Cảm động tình thầy, cô bám trường dạy chữ

Theo dõi VGT trên

Hết lòng vì học sinh, các thầy cô Trường Bán trú Tiểu học Đăk Rong (Gia Lai) thay nhau chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho các em. Mỗi năm nhà trường phát động 4 đợt góp t.iền mua quần áo cho học trò. Nếu em nào đau ốm, thầy cô lại tất tả chăm lo…

Giáo viên góp t.iền mua quần áo cũ cho học trò

Cha mẹ gần như “khoán trắng” con cái cho thầy cô, từ học hành đến miếng ăn, giấc ngủ và ngay cả quần áo cũng do các thầy, cô giáo đảm nhận trong khi mỗi em chỉ được Nhà nước hỗ trợ 460 nghìn đồng/tháng. Coi học trò như người thân trong gia đình, nhìn các em mặc những bộ quần áo cũ, mỏng manh để chống chọi với cái rét nơi rừng núi âm u mà các giáo viên (GV) Thầy cô Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Đăk Rong (xã Đăk Rong, huyện Kbang, Gia Lai) không cầm được lòng. Trong số 26 GV trong trường thì nhiều thầy, cô vẫn chưa có nhà ở, sống trong khu tập thể của trường, đời sống còn nhiều khó khăn. Nhưng với tình thương yêu học trò nghèo, mỗi năm thầy Phạm Quốc Tuấn – Hiệu trưởng nhà trường lại phát động công đoàn khoảng 4 đợt để góp t.iền mua quần áo cho học trò.

Thầy Tuấn cho biết, mỗi lần phát động, các thầy, cô ủng hộ được khoảng gần 10 triệu đồng. Số t.iền này nếu để mua quần áo mới cho 338 em HS trong trường thì không thể đủ, chính vì vậy, các thầy cô lại lặn lội chạy xe máy hơn 50km ra trung tâm huyện Kbang mua quần áo ở tiệm đồ xổ về cho các em mặc: “Mùa lạnh thì chúng tôi mua áo ấm cho các em, mùa nóng thì mua đồ mỏng hơn cho các em mặc. Thời tiết ở đây khắc nghiệt, mỗi em cũng chỉ có 2, 3 bộ rất phong phanh nếu không đủ ấm cho các em thì rất dễ bị đau ốm, ngồi học không thể tập trung được”, thầy Tuấn cho biết.

Cảm động tình thầy, cô bám trường dạy chữ - Hình 1

Những chiếc áo các em đang mặc được các thầy, cô quyên góp ủng hộ mua.

Để các em được vui chơi, giải trí có ích, thầy Tuấn đã vận động, đầu tư thêm 1 máy chiếu và ti vi để buổi tối các em có thể xem những chương trình thiếu nhi bổ ích. Vào mùa mưa, để đảm bảo an toàn cho HS, nhà trường phải giữ các em ở lại trường cả cuối tuần. Cũng vì vậy mà khiến nhiều em nhớ gia đình, để giúp các em tạm thời quên nỗi nhớ, yên tâm ở lại trường các thầy, cô lại góp mỗi người vài chục nghìn mua bánh, kẹo và tổ chức trò chơi cho các em.

Cảm động tình thầy, cô bám trường dạy chữ - Hình 2

Đội văn nghệ của trường được thầy, cô hướng dẫn tập vào buổi tối để các em dạy lại cho các bạn trong trường.

Ngoài giờ dạy chính trên lớp, do nhà xa nên các GV đều phải ở lại trường cả tuần. Vì vậy, mỗi buổi tối, các thầy, cô lại tình nguyện phân công nhau đến từng phòng để dạy phụ đạo cho HS. Rồi khi các em ốm đau, các thầy cô lại chăm sóc và nếu em nào ốm nặng, GV sẽ báo cho phụ huynh, rồi cùng phụ huynh đưa các em đến bệnh viện: “Các môn nào các em còn yếu thì các thầy, cô sẽ chỉ dạy thêm cho các em. Rồi hướng dẫn các em ngủ nghỉ đúng giờ”, thầy Tuấn chia sẻ.

Không chỉ dạy các em con chữ, các thầy cô Trường TH Đăk Rong còn dạy học trò những kỹ năng về sinh hoạt cá nhân. Mỗi buổi sáng thức dậy, các em đều tự gấp chăn, màn của mình vuông vắn, ngay ngắn.

Cảm động tình thầy, cô bám trường dạy chữ - Hình 3

Giáo viên dạy cho các em gấp chăn màn gọn gàng.

