Vấn nạn dạy thêm – học thêm tràn lan đã được đưa ra bàn luận cách đây hơn 20 năm, ấy thế mà đến nay đây vẫn là câu chuyện nóng từ năm học này qua năm học khác.
Những ngày gần đây, câu chuyện “ dạy thêm , học thêm ” lại gây xôn xao dư luận khi có ý kiến cho rằng, tăng lương giáo viên 20 triệu đồng/tháng, có lẽ chẳng giáo viên nào dạy thêm . Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, khát vọng trong cuộc sống của mỗi người đều rất cao, do đó kể cả tăng lương lên 20 triệu đồng/ tháng thì họ vẫn tìm cách để tăng thu nhập.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie , Hà Nội cho rằng, vấn đề dạy thêm – học thêm đã được đưa ra bàn luận từ rất nhiều năm rồi bởi tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã nêu ra một trong những thực trạng của giáo dục – đào tạo là:
“- Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục đang có chiều hướng gia tǎng: dạy thêm và học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh , ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của học sinh và quan hệ thầy trò…. ”
Như vậy có thể thấy, vấn nạn dạy thêm – học thêm tràn lan đã được đưa ra bàn luận cách đây hơn 20 năm, ấy thế mà đến nay đây vẫn là câu chuyện nóng từ năm học này qua năm học khác.
Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie , Hà Nội (Ảnh: Thùy Linh)
Trở lại với vấn đề tăng lương giáo viên lên mức cao thì sẽ ngăn chặn được tình trạng dạy thêm thì thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng: “Đó là yếu tố tích cực nhưng không phải lý do duy nhất”.
Để ngăn chặn dạy thêm mà giải quyết bằng cách tăng lương thì nhà nước không thể làm nổi bởi cùng lúc ngân sách không thể tăng lương cho thầy cô cả nước. “Ví dụ, giờ lương thầy cô đang 7 triệu đồng/ tháng, giờ nhà nước lấy đâu ra tiền để tăng lên 20 triệu đồng/ tháng, như vậy chẳng khác nào đánh đố nhà nước”, thầy Khang nói.
Phải thừa nhận rằng, các văn bản quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm đã đầy đủ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ngay trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh, nhà trường tổ chức dạy thêm cho hai đối tượng, học sinh yếu để cải thiện trình độ học sinh và bồi dưỡng học sinh giỏi để đáp ứng cao hơn.
Do đó cần phải phân biệt những trường hợp nào dạy thêm cần ngăn chặn và những trường hợp nào dạy thêm là hợp pháp chứ không thể cấm tất cả các hoạt động dạy thêm.
Bởi theo thầy Khang nhìn nhận, học thêm là nhu cầu có thật của học sinh và phụ huynh, càng học lên lớp cao thì nhu cầu đó càng nhiều. Thậm chí, nhiều học sinh giỏi học thêm “thầy ta” chưa đủ thì học thêm “thầy tây”, rõ ràng, khi học sinh, phụ huynh chủ động đi học thêm phải khác với việc giáo viên dạy ở trường không đến nơi đến chốn để rồi “đẩy” học sinh phải đi học thêm chính mình – đây là tình trạng rất tệ hại, “tôi thấy xấu hổ cho ngành, cho các thầy cô bởi dân gian có câu “lành cho sạch, rách cho thơm”", thầy Khang bày tỏ.
Nhưng đừng để tình trạng tệ hại này lẫn với những nhu cầu chính đáng của học sinh, phụ huynh bởi thầy Khang biết có thầy cô giỏi nên không chỉ học sinh trường đó mà học sinh trường khác cũng muốn được kèm cặp.
Ví như có những phụ huynh năm nào cũng muốn cô A chủ nhiệm kiêm dạy Văn luôn nhưng một mình cô A chỉ dạy tối đa được 4/12 lớp trong một khối và phụ huynh phải chấp nhận điều này. Tuy nhiên, vì quá tin tưởng vào năng lực của cô A nên phụ huynh muốn cô kèm con mình ở nhà, được cô kèm là phấn khởi với cả con và cha mẹ. Đó là nhu cầu chính đáng.
Lương có tăng 20 triệu đồng/tháng, giáo viên cũng khó bỏ dạy thêm
Dạy thêm thu nhập "khủng", gấp 5 -10 lần lương, nên dù 20 triệu/tháng thì giáo viên cũng khó mà bỏ dạy thêm.
