Cấm dạy thêm ở tiểu học có phù hợp với thực tế cuộc sống?
Nhu cầu học thêm là nhu cầu có thật, không phải chỉ ở tiểu học, trung học, mà ngay cả học sinh ở bậc học… mầm non.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 4290/GDĐT-TH gửi đến Phòng Giáo dục của 24 quận, huyện của địa phương này chỉ đạo tăng cường quản lý, chỉ đạo về hoạt động dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Nội dung Công văn số 4290/GDĐT-TH đã yêu cầu: “Tiếp tục thực nghiệm nghiêm các quy định của Bộ, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”.
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học đã làm dư luận nóng lại chuyện dạy thêm, học thêm, dù vấn đề này đã và đang làm nhức nhối xã hội.
Cấm dạy thêm ở tiểu học có phù hợp với thực tế cuộc sống?
Nhu cầu học thêm là nhu cầu có thật, không phải chỉ ở tiểu học, trung học, mà ngay cả học sinh ở bậc học … mầm non.
Thực tế hiện nay, chương trình lớp 1 (kể cả cũ và mới) quá nặng, sĩ lớp học luôn vượt chuẩn cho phép (35 em/lớp), đặc biệt là thành thị.
Nếu là giáo viên, dạy lớp có sĩ số đông, ai cũng cảm nhận được sự nặng nề, mệt mỏi do áp lực công việc.
Với lớp từ 50 em trở lên, giáo viên không thể bao quát, dạy cho mọi học sinh, sửa chữa kịp thời sai sót của học trò.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Thực tế giáo viên dù muốn dạy thật tốt cho mọi học sinh nhưng bất khả kháng, không thể làm được.
Từ thực tế đó, phụ huynh bắt buộc phải cho con học chữ trước khi vào lớp 1, dù đã đọc báo nghe đài biết tác hại của việc học trước chương trình.
Vào lớp 1 rồi, vẫn phải tiếp tục cho con học thêm, vì lớp đông, chương trình nặng, cô giáo không bao quát hết học trò trong thời gian ở lớp được.
Có cầu ắt có cung, giáo viên vì chất lượng của lớp mình phụ trách nên phải dạy thêm.
Cấm dạy thêm ở tiểu học khi sĩ số lớp còn quá đông, chương trình học còn quá nặng như hiện nay là chưa phù hợp với thực tế cuộc sống.
Ngoài ra, thực tế hiện nay giáo viên chưa sống được bằng lương của mình, nếu không có thu nhập từ dạy thêm, làm thêm khác (đặc biệt là giáo viên thành thị chưa có nhà ở).
Vì cuộc sống, giáo viên đành phạm luật, chấp nhận dạy thêm để lấy thu nhập “nuôi” dạy chính. Giáo viên tiểu học phải dạy thêm vừa đáng thương và đáng trách, nhưng thương nhiều hơn trách.
Vì thế cấm dạy thêm ở tiểu học khi nhu cầu học thêm thực tế có thật, khi cuộc sống giáo viên chưa sống được bằng lương của mình, là chưa phù hợp với thực tế cuộc sống.
Bất cứ chính sách nào mà chưa phù hợp với thực tế cuộc sống thì chỉ mang tính hình thức và không có tác dụng, làm cho pháp luật không được … tôn trọng.
Làm sao cấm dạy thêm ở tiểu học phù hợp với thực tế cuộc sống?
Nhu cầu học thêm, dạy thêm là có thật và chính đáng, nguyên nhân là do áp lực của chương trình, sĩ số học sinh trong lớp quá đông, cuộc sống giáo viên chưa sống được bằng lương của mình .
Giải quyết được ba vấn đề gây ra nhu cầu học thêm, dạy thêm trên là không cần cấm.
Chương trình giáo dục nhẹ nhàng, phù hợp tâm sinh lý tuổi thơ, bám sát mục tiêu giáo dục; sĩ số lớp càng ít càng tốt, tối đa là 35 em/lớp, đảm bảo giáo viên có thể dành quan tâm đến tất cả học sinh, chất lượng giáo dục đạt yêu cầu, chẳng có bố mẹ nào cho con đi học thêm, làm khổ con, khổ mình.
Không có nhu cầu học thêm, thầy cô sao dạy thêm được, dù có ép cũng khó lòng mà ép học trò đi học thêm khi chính bản thân nội tại và gia đình không có nhu cầu.