Video đang HOT

“Các thầy, cô ở đây không chỉ bỏ công sức, thời gian mà nhiều khi còn phải hy sinh tình cảm của mình như về thăm gia đình để ở lại chăm sóc HS, nhiều lúc các em ốm đau phải đưa các em đi bệnh viện. Có thể nói tôi độc đoán nhưng cái gì có lợi cho HS thì tôi sẽ làm bằng được, cái gì có lợi cho GV mà hại cho HS, tôi sẽ không bao giờ làm”, thầy Tuấn bộc bạch.

Cảm động tình thầy, cô bám trường dạy chữ - Hình 4

Góc giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm được các em học sinh trang trí.

Cảm động tình thầy, cô bám trường dạy chữ - Hình 5

Bước vào cửa mỗi lớp là các chậu cây cảnh do giáo viên và học sinh trang trí.

Từ 20 đến… 100%

Chỉ cách đây 3 năm, trong số hơn 300 HS Trường TH Đăk Rong thì chỉ có 20 HS biết đọc. Nhưng bây giờ, thầy hiệu trưởng Phạm Quốc Tuấn khẳng định như đinh đóng cột: 100% HS trong trường đều biết đọc, biết viết, biết làm các phép tính nhân, chia… Điều này nghe có vẻ “lạ” đối với HS miền xuôi, nhưng đối với HS dân tộc thiểu số ở Gia Lai, Kon Tum thì là điều rất… hiếm. Bởi, nhiều nơi khác, HS tốt nghiệp THCS vẫn chưa thông thạo các phép tính nhân, chia, nhiều em chưa biết đọc. Ngay cả một số Trưởng phòng Giáo dục địa phương mà PV Dân trí đã từng làm việc trước đó cũng thừa nhận với PV về thực trạng HS học sinh “ngồi nhầm lớp” và căn bệnh thành tích.

Để có được thành quả trên chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, công lao đi đầu phải kể đến thầy Hiệu trưởng với nhiều cách làm sáng tạo, mạnh dạn, quyết đoán và đầy tâm huyết. Nếu ở các trường khác, GV không dám cho học trò ở lại lớp thì ở Trường TH Đăk Rong, thầy Tuấn dành riêng một lớp “đặc biệt” cho những em HS yếu, kém của trường học chung, sau một năm sẽ kiểm tra, rà soát chất lượng HS. Để các em chịu học ở lớp này, thầy không chỉ động viên phụ huynh mà còn động viên các em bằng cách: “Khi đưa các em xuống lớp này học, mình động viên các em cố gắng học thật tốt, nếu sau một thời gian các em có tiến bộ thì sẽ cho các em ráp lại với lớp cũ. Em nào mới được đưa vào lớp đặc biệt thì phải bầu chức vụ cho em đó ở lớp mới, ví dụ như lớp trưởng, tổ trưởng… tự dưng được “thăng chức” nên các em sẽ thích thú và sẽ đồng ý học ở lớp đặc biệt này” – thầy Tuấn tiết lộ.

Cảm động tình thầy, cô bám trường dạy chữ - Hình 6

Buổi tối các thầy, cô phân công nhau đến từng phòng của các em giám sát và dạy các em học bài.

Hết mình vì học trò, nhiều khi các thầy, cô giáo cũng hy sinh thầm lặng tình cảm của mình. Toàn trường TH Đăk Rong có 26 GV trong đó có 6 GV chưa lập gia đình với t.uổi đời cũng trên 24 t.uổi. “Hầu hết các thầy, cô trong trường đều lấy chồng hoặc vợ trong trường hoặc ở xã. Vì không lấy người làm ở xã thì cũng chẳng biết lấy ai, tôi không lấy anh, anh không lấy tôi thì cũng chẳng biết lấy ai. Em 25 t.uổi nhưng cũng chưa biết yêu ai, vì ở đây hầu hết đều lập gia đình, nhà em ở mãi thị trấn, cả tuần ở đây cuối tuần về được hơn 1 ngày cũng chẳng biết đi chơi với ai, chỉ ở nhà với bố mẹ cho hết ngày rồi quay về trường”, một GV vừa đùa vừa thật tâm sự.

Theo Dantri

Vay hàng trăm triệu để xây trường đẹp cho học trò Bahnar

"Nếu chỉ làm hết ngày để lấy t.iền lương thì sẽ không bao giờ thay đổi được chất lượng học sinh vùng sâu, vùng xa được", thầy hiệu trưởng Phạm Quốc Tuấn lý giải việc thầy "cả gan" vay hàng trăm triệu đồng để đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng trường học.

