Teen Đà Nẵng được thầy cô quản lý qua Facebook
Các teen thường xuyên lên mạng lơ là học hành, nói xấu bạn bè hay có ý định bỏ học thì hãy cẩn thận trên Facebook nhé.
Phòng giáo dục quận Ngũ Hành Sơn vừa mở lớp tập huấn cho ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm các trường THCS trên địa bàn phương pháp quản lý học sinh trên mạng xã hội Facebook, bắt đầu thực hiện từ học kỳ 2.
Thầy Trần Văn Hồng, phó Phòng giáo dục quận Ngũ Hành Sơn, cho biết ý tưởng giám sát học sinh qua mạng Facebook bắt nguồn từ sự bùng nổ của Internet. “Quận chưa xảy ra vụ việc tiêu cực liên quan đến Facebook, nhưng ở Đà Nẵng đã từng có nhóm học sinh lên mạng xã hội này nói xấu bạn bè bị cơ quan chức năng xử phạt, hay có em tự tử vị bị bạn bè chê bai trên mạng”, thầy Hồng nói.
Thời gian học tập trên mạng của học sinh đang bị chi phối bởi sa đà vào mạng xã hội. Ảnh: Nguyễn Đông
Hiện nay toàn quận có hơn 4.000 teen cấp 2 thì có tới 50 – 60% sử dụng mạng xã hội. Nhiều bạn sử dụng rồi thành nghiện, lúc nào cũng bị chi phối bởi ý nghĩ không biết có ai like ảnh, status của mình trên Facebook hay không, khiến việc học hành sa sút. Do đó, các teen cần được thầy cô theo dõi sao sát hơn, ngay cả trên thế giới ảo.
Video đang HOT
Thầy Hồng cũng cho rằng, việc quản lý các teen qua Facebook không thể làm một sớm một chiều mà phải có lộ trình cụ thể, trước hết là giải thích cho học sinh hiểu cách làm này nhằm tốt cho các bạn. Các thầy cô chủ nhiệm sẽ kết bạn với học sinh trên Facebbok, từ đó tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp với phụ huynh để giúp các teen sử dụng đúng những lợi ích mà Facebook mang lại.
“Không thể cấm các em được nhưng phải định hướng cho học sinh sử dụng Facebook sao cho hiệu quả, chơi điện tử trên mạng ở mức độ phù hợp”, thầy Hồng nói và cho biết thầy cô chủ nhiệm sau khi giám sát học sinh qua mạng cũng sẽ linh hoạt nhắc nhở các teen sử dụng ngôn ngữ chát, comment đầy đủ dấu, đúng tiếng Việt. Có trường hợp, teen làm bài thi nhưng quen viết tắt như khi chat với bạn bè dẫn đến trượt lên lớp 10.
Thầy Nguyễn Tiến Hiệp, phó hiệu trưởng trường THCS Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn), nói muốn quản lý học sinh thì chính giáo viên cũng phải biết Facebook. Sau khi được tập huấn, nhà trường đã lập nhiều tài khoản Facebook cũng như hướng dẫn các sử dụng cho giáo viên lớn tuổi. “Đây cũng là một kỹ năng sư phạm, giúp giáo viên có trách nhiệm hơn với học sinh”, thầy nói.
Nhà trường sẽ giáo dục cho học sinh dưới cờ, tổ chức thi tìm hiểu về Facebook để các teen hiểu được tác hại cũng như mặt tích cực của mạng xã hội này. Qua nhóm trên Facebook, nhà trường cũng tuyên truyền cho các teen kỹ năng sống, bình đẳng giới để teen nâng cao giao tiếp xã hội, trong đó tập trung vào dự án Hành trình yêu thương.
Nhiều học sinh cấp THCS dành quá nhiều thời gian vào Facebook, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ảnh: Nguyễn Đông
Cô Trần Thị Mỹ Hạnh, chủ nhiệm lớp 7/3 trường THCS Trần Đại Nghĩa chia sẻ, nhiều học sinh sử dụng Facebook chưa hợp lý về thời gian mà thường sa vào tán gẫu với bạn bè nhiều hơn là học tập, trau dồi kỹ năng sống. “Nhưng cũng nhiều em lên mạng để chia sẻ về cuộc sống một cách thoải mái hơn là nói với giáo viên. Trước đây cô cũng chưa từng chơi Facebook, nhưng bây giờ cô và trò đã nói chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn trên mạng internet”, cô nói.