Có ý kiến cho rằng, tăng lương giáo viên 20 triệu/tháng, có lẽ chẳng giáo viên nào dạy thêm hay trả lương giáo viên từ 15 triệu/tháng như trường dân lập, giáo viên sẽ không muốn dạy thêm.
Thật ra giáo viên trường dân lập có muốn dạy thêm học sinh chính khóa cũng không dạy được, nhà trường không cho phép, học sinh được học đầy đủ trong giờ chính khóa rồi, không có nhu cầu học thêm nữa.
Giáo viên công lập dạy thêm có thu nhập cao, chủ yếu dạy học sinh chính khóa. Vì vậy, dù kêu la lương thấp nhưng vẫn "bám trụ" để dạy thêm, chứ mấy ai vì lương thấp mà bỏ nghề.
Dạy thêm thu nhập "khủng", gấp 5 - 10 lần lương, dù lương 20 triệu/tháng thì giáo viên những môn dạy thêm được như hiện nay cũng khó mà bỏ dạy thêm.
Cơ sở pháp lý nào để tăng lương cho giáo viên công lập lên 20 triệu/tháng? Ngay cả lương của nhiều lãnh đạo chủ chốt ở các đơn vị có khi cũng chỉ khoảng đó, thì sao đòi hỏi lương giáo viên tăng như vậy được.
Như vậy, bài toán về lương để giải đáp ẩn số dạy thêm, học thêm là không thể thực hiện. Vậy tại sao lương thấp nhưng người ta vẫn sẵn sáng bỏ hàng trăm triệu để chạy biên chế giáo viên?
Điều này chỉ lý giải được khi người ta biết vào biên chế sẽ dạy thêm được, thu hồi vốn đầu tư được. Như vậy động cơ vào nghề giáo là vì tiền, dạy thêm vì tiền, sống bằng dạy thêm, không sống bằng lương.
Muốn bỏ dạy thêm, phải bỏ nguồn gốc gây ra nhu cầu học thêm. Nguyên nhân tạo nhu cầu ảo về học thêm, chính là chương trình giáo dục của chúng ta quá nặng; thi cử chúng ta quá hàn lâm, xã hội quá chú trọng bằng cấp.
Giản lược chương trình đảm bảo tính vừa sức; thi cử nhẹ nhàng, chú trọng đánh giá phẩm chất, năng lực; yêu cầu thực tài, xóa bỏ chũ nghĩa bằng cấp.
Muốn có thực tài, có năng lực, có phẩm chất là phải tự học, tự học mới sáng tạo, học thêm chỉ học thuộc, học tủ, học vẹt. Nhu cầu học thêm sẽ giảm dần và biến mất.
Không có nhu cầu học thêm, dạy thêm sẽ biến mất.
Dùng điểm số ép học sinh học thêm nên xử lý thế nào? Mặc dù Bộ GD&ĐT cấm việc dạy thêm ở bậc tiểu học, cấm dạy chữ trước khi vào lớp 1, cũng như những quy định khác về dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra chưa có hồi kết. Vì nhiều lý do khác nhau, học sinh hiện nay...
Tin mới nhất
Tự chủ học phí: Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu
11:14:28 21/04/2021
Chỉ các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài thì mới được tự xác định mức thu...
Bí quyết giành điểm cao khi thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân
11:11:02 21/04/2021
Thời điểm này HS lớp 12 đang chạy đua cùng thời gian những mong đạt kết quả cao sau 12 năm đèn sách. Môn học Giáo dục Công dân (GDCD) là môn dễ ăn điểm cao nếu học sinh biết cách học.
Tuyển sinh đại học năm 2021: Chọn ngành nghề trước khi chọn trường?
11:09:21 21/04/2021
Chỉ còn ít tuần nữa là thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm 2021.
Nam sinh Nghệ An trúng tuyển 8 trường ở Mỹ
11:07:12 21/04/2021
Vượt qua hàng loạt ứng viên, nam sinh đam mê lập trình trúng tuyển ĐH Washington, ngôi trường công lập danh tiếng ở Mỹ, cùng nhiều trường khác.
Học sinh, giáo viên Cần Thơ “bắt nhịp” tốt với Chương trình giáo dục phổ thông mới
11:04:37 21/04/2021
Để đảm bảo triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới hiệu quả, lần đầu tiên Sở GD-ĐT thành phố Cần Thơ chỉ đạo thực hiện Chuyển giao chất lượng cấp Tiểu học và THCS.
Trường Đai học Sao Đỏ tuyển 1.500 chỉ tiêu chính quy năm 2021
11:01:40 21/04/2021
Năm học 2021 - 2022, Trường Đại học Sao Đỏ tuyển 1.500 chỉ tiêu cho 16 ngành nghề tại trường.
Bài học của thủ khoa người Việt đạt điểm tuyệt đối ở ĐH lớn nhất Canada
10:59:18 21/04/2021
Theo anh Cao Bảo Anh, trong quá trình học tập có những điều rất nhỏ nhưng sẽ làm nên sự khác biệt rất lớn trong điểm số đạt được.
Đề cương ôn tập bài kiểm tra tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội
10:54:13 21/04/2021
Sáng ngày 20/4, hệ thống đăng ký sơ tuyển tham gia bài thi kiểm tra tư duy trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức mở.
Bộ GD-ĐT: Hạn chế sử dụng sách tham khảo trong năm học tới
10:52:06 21/04/2021
Chiều ngày 20/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đại diện một số nhà xuất bản (NXB) về công tác xuất bản, phát hành SGK, đồ dùng dạy học cho năm học mới.
Vinh danh 120 học sinh giành giải Vật lý và khoa học quốc tế
10:49:16 21/04/2021
Lễ vinh danh học sinh đạt giải Olympic Vật lý quốc tế, Vật lý Châu Âu và học sinh đạt giải Olympic khoa học quốc tế được Hội Vật lý Việt Nam tổ chức ngày 20/4, tại Hà Nội.
Khởi tạo tâm thế, khởi tạo đam mê, khởi tạo tư duy và tinh thần sáng tạo
10:44:26 21/04/2021
Ngày 20/4, Đại học Thủ đô Hà Nội đã tổ chức Chung kết hoạt động Sáng tạo khởi nghiệp- HNMU lần thứ 2 năm học 2020 - 2021.
Công nghệ thông tin - “kiến trúc sư” mở rộng không gian lớp học
10:37:38 21/04/2021
Khi 100% giáo viên và học sinh ứng dụng công nghệ thông tin thì môi trường được mở rộng, vượt khỏi công thức 2-4-8: 2 bìa quyển sách, 4 bức tường và 8 giờ học.
Lan tỏa văn hóa đọc tại Học viện Hậu cần
10:35:19 21/04/2021
Những năm gần đây, Học viện Hậu cần (HVHC) chú trọng đầu tư đa dạng hóa các loại hình ấn phẩm từ truyền thống đến hiện đại, phát huy tối đa vai trò của thư viện, đặc biệt là Thư viện điện tử (TVĐT).
Không thông báo trúng tuyển đại học khi thí sinh chưa tốt nghiệp trung học phổ thông
10:32:32 21/04/2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2021.
Học sinh không làm đủ số bài thi vẫn có nhiều lựa chọn học lớp 10
10:29:59 21/04/2021
Thời điểm này, cùng với việc tăng tốc ôn tập, học sinh lớp 9 của các trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội dành nhiều thời gian tìm hiểu về các trường trung học phổ ...
Làm hồ sơ dự thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH tại TPHCM: Tăng tốc tư vấn, hướng nghiệp
10:27:32 21/04/2021
Song song với việc dạy học, ôn tập thi học kỳ II cho học sinh, các trường THPT tại TPHCM đã tổ chức họp cha mẹ học sinh để chia sẻ những thông tin liên quan đến thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH 2021.
Biệt đội Khoa học iSMART Đắk Lắk - Chung tay xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn
10:25:09 21/04/2021
Để nâng cao hiểu biết của các bạn nhỏ và cộng đồng về các vấn đề khoa học, bảo vệ môi trường, iSMART Education đã tổ chức chương trình Biệt đội Khoa học iSMART với chủ đề Make a better world - Xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn cho học ...
Đà Nẵng: Nghi vấn lộ đề kiểm tra môn Toán lớp 9
10:22:41 21/04/2021
Sáng 20/4, chỉ 30 phút sau khi tính giờ làm bài kiểm tra môn Toán cho HS lớp 9 toàn TP, bản chụp đề kèm theo lời đề nghị Bày với đã xuất hiện trên mạng xã hội Facebook.
Trường chuyên lồng ghép trò chơi dân gian trong ngày hội sách
10:17:11 21/04/2021
Bên cạnh việc tôn vinh, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách, trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành còn lồng ghép thêm trò chơi dân gian, ẩm thực để các em học sinh hiểu thêm về văn hoá Việt Nam.
Học phí đại học tăng 'sốc': Nếu không hỗ trợ, sinh viên nghèo nguy cơ nghèo tiếp
10:09:23 21/04/2021
Theo chuyên gia, học phí đại học tăng khi tự chủ là tất yếu, song nếu không có biện pháp hỗ trợ thì nguy cơ người nghèo không được học đại học, nghèo lại hoàn nghèo.
Giải bài toán thiếu giáo viên: Đa dạng nguồn tuyển có là giải pháp lâu dài?
10:07:22 21/04/2021
Có một thực tế là tình trạng thiếu giáo viên từ nhiều năm nay vẫn chưa thể khắc phục triệt để. Nhất là với yêu cầu của chương trình mới như học hai buổi/ngày, giáo viên tích hợp, giáo viên ngoại ngữ… thì thiếu giáo viên là một trong nhữ...
Học sinh miền Tây thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên
10:04:32 21/04/2021
Những ngày đầu tháng 4, học sinh phổ thông ở các tỉnh miền Tây lại về Trường Đại học (ĐH) Trà Vinh để trải nghiệm thử làm sinh viên. Những chuyến đi bổ ích này sẽ giúp các em có những lựa chọn hợp lý cho kỳ tuyển sinh ĐH năm nay.
Trường quốc tế thu học phí hơn 800 triệu đồng/năm
10:01:06 21/04/2021
Học phí nhiều trường quốc tế tại TP HCM giao động ở mức 600 triệu đồng đến hơn 800 triệu đồng cho một năm học của bậc THPT, chưa bao gồm các khoản chi phí khác.
Còn 5 ngày để tập dượt đăng ký nguyện vọng đại học trực tuyến
09:52:15 21/04/2021
Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh dễ dàng trong việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học qua hình thức trực tuyến, Bộ GD-ĐT đã cho chạy thử phần mềm đăng ký này trên địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn
Cuộc thi sáng kiến tạo cơ hội cho học sinh dùng công nghệ giải vấn đề xã hội
09:49:06 21/04/2021
Tham gia cuộc thi Sáng kiến Công nghệ TechGenius dành cho học sinh THPT trong cả nước, các đội thi cần đưa ra giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề thuộc một trong ba chủ đề: môi trường, sức khỏe, giáo dục và học tập trực tuyến.
Trường Iris: Giúp trẻ tự tin với trải nghiệm “Hành trang vào lớp 1”
09:44:37 21/04/2021
Hiểu được khó khăn, bỡ ngỡ của trẻ cũng như trăn trở của phụ huynh khi có con sắp bước vào ngưỡng cửa tiểu học, bởi vậy Trường Iris đã liên tục triển khai chương trình trải nghiệm Hành trang vào lớp 1.
Khơi nguồn sáng tạo cho học sinh qua trải nghiệm STEM
09:40:14 21/04/2021
Ngày 20/4, trường THCS Nha Trang (TP Thái Nguyên) phối hợp với Học viện STEM Elon Musk tổ chức Ngày hội STEM với nhiều hoạt động lí thú.
Quận Hoàn Kiếm: Học sinh hào hứng tham gia Ngày hội sách với chủ đề “Tự hào truyền thống - Tự tin hội nhập”
08:39:36 21/04/2021
Sáng 20/4, tại Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức Ngày hội sách với chủ đề Tự hào truyền thống - Tự tin hội nhập.
Làm gì để giáo viên thật sự hạnh phúc mỗi ngày đến trường?
08:37:34 21/04/2021
Cần có những chính sách để giáo viên không còn phải chịu áp lực, mà đó là những ngày đến trường thật sự hạnh phúc với đam mê dạy học của mình.
"Sản phẩm lỗi" là không thể chấp nhận
08:34:47 21/04/2021
Câu chuyện một số học sinh lớp 6 trường THCS - THPT Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) chưa đọc thông viết thạo khiến dư luận hết sức lo ngại.