Đi nhiều nơi nhưng chúng tôi chưa thấy ngôi trường nào sạch đẹp, thân thiện như Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Đăk Rong (xã Đăk Rong, huyện Kbang, Gia Lai) - ngôi trường được xây dựng từ sự đoàn kết, tình cảm cao đẹp của người "đưa đò", mồ hôi, công sức của giáo viên (GV) cùng phụ huynh.

Trường TH Đăk Rong được thành lập từ tháng 8/2011 (trước đó tiểu học chung với THCS) với cơ sở vật chất chỉ có khoảng hơn 10 phòng học với dãy nhà 2 tầng, 5 phòng ở cho GV, trường nằm trơ trọi bên một dãy núi... Đáng nói nhất là trong số hơn 300 em học sinh (HS) được thầy hiệu trưởng Phạm Quốc Tuấn tiếp nhận thì chỉ có 20 em biết đọc. Cả xã có 15 thôn, làng thì có đến 5 thôn cách trường trên 20km đường đồi núi, hầu hết các gia đình đều thuộc hộ nghèo, cha mẹ ở trên nương rẫy cả tuần mới về làng một lần.

Thầy Tuấn là GV ở xã Sơn Lang liền đó được phân công về làm Hiệu trưởng Trường TH Đăk Rong, trước mắt thầy là muôn vàn khó khăn chồng chất, nhiều lúc tưởng chừng như muốn bỏ cuộc. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn đã đành nhưng HS thì không thích đến trường, phụ huynh "bất hợp tác". Nhưng vì thương những "mầm non" nơi đây, thầy Tuấn đã không "đầu hàng" hoàn cảnh.

Phải thay đổi suy nghĩ của phụ huynh là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất - thầy Tuấn nghĩ. Nhưng để tiếp cận với người địa phương không phải chuyện dễ, bởi họ không thích tiếp xúc với người lạ, rào cản về ngôn ngữ cũng ảnh hưởng rất nhiều. Và sau quá trình nỗ lực làm quen được với các phụ huynh, thầy Tuấn lại tiếp tục một "chiến thuật" mới.

Già làng và trưởng thôn là người có quyền lực nhất làng, thầy Tuấn liền kết thân với cả hai. Sau đó, thầy nhờ chính quyền xã phối hợp với già làng và trưởng thôn để đưa ra một cam kết với phụ huynh, nếu ai không để con em mình đến trường thì sẽ bị cắt hết mọi hỗ trợ của Nhà nước. Khi "biên bản" được lập, tất cả các bên đều kí vào. Sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, từ đó trở đi nhiều phụ huynh không chỉ không muốn con đến trường mà còn giúp các thầy cô đưa chở con đến trường.

Vay hàng trăm triệu để xây trường đẹp cho học trò Bahnar - Hình 1

Sân trường Tiểu học Đăk Rong với hệ thống cây cảnh thẳng hàng trông rất đẹp.

Nhà nghèo, nhiều em lại xa trường trong khi cha mẹ không có điều kiện để đưa đón con tới trường. Mỗi HS người dân tộc thiểu số nhà cách trường trên 3km sẽ được nhà nước hỗ trợ 460 nghìn đồng/tháng để được ăn bán trú tại trường, tuy nhiên với hoàn cảnh trên của các em thì không thể sinh hoạt theo kiểu bán trú được, chẳng lẽ chịu đầu hàng? Một cuộc họp được diễn ra, thầy Tuấn đề xuất phát động Công đoàn, mỗi GV góp 300-400 nghìn đồng để xây dựng nhà ăn cho HS, phụ huynh sẽ góp gỗ tận dụng ở trên rẫy và góp công dựng nhà ăn. Ý kiến của thầy Tuấn được tập thể tán thành.

Vay hàng trăm triệu để xây trường đẹp cho học trò Bahnar - Hình 2

Nhà sinh hoạt của các em học sinh do các thầy cô và phụ huynh làm nên

Nếu để các em đi về trong ngày, chắc chắn chất lượng HS khó mà cải thiện, mà số lượng HS cũng sẽ bị rơi rớt dần. Không còn cách nào khác, các thầy, cô trong trường đã thống nhất lấy t.iền bán trú, nuôi các em theo kiểu nội trú. Đề xuất của thầy Tuấn đã được Phòng Giáo dục huyện Kbang đồng tình, Phòng đã trích ngân sách ủng hộ trường vài chục triệu đồng xây phòng ở cho các em HS, mua chăn, màn, giường, chiếu cho các em ngủ nghỉ. Số t.iền thiếu, thầy Tuấn đi vay người thân để "đắp" vào.

