Căn bệnh không gây nguy hiểm tính mạng khiến nhiều người chủ quan nhưng càng để lâu càng ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe
Sa trực tràng là bệnh lý ít gặp, thường không nguy hiểm nhưng gây phiền hà cho bệnh nhân trong sinh hoạt đôi khi làm người bệnh mất tự tin.
Bệnh nhân từng trải qua 10 lần sinh đẻ
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho hay, bênh viên vừa phẫu thuật nội soi sa trực tràng bằng phương pháp Orr -Loygue thành công cho bệnh nhân Nguyễn Thị G, 78 tuổi (Từ Sơn – Bắc Ninh).
Bệnh nhân G vào viện vì xuất hiện khối vùng hậu môn sa ra ngoài sau khi đi vệ sinh và không tự co lại được. Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ cho biết vùng hậu môn bệnh nhân có khối sa lồi ra ngoài hình chóp nón, sắp xếp thành nhiều vòng tròn đồng tâm, đẩy vào bên trong được. Bệnh nhân được chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác. Dựa vào các kết quả trên cùng ý kiến hội chẩn, bệnh nhân G được chẩn đoán trĩ nội độ IV/sa trực tràng và chỉ định nhập viện phẫu thuật.
Theo bác sĩ Nguyễn Sơn Hà – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp (Bệnh viện đa khoa Đức Giang), bệnh nhân G đã trải qua 10 lần sinh đẻ, cùng với tiền sử mổ cắt tử cung toàn phần dẫn tới sàn chậu của bệnh nhân suy yếu, làm trực tràng sa xuống. Sa trực tràng là một đoạn trực tràng chui qua lỗ hậu môn khi cố để đại tiện hay khi có một động tác gắng sức. Sa trực tràng là bệnh lý ít gặp, thường không nguy hiểm nhưng gây phiền hà cho bệnh nhân trong sinh hoạt. Các lứa tuổi đều có thể mắc sa trực tràng.
Sau gần 2 tiếng đồng hồ, ca phẫu thuật đã thành công, hiện tại sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định. Bác sĩ Nguyễn Sơn Hà cho biết: “ Phương pháp nội soi Orr -Loygue có ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ mở truyền thống như: kích thước vết mổ nhỏ hơn nhiều (trước đây mổ mở vết mổ thường dài 15-20cm) do vậy giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ dính ruột cho bệnh nhân” .
Video đang HOT
Mặc dù sa trực tràng không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tâm lý người bệnh
Ảnh hưởng đến cả tinh thần, tâm lí người bệnh
Theo bác sĩ Nguyễn Sơn Hà, khi người bệnh bị sa trực tràng có thể cảm thấy khối mô nhô ra từ hậu môn và kèm theo các triệu chứng sau: đau khi đi đại tiện kèm ra nhầy hay máu; són phân (mất khả năng kiểm soát đại tiện); mất cảm giác mắc đi đại tiện (chủ yếu với khối sa lớn); có cảm giác như có cái gì đó nhô ra khi vệ sinh làm sạch hậu môn.
Trong giai đoạn đầu của sa trực tràng, khối sa có thể nhô ra trong suốt quá trình đi tiểu và thụt vào sau đó. Tuy nhiên, khối sa có thể trở nên thường xuyên hơn và xuất hiện khi hắt hơi hoặc ho. Cuối cùng, trực tràng nhô ra phải dùng tay đẩy vào hoặc có thể nhô ra liên tục.
Bệnh sa trực tràng tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người mắc bệnh, nhưng gây nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến cả tinh thần, tâm lí người bệnh. Do đó, người bệnh khi có dấu hiệu bất thường kể trên hãy đi thăm khám và điều trị càng sớm càng càng tốt.
Đê phong bênh sa trưc trang, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên uống nhiêu nươc, không đợi đến lúc khát mới uống nước. Bổ sung chât xơ trong khâu phân ăn như: ngu côc, trai cây, rau xanh… để tránh táo bón kéo dài. Chú ý trai cây có thể ăn nguyên miêng, không nên chi uông nươc sinh tố. Ưu tiên cac loai thưc phâm co tac dung nhuân trang như: khoai, rau mung tơi, rau dên,… Tâp thoi quen đi vê sinh hăng ngay, không căng rặn nhiều khi đại tiện…
Phúc Linh
Theo emdep
Mãn kinh những vẫn có 'đèn đỏ', phụ nữ có khả năng ung thư tử cung
Dù bước vào giai đoạn mãn kinh, nhưng chị N.T.B lại ra huyết âm đạo kéo dài, nhiều đợt; sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ chỉ định phải cắt tử cung.
Chị N.T.B. (SN 1965) được chẩn đoán quá sản nội mạc tử cung. Đây là bệnh lý niêm mạc tử cung dễ dẫn đến ung thư. Bệnh nhân được chỉ định cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi, đồng thời bác sĩ cũng phải phẫu thuật 2 phần phụ cho bệnh nhân.
Theo Ths. Nguyễn Văn Tiến, Khoa Phụ (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội), quá sản nội mạc tử cung trên người đã mãn kinh là bệnh lý tiền ung thư.
Ở phụ nữ đã mãn kinh, quá sản nội mạc tử cung là bệnh lý tiền ung thư.
Hiện tượng quá sản nội mạc tử cung thường biểu hiện kèm các triệu chứng: Rong kinh rong huyết (xuất huyết âm đạo không đúng ngày hành kinh, kéo dài), băng kinh dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc bệnh này, khi khám siêu âm sẽ phát hiện nội mạc dầy lên. Người bệnh thường được chỉ định hút buồng tử cung, làm xét nghiệm giải phẫu bệnh giúp chẩn đoán quá sản nội mạc tử cung điển hình hay không điển hình, từ đó các bác sỹ sẽ có quyết định xử trí phù hợp.
"Phụ nữ mãn kinh ra máu bất thường nên đi khám phụ khoa để sàng lọc ung thư niêm mạc tử cung, tránh để biến chứng nặng", Ths. Nguyễn Văn Tiến khuyến cáo.
Theo vtc
Gần 400 viên sỏi lèn chặt trong túi mật người phụ nữ Bác sĩ Bệnh viện E, Hà Nội, vừa phẫu thuật nội soi cắt túi mật đang bị ken chặt gần 400 viên sỏi cho bệnh nhân 60 tuổi. Bệnh nhân phát hiện bị sỏi túi mật từ năm 2014. Không đau nên bà chỉ điều trị bằng thuốc uống tại bệnh viện ở Thái Nguyên. Gần đây bệnh nhân ngày càng bị đau...