Nếu giải quyết được vấn đề giáo viên sống được bằng lương của mình , tôi tin rằng chẳng giáo viên nào dám dạy thêm, muốn dạy thêm trái phép.
Cần chấn chỉnh dạy thêm, học thêm
Mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức các cuộc thanh tra, nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm tình trạng dạy thêm, học thêm đang gây bức xúc trong dư luận.
Học thêm là nhu cầu
Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật và thiết thực của các bậc phụ huynh, học sinh (HS) lẫn giáo viên (GV). Một phụ huynh có con học tại một trường tiểu học trên địa bàn TP.Quảng Ngãi chia sẻ: "Con trai tôi lên lớp 4, nhà trường chỉ dạy học 1 buổi. Trong khi đó, vợ chồng đều đi làm bận rộn nên phải gửi con cho cô giáo chủ nhiệm dạy thêm. Ngoài ra, tôi cũng cho con học thêm tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ, mời GV về nhà củng cố thêm từ vựng và ngữ pháp cho con. Sau một thời gian, tôi thấy con tiến bộ rõ rệt".
Người thầy giỏi, có tâm sẽ hướng học sinh đến với các hoạt động cụ thể.Anh P.N.T, có con học lớp 2 tại một trường tiểu học trên địa bàn TP.Quảng Ngãi cũng cho rằng, cho con học thêm là giải pháp tốt nhất. Bởi vì, vợ chồng anh đều bận rộn từ sáng sớm đến khuya, còn chương trình giáo dục có nhiều thay đổi, nên phải gửi con cho cô giáo chủ nhiệm dạy thêm sau khi kết thúc giờ học trên trường.
Nhiều phụ huynh muốn cho con học thêm để vững kiến thức, tham gia thi chuyển cấp đạt kết quả tốt. Em Nguyễn Thị Thương, Trường THPT số 2 Tư Nghĩa chia sẻ: "Đây là năm cuối cấp, nên ngoài thời gian học tại trường, em còn sắp xếp thời gian đi học thêm để đảm bảo kiến thức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học".
Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc Sở GD&ĐT Đỗ Văn Phu cho rằng: Sở GD&ĐT chỉ trực tiếp quản lý các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trường học còn lại là do UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý. Thời gian tới, Sở sẽ tăng cường tổ chức các đợt thanh, kiểm tra đột xuất. Trường hợp phát hiện sai phạm sẽ xử phạt vi phạm hành chính và xử lý kỷ luật hành chính.
Còn tình trạng ép học sinh học thêm
Có không ít cán bộ quản lý giáo dục, GV và phụ huynh trăn trở khi phải chứng kiến cảnh dạy thêm, học thêm tràn lan nhưng chưa có cách xử lý dứt điểm. "Dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng, nhưng một bộ phận giáo viên xem đó như "cần câu cơm" để tìm cách buộc HS phải học thêm. Những giáo viên thực sự có năng lực thì chắc chắn HS sẽ tìm đến để lĩnh hội kiến thức. Còn giáo viên thiếu tâm lẫn tầm thì chọn cách đưa ra các chiêu trò", một giáo viên bày tỏ.
Chị N. có con học tại một trường THCS trên địa bàn TP.Quảng Ngãi bức xúc vì ngay từ khi con gái bước vào lớp 6, cô giáo bộ môn đã "làm khó", buộc chị phải cho con gái học thêm. Chị N. cũng xác định sẽ tìm GV có uy tín để cho con học thêm nhằm củng cố, lấp lỗ hổng kiến thức nhưng vì cô giáo gây khó dễ nên chị đành cho con theo học cô giáo đang dạy con mình.
Nhưng cũng cần nhìn nhận thực tế, phụ huynh cho con học thêm nhiều nơi để chạy theo thành tích, mà quên rằng việc tạo áp lực cho con trẻ sẽ dẫn đến những hệ quả không tốt. Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, người thầy giỏi, có tâm với nghề sẽ đối xử công bằng với HS, biết hướng các hoạt động cụ thể cho từng đối tượng HS trong mỗi bài học.
Tăng lương để ngăn giáo viên dạy thêm chẳng khác nào đánh đố Nhà nước Vấn nạn dạy thêm - học thêm tràn lan đã được đưa ra bàn luận cách đây hơn 20 năm, ấy thế mà đến nay đây vẫn là câu chuyện nóng từ năm học này qua năm học khác. Những ngày gần đây, câu chuyện "dạy thêm, học thêm" lại gây xôn xao dư luận khi có ý kiến cho rằng, tăng lương...