Có phòng học, nhà ăn, phòng ngủ cho các em nhưng thiếu nhà tắm, nơi sinh hoạt công công cộng, chỗ che mưa, che nắng cho các em... phải làm sao để các em cảm thấy ở trường thích hơn ở nhà thì các em mới muốn ở - thầy Tuấn băn khoăn. Những điều này đều có lợi cho HS sao mình không làm? Nhưng làm thì lấy t.iền ở đâu đây? Sau nhiều ngày suy nghĩ, thầy Tuấn quyết định đi mua chịu nguyên vật liệu để làm. Ngoài ra, thầy tiếp tục huy động phụ huynh đóng góp gỗ tận dụng ở rẫy và đóng góp công sức, còn thầy Tuấn sẽ mua chịu ngói, xi măng, gạch, cát để làm nền và mái che, phát động trồng cây cảnh trong khuôn viên trường.

Vay hàng trăm triệu để xây trường đẹp cho học trò Bahnar - Hình 3

Thư viện của các em học sinh.

Để làm được một phòng họp, một nhà sinh hoạt cho HS, một thư viện, một phòng học, một phòng họp và một hành lang che nắng, mưa cho HS thì số t.iền lên đến hàng trăm triệu. Số t.iền trên đối với thầy là quá lớn, sẽ chẳng ai chịu cho thầy mua chịu nên thầy đã đứng ra vay các GV mỗi người vài ba triệu đồng, rồi bạn bè, người thân mỗi người một ít, số t.iền còn lại chủ đại lý đã đồng ý cho thầy mua chịu nhưng trả lãi suất thấp. Và số nợ này tổng cộng khoảng 300 triệu đồng.

Vay hàng trăm triệu để xây trường đẹp cho học trò Bahnar - Hình 4

Khu hành lang che nắng, mưa nối từ trường học đến phòng ở, nhà ăn, nhà sinh hoạt, thư viện và quay lại phòng học của trường.

"Nếu có lợi cho HS tôi sẽ làm, tôi làm tôi sẽ chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng số t.iền này với một cá nhân sẽ rất lớn nhưng nếu có sự chung tay của cộng đồng thì sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Nếu mình không dám làm, cứ ngồi chờ thì chẳng biết sẽ chờ đến khi nào, trong khi học sinh thì thiếu thốn đủ bề. Tôi chỉ mong, các nhà hảo tâm sẽ quan tâm hơn đến trường chúng tôi", thầy Tuấn chia sẻ.

Vay hàng trăm triệu để xây trường đẹp cho học trò Bahnar - Hình 5

Các em vui chơi mà không sợ bùn đất hay nắng, mưa.

Với suy nghĩ đầy táo bạo của mình, cộng với sự đồng lòng của các thầy, cô giáo và sự ủng hộ của toàn thể phụ huynh, thầy Tuấn đã thành công. Đến nay, HS trong trường đã có chỗ ăn, ở, sinh hoạt và học tập vừa thoáng mát, sạch sẽ, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu và tất nhiên các em không còn bỏ học về nhà nữa. "Ở trường thích hơn ở nhà, ở đây em được học, được ăn, được chơi cùng các bạn. Nhà ở đây sạch sẽ, các em có ti vi xem, được các thầy, cô dạy múa, hát nữa", em Hriu vui vẻ nói.

Được biết, cuối tuần, thầy Tuấn và các thầy cô còn bỏ t.iền ra mua bánh, kẹo cho các em cùng ăn lúc xem ti vi.

Vay hàng trăm triệu để xây trường đẹp cho học trò Bahnar - Hình 6

Thầy Tuấn lấy cơm cho học sinh nhỏ nhất trường.

"Mình phải làm như thế nào để các em thấy ở trường thích hơn ở nhà thì các em mới chịu ở. Khi sĩ số được giữ vững thì chất lượng sẽ được nâng cao, kỹ năng sinh hoạt của các em cũng tốt hơn", thầy Tuấn tâm sự.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai
10:44:18 07/07/2024
Midu "số hưởng" có chồng thiếu gia đẹp từ trong ra ngoài, body gây "nhức nhối"
12:16:34 07/07/2024
Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập
11:10:28 07/07/2024
Một Á hậu chưa hết nhiệm kỳ đã kéo 5 vali đi kiếm người yêu, ngồi show hẹn hò
10:51:27 07/07/2024
Vụ bộ xương dưới cống: nạn nhân U50, không liên quan đến Lương Hải Như
13:33:02 07/07/2024
Hai người đàn ông nhận kết cục thảm vì không tin lời của nhà tiên tri mù Vanga
12:00:49 07/07/2024
Trước lúc qua đời, em dâu để lại cho tôi nửa tỷ và dặn dò một việc khiến vợ chồng tôi rơi vào tình cảnh bị quấy rối liên tục
10:42:03 07/07/2024
Đan Trường: lười đóng MV của mình, dùng AI thay thế để lộ chi tiết đáng sợ
12:19:58 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Màn thả thính vô duyên trong show hẹn hò Đảo Thiên Đường khiến các cô gái "né vội", phải thốt lên: Dừng lại đi!

Tv show

16:15:59 07/07/2024
Mạnh Kiên là chàng trai duy nhất trong tập đầu mà có đến 2 lần không được bạn nữ nào chọn. Không ít lần dàn nữ và dàn ban giám khảo phải nhận xét Mạnh Kiên đang cố tạo nét và có phần hơi vô duyên.

BABYMONSTER tung ảnh hậu trường quay MV, Chiquita làm liên tưởng đến Lisa

Sao châu á

16:14:39 07/07/2024
BABYMONSTER vừa qua đã phát hành đĩa đơn Forever trên các nền tảng nhạc số và MV chính thức trên YouTube. Nhận được sự quan tâm và yêu thích, YG Entertainment đã tung thêm loạt khoảnh khắc hậu trường đáng yêu khi quay MV của 7 gà cưng.

Nguyễn Cao Thu Vân: Yêu đại gia hơn 24 t.uổi, ly hôn sau 2 tuần sau đám cưới

Sao việt

16:11:11 07/07/2024
Nguyễn Cao Thu Vân sinh năm 1986 và sở hữu gương mặt bầu bĩnh xinh xắn. Từ năm 11 t.uổi cô đã theo gia đình định cư ở Mỹ. Sở hữu sắc vóc cuốn hút nên Thu Vân thử sức ở một số cuộc thi nhan sắc và đạt được những thành tích ấn tượng.

Người đàn ông vỡ bàng quang vì thú vui nhiều "phái mạnh" thích

Kiến thức giới tính

16:10:44 07/07/2024
Quá trình thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán chấn thương bụng kín, vỡ bàng quang trong phúc mạc...Mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh đã phẫu thuật nội soi khâu vỡ bàng quang

Tử vi ngày 8/7/2024 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết dè dặt

Trắc nghiệm

16:03:54 07/07/2024
Song Ngư nhận được sự yêu mến của nhiều người trong ngày hôm nay, khi Mặt Trăng hợp thành góc 72 độ với sao Mộc bởi thái độ khiêm tốn và thân thiện.

Thiên Cầm - Vẻ đẹp huyền bí

Du lịch

15:54:57 07/07/2024
Nếu bạn đi nghỉ mát, tắm biển vào mùa hè hãy dừng chân ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) bởi nơi đây không đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang sơ

Tổng tài ngôn tình gây sốt MXH chỉ nhờ bắt áo bằng một tay, netizen hú hét "hãy bắt em đi"

Phim châu á

15:38:43 07/07/2024
Bộ phim Em Đẹp Hơn Cả Ánh Sao của Đàm Tùng Vận và Hứa Khải dù không gây được tiếng vang lớn nhưng vẫn thu hút lượng khán giả nhất định.

Streamer Lily Phan: Được đề nghị "job nhạy cảm" 600 triệu, thẳng thắn chê ít quá

Netizen

15:34:02 07/07/2024
Lily Phan (tên thật Phan Thiên Kim) - nữ streamer của V Gaming nổi tiếng trong cộng đồng Liên Quân Mobile. Vừa xinh đẹp lại chơi game giỏi, cô khiến cánh mày râu không thể rời mắt mỗi khi lên sóng.

Clip: Lên nhận giải ở LHP châu Á Đà Nẵng 2024, Trấn Thành nhắn nhủ một điều đến Hari Won khiến khán giả vỗ tay rần rần

Hậu trường phim

15:30:50 07/07/2024
Màn phát biểu nhận giải dí dỏm của Trấn Thành tại LHP châu Á Đà Nẵng 2024 khiến nhiều khán giả tại hội trường thích thú.

Taylor Swift cùng bạn trai "dính như sam" sau buổi diễn, tình tứ trước mặt fan

Sao âu mỹ

15:24:13 07/07/2024
Sau khi công khai hẹn hò, Travis và Taylor Swiftluôn xuất hiện thoải mái bên nhau. Travis cũng cùng đồng nghiệp tới các đêm nhạc của Taylor và bay khắp thế giới thăm bạn gái khi cô đi lưu diễn.

Cách làm cá chim nướng muối ớt để cuối tuần cả nhà nhâm nhi của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

15:21:17 07/07/2024
Cá nướng ăn kèm với rau xà lách và các loại rau sống, chấm nước mắm nêm đem lại cảm giác vừa thanh mát lại đậm đà, vô cùng thú vị.