Trong khi đó, nhiều học sinh bày tỏ quan điểm không đồng tình khi bị giáo viên gián tiếp giám sát mình qua mạng xã hội. “Thầy cô kiểm tra sẽ dễ quản lý học sinh hơn bởi cả lớp đều dùng Facebook. Nhưng đa số tụi mình đều muốn tự do chứ không muốn ai theo dõi mình. Mình sợ việc giám sát này nếu quá chặt chẽ sẽ khiến học sinh không thoải mái”, Mỹ Vân, lớp 8/1 trường THCS Trần Đại Nghĩa nói.
Còn cô bạn Nguyễn Thị Minh Anh chia sẻ, nhiều bạn bè lên mạng viết status dễ mất lòng nhau, hay đăng thông tin rủ nhau đi chơi. “Mình mong các thầy, cô sẽ không can thiệp quá nhiều vào đời tư của học sinh để việc quản lý chúng mình qua Facebook đạt hiệu quả hơn”, Minh Anh nói.
Theo Trithuc
Nước mắt Cần Giờ
Ngày cuối năm, không khí trĩu nặng bao trùm bãi biển Cần Giờ. 2h sáng 30-12, nước biển rút mạnh, việc tìm kiếm thuận lợi... Các cháu Đoàn Minh Tâm, Lê Trường Duy, Lê Công Hậu được tìm thấy. 5h, thi thể Nguyễn Phan Thành Lâm được đưa lên bờ. Và sau đó, cháu bé cuối cùng bị sóng cuốn trôi là Võ Tấn Tài được gia đình đón nhận trong tiếng khóc xé lòng.
Rất nhiều bậc làm cha mẹ như tôi đã bật facebook liên tục để gửi những lời cảm thông, chia sẻ với các gia đình có con gặp nạn. Xót xa, đau đớn. Mấy hôm trước, đám trẻ giận tôi, vì đã không cho chúng đi Vũng Tàu tham quan với các bạn cùng lớp. Tôi ân hận, công việc cuối năm quá nhiều, cũng vì tôi không yên tâm khi không thể cùng đi, để giám sát chúng, dù các con đã tuổi dậy thì. Trẻ mới lớn thường hay bốc đồng, thích thể hiện, đôi lúc còn muốn khoe tài năng trước các bạn gái, nên liều lĩnh, không lường trước được hiểm nguy rình rập... Bọn trẻ đọc thông tin về nước mắt đang rơi ở Cần Giờ, không nói gì, lặng lẽ nhắn cho nhau điều gì đó. Hôm qua, trẻ trong khu phố tự tổ chức gặp nhau cuối năm. Chúng thắp 7 ngọn nến và cầu mong cho các bạn gặp nạn sớm siêu thoát. Cảm động vì nghĩa cử rất người lớn của các con, nhưng cũng chợt giật mình, trẻ thì chan chứa tình yêu thương, còn chúng ta, vẻ như lãng quên mất...
Tôi nhớ, những ngày cuối tuần, bãi biển 30-4 rất đông, chừng 400-500 người nhưng chỉ có chục bảo vệ, đội cứu hộ chỉ 3-4 người. Cần Giờ ngay gần cửa sông, xói lở liên tục, cứ sóng to là tạo thành xoáy đập mạnh vào bờ. Bãi biển đã có biển cảnh báo nguy hiểm, bảo vệ thường xuyên nhắc nhở người tắm biển, tuy nhiên sự giám sát và phát hiện tai nạn lại không thường xuyên, có thể nói có sự buông lỏng, chủ quan. Thời điểm xảy tai nạn, xấu trời, gió to, rất ít người xuống biển tắm, nhất là ra mấy bãi đá xanh vì sóng rất lớn... Người dân Cần Giờ cho biết, khi nhìn thấy mấy cánh tay chới với, có rất nhiều tiếng kêu cứu, đội cứu hộ đã khá lúng túng, mất nhiều thời gian để kéo canô từ trong nhà ra biển, đến khi ra được thì canô lại không có xăng... Có người bảo, nếu phương tiện cứu hộ luôn sẵn sàng, biết đâu, cả 7 học sinh đã không bị cuốn ra biển!
Đáng tiếc là ông Đinh Quân Tuấn - Đội trưởng lực lượng bảo vệ của khu du lịch 30-4, đã xuống nhắc nhở mấy học sinh không được xuống tắm, dặn cả thầy cô giáo lưu ý nhưng thầy cô chưa kịp làm thì sự cố xảy ra... Phải chăng cả nhà trường, thầy cô và đa phần học sinh đều chưa nhận thức được sự an toàn khi trời lạnh, sóng lớn? Trẻ lớn lên ở thành phố thiếu rất nhiều kỹ năng và đặc biệt là đối phó với những tình huống bất ngờ khi đi dã ngoại. Thầy cô giáo hiện nay, phần lớn chỉ ép trò lao vào học hành, tất cả là học để có kiến thức. Cha mẹ cũng mong muốn con chuyên tâm học, để sau này có nghề nghiệp, có tương lai, song mấy ai để ý, đào tạo các con kỹ năng sống, kỹ năng tự phòng ngừa rủi ro? Các thầy cô không có kinh nghiệm hoạt động xã hội và cộng đồng nên quản lý các em không tốt đã đành, rất nhiều công ty du lịch, vì chạy theo lợi nhuận, cũng bỏ qua khâu quản lý, giám sát và bảo vệ chuyến đi an toàn. Bên cạnh đó có một thực tế ở TP.HCM và các tỉnh lân cận là trào lưu các trường học đua nhau tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại. Nó đang là mốt, trường A mà tổ chức du lịch kém trường B, là khó chịu, cuộc chơi phải tốn kém hơn, hoành tráng hơn... Tất nhiên ai cũng biết, các công ty du lịch luôn đến các trường mời chào, lãnh đạo trường cũng muốn cho học sinh vui chơi ngoài giờ học và nếu đồng ý thì chắc chắn có "lại quả"... Đó là lý do, nhiều trường ép các con phải đi du lịch. Nhiều cha mẹ linh cảm các con đi không an toàn nhưng trẻ vật vã, dỗi hờn, phản ứng tiêu cực... nên đành chiều con vì tin vào nhà trường, tin vào sự "lớn" của con mình. Nhưng các con, dù có trưởng thành thế nào, vẫn khó tránh khỏi vấp ngã. Có những sự vấp ngã không thể làm lại được...
Nỗi đau rồi sẽ lắng. Nhưng sau những tai nạn thương tâm này, ai sẽ chịu trách nhiệm? Ban quản lý bãi biển, nhà trường, hay công ty du lịch... Không thể vì sợ tai nạn mà ngăn cản không cho con tham gia những hoạt động cộng đồng, dã ngoại. Trẻ phải có những cuộc đi mới giúp các con cọ xát, tích lũy kỹ năng sống. Vấn đề ở chỗ, nhà trường, thầy cô và chính cha mẹ phải thường xuyên hướng dẫn, tạo dựng một môi trường tư vấn kỹ năng sống, giúp con bảo vệ bản thân và nâng cao các biện pháp quản lý trẻ trong các chuyến đi sao cho an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc. Mong rồi nước mắt sẽ không tuôn rơi ở Cần Giờ và nhiều nơi khác nữa, vì những nguyên nhân từ nhận thức, sự chủ quan của chính chúng ta.
Theo ANTD
Sắc môi Cock-tail tràn ngập từ online đến offline Từ ngày đổ bộ vào cộng đồng teen, xu hướng môi Cock-tail Miracle Apo đã nhanh chóng cưa đổ giới trẻ và giúp các nàng bỏ túi không ít bí kíp "mix" môi độc đáo. Từ cuộc thi ảnh "Sắc môi Cock-tail Miracle Apo" trên Online đến trải nghiệm chương trình "Sắc môi Cock-tail - Tạo nên phong cách" Offline tại các trường...