Cần phát huy tính chủ động của giáo viên trong hướng nghiệp cho học sinh
Những năm gần đây, giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học (gồm cả THCS và THPT) tại TPHCM đạt được một số kết quả, góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết.
Đó là nội dung được các chuyên gia giáo dục chia sẻ ở hội nghị tư vấn tuyển sinh tại một số trường cao đẳng trên địa bàn thành phố ngày 17-4.
TS Phạm Đức Khiêm – Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TPHCM mong mỗi thầy cô là một chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Chia sẻ với gần 500 thầy cô giáo đến từ các trường THCS của quận 3, 6, 11, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Nhà Bè, về công tác tư vấn nghề nghiệp và giáo dục hướng nghiệp, TS Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TPHCM nhấn mạnh, đây là một nội dung quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời, nội dung này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ làm rõ và phê duyệt trong Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″.
Do đó, công tác giáo dục hướng nghiệp là bước đi đầu tiên để học sinh hình dung cơ hội các việc làm sau này, các đặc trưng của những nghề phù hợp và chỉ ra cho các em những gì phải chuẩn bị để sau này có thể gắn bó với nghề đó.
ối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh cần hiểu rõ về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng.
Hội nghị Tư vấn tuyển sinh tại Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TPHCM
Mặt khác, TS Khiêm cũng cho rằng, việc hướng nghiệp và phân luồng là hoạt động đa dạng và phức tạp cho nên cần phát huy tính chủ động của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông; tăng cường xã hội hóa trong hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
Tại Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM , hơn 1.000 học sinh và thầy cô giáo đến từ các trường trên địa bàn quận Bình Tân đã tham gia sự kiện “Ngày mở – ICH Open Day 2021″ và được các chuyên gia giáo dục tư vấn hướng nghiệp nhiều thông tin cần thiết về “hệ 9 Cao đẳng là gì? Lợi ích của chương trình học 9 Cao Đẳng, phương thức tuyển sinh, chương trình đào tạo, chính sách học bổng, chương trình hợp tác quốc tế của trường với các trường đại học của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức…
Video đang HOT
Hơn 1.000 học sinh và thầy cô tham dự Ngày mở tại trường CĐ Quốc tế TPHCM
Cũng tại ngày hội, Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM và đại diện Xí nghiệp Liên doanh Vianco và Công ty TNHH Công nghệ – Thông tin An Phát đã ký kết hợp tác hỗ trợ điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên nhằm mang lại một môi trường học tập thực tiễn, đầy đủ tiện nghi, đồng thời mang lại cơ hội việc làm cao cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Phụ huynh và học sinh được tư vấn về các lợi ích khi học hệ 9
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TPHCM là trường cao đẳng công lập trọng điểm của thành phố, có 21 ngành đào tạo trình độ cao đẳng, 14 ngành hệ trung cấp và 13 nghề đào tạo sơ cấp. Qui mô tuyển sinh hằng năm gần 3.000 chỉ tiêu, trong đó, cao đẳng 1.385 sinh viên, trung cấp 920 học sinh, sơ cấp là 600 học viên.
Tháng 12-2020, nhà trường đạt kiểm định chất lượng GDNN với mức đạt 93/100 tiêu chuẩn và được Bộ LĐ-TBXH chọn 5 ngành gồm: công nghệ kỹ thuật ô tô; công nghệ kỹ thuật cơ điện; công nghệ kỹ thuật cơ khí; điện công nghiệp và dân dụng; quản trị mạng máy tính) để xây dựng thành nghề trọng điểm đạt cấp độ quốc tế, ASEAN, quốc gia giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
Tìm "chìa khóa" công tác phân luồng, khởi nghiệp với HS phổ thông
Ngày 26/12, Trường Cán bộ Quản lý GD TP.HCM phối hợp với Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh phổ thông trong bối cảnh hiện nay.
Giờ học nghề của học sinh THCS tại TP.HCM. Ảnh minh hoạ T.Trang
Hội thảo có sự góp mặt của gần 150 cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu, giáo viên đến từ 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo ban tổ chức, hội thảo nhận được 128 bài viết của 148 tác giả. Họ là các nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà giáo đã và đang tham gia nghiên cứu, giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên ở 42 học viện, viện nghiên cứu, trường ĐH, CĐ, TC, cơ quan quản lý giáo dục và 15 trường phổ thông thuộc 34 tỉnh, thành.
PGS . TS Hà Thanh Việt-Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý GD TP.HCM phát biểu khai mạc hội thảo
Các bài viết đã hệ thống hoá các công trình nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp trong thời gian qua. Tập trung phân tích vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự phân công đã tập trung phân tích sâu về thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp ở các cơ sở GD hiện nay.
Qua đó đề xuất các nhóm giải pháp, cũng như giới thiệu các mô hình hay, các tổ chức giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp tại Việt Nam và thế giới...
Hội thảo đã lắng nghe 7 tham luận của các đại biểu cũng như rất nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ, đề xuất của các nhà quản lý, giáo viên, giảng viên.... về vấn đề phân luồng học sinh sau THCS, THPT và khởi nghiệp cho học sinh.
Phân luồng sau THCS vẫn còn gặp khó khăn
Theo TS Nguyễn Đặng An Long (Sở GD-ĐT TP.HCM), công tác hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn được định hướng vào 4 con đường chính là: Học tiếp lên THPT công lập hoặc ngoài công lập; Học trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên, trực tiếp tham gia lao động sản xuất và du học.
TS Nguyễn Đặng An Long, Chánh Văn phòng Đảng Uỷ Sở GD&ĐT TP.HCM trình bày tham luận tại hội thảo
Dù đã nhiều cố gắng nhưng Sở GD&ĐT TP.HCM cũng thừa nhận công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau trung học vẫn còn gặp những khó khăn.
Đồng quan điểm, ThS Hàng Quốc Tuấn, trường THPT Phong Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh mặc dù công tác phân luồng sau THCS, có chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Liên quan đến khởi nghiệp cho học sinh, theo thầy Trần Thanh Xuyên, Trường CĐ Cộng đồng Hậu Giang, để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, khởi nghiệp trong trường phổ thông, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp.
Cụ thể như, cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp;
Bên cạnh đó, cần xây dựng các quy định cụ thể hóa công tác phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, kết nối giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; tổ chức triển khai đại trà mô hình trường "Trung học nghề" và trường "Trung học phổ thông kỹ thuật" để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học...
Đặc biệt là cần bồi dưỡng năng lực giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các bộ phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
Tham dự hội thảo có đông đảo nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, nhà giáo
Liên quan đến khởi nghiệp cho học sinh, theo thầy Trần Thanh Xuyên, Trường CĐ Cộng đồng Hậu Giang, để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, khởi nghiệp trong trường phổ thông, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp như phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp;
Bên cạnh đó, cần xây dựng các quy định cụ thể hóa công tác phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, kết nối giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; tổ chức triển khai đại trà mô hình trường "Trung học nghề" và trường "Trung học phổ thông kỹ thuật" để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học...
Để trường học không "cô đơn" trong công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025". Tuy nhiên, thực tế công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nói chung và trong các trường phổ thông nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất...