực phẩm sinh nhiệt, tạo ra lửa gây cháy nổ nguy hiểm. Đồng thời, nho bị cháy sẽ tạo ra nhiều khí plasma, khí độc này có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong của lò vi sóng. Vì vậy, tuyệt đối không được cho nho vào lò vi sóng nếu bạn không muốn gặp nhiều rắc rối phiền toái.
Khoai tây
Ảnh minh họa
Khoai tây đã nấu chí và khi đã để nguội ở nhiệt độ phòng một thời gian sẽ xuất hiện một loại vi khuẩn gọi là ngộ độc botulism có thể phát triển mạnh khi bỏ vào lò vi sóng làm nóng lại.
Vì vậy tốt nhất là làm lạnh khoai tây của bạn trực tiếp ngày sau khi nấu chúng mà không có ý định ăn ngay, hoặc nhận ra không thể ăn hết được. Sau khi chúng đã được làm lạnh trong tủ lạnh sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào, và bạn có thể bỏ chúng vào lò vi sóng để làm nóng lại.
Các loại nấm
Theo các nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dinh dưỡng thì không nên cho nấm vào lò vi sóng để làm chín hoặc hâm nóng. Khi nấm được hâm nóng, các vi chất dinh dưỡng bên trong sẽ biến đổi thành nhiều hợp chất gây khó tiêu trong dạ dày.
Tốt nhất bạn nên dùng nấm sau khi đã nấu chín. Để tránh lãng phí thì mỗi lần chỉ nên nấu một ít, sau khi dùng hết lại nấu tiếp số nấm còn lại. Điều này giúp cho món ăn của bạn luôn giữ được độ tươi ngon, đồng thời còn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Thịt gà
Ảnh minh hoạ: Internet
Thịt gà bị nguội và hâm nóng lại là chuyện quá bình thường, nhưng hãy cảnh giác với việc đặt nó trong lò vi sóng, trừ khi bạn chắc chắn gà đã được chín toàn bộ. Bởi lò vi sóng đôi khi có thể nấu thức ăn không đồng đều, có nghĩa là vẫn vi khuẩn còn lại trên thịt gà nếu nó không được nấu chín kỹ.
Cơm nguội
Nếu cơm để ở nhiệt độ phòng lâu nó có thể chứa các bào tử vi khuẩn có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm, theo Cơ quan Y tế Quốc gia (NH) S. Lò vi sóng sẽ không làm chết vi khuẩn, vì vậy bạn nên ăn cơm nóng vừa nấu, hoặc làm lạnh nó ngay lập tức sau khi nấu hâm nóng sau đó bằng lò vi sóng.
Trứng
Ảnh minh hoạ: Internet
Bao gồm cả trứng luộc và trứng chiên, bạn tuyệt đối đừng hâm nóng lại, đặc biệt là cho vào lò vi sóng. Trong trứng chứa protein và canxi cao, nếu bị hâm nóng chúng sẽ biến thành chất độc gây hại trực tiếp cho cơ thể, có thể dẫn đến tử vong. Nếu dùng không hết, bạn nên bỏ đi, hoặc nếu không muốn lãng phí có thể dùng làm salad.
Thực phẩm có nhiều dầu
Tất cả các loại dầu có thể chịu được mức nhiệt khác nhau, nhưng nếu mức đó vượt quá, nó tạo ra khói độc và các chất độc hại này có thể gây ra các vấn đề như ung thư. Ngoài ra tránh hâm nóng thức ăn có nhiều dầu trong lò vi sóng, vì chúng có thể nóng quá và gây bỏng.
Sữa mẹ
Nếu bạn có con, hãy tránh hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi sóng làm nóng sữa và thực phẩm không đều, dẫn đến "điểm nóng" có thể đốt cháy miệng và cổ họng của bé.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Dừng ngay thói quen ăn uống này nếu không muốn bệnh đau nhức xương khớp nặng hơn Việc ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng không đúng cách sẽ rất dễ khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số thực phẩm nên hạn chế ăn đối với người mắc các vấn đề về xương. Thức ăn nhiều dầu mỡ Những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh,...