Cải cách để giảm áp lực cho giáo viên
Áp dụng công nghệ, loại bỏ căn bệnh thành tích, giảm bớt hồ sơ, quy trình không cần thiết…
là những giải pháp cần thực hiện
Sau bài viết “Những nỗi sợ vô hình của nghề giáo” đăng trên Báo Người Lao Động ngày 3-10, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc cho rằng bài viết đã chỉ ra được nhiều góc khuất trong ngành giáo dục, cần quyết liệt thay đổi để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, không chỉ với học sinh mà cả với giáo viên.
Giảm bớt hồ sơ, quy trình
Theo ông Nguyễn Hải An (chuyên gia tâm lý), công bố gần đây của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có 16.000 giáo viên bỏ việc năm 2022. Chế độ, chính sách chưa hợp lý, lương chưa bảo đảm cuộc sống và quá lâu để được vào biên chế là nguyên nhân khiến một số giáo viên xin thôi việc dù yêu nghề.
“Ngoài ra, kế hoạch giảng dạy tuần, năm học; thi đua; thanh tra; sinh hoạt ngoài giờ lên lớp; họp hội đồng; áp lực điểm số từ nhà trường, phụ huynh; phụ đạo; thành tích thi học sinh giỏi; yêu cầu đổi mới giáo dục…, khiến các nhà giáo thêm phần “khô héo” và “chìm” trong công việc” – ông Nguyễn Hải An nói.
Cũng theo ông Nguyễn Hải An, giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Mục đích giáo dục là cho học sinh tự hoàn thiện nhân cách, lối sống lành mạnh và là con người Việt. Bạo lực học đường nổi cộm trong thời gian gần đây cho thấy trong môi trường giáo dục không thiếu học sinh cá biệt, cũng vì vậy không thể sử dụng cùng một phương pháp giáo dục cho tất cả học sinh. Cần thêm cơ chế để giáo viên tự đánh giá và cảm hóa những học sinh này trong khuôn khổ nhất định.
“Có những việc chúng ta có thể làm ngay như áp dụng công nghệ thông tin, loại bỏ các hồ sơ, quy trình không cần thiết để giảm áp lực cho nhà giáo. Số người, thời gian dự giờ cũng cần cắt giảm vì hiện nay việc này chưa mang lại hiệu quả nhất định. Phụ huynh cũng cần hiểu rằng điểm số không hoàn toàn đánh giá được năng lực thực sự của học sinh, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng lên con trẻ mà can thiệp quá sâu về cách giáo dục của thầy, cô giáo. Tạo áp lực lên giáo viên để con trẻ có học bạ đẹp là tạo tiền lệ xấu, hướng con em vào tiêu cực. Khi giáo viên có thêm thời gian thì sẽ có thể nghiên cứu giáo án, tìm ra những phương pháp tốt nhất cho từng học sinh” – ông Nguyễn Hải An nhìn nhận.
Nghề dạy học hiện chịu nhiều áp lực (Ảnh: Tấn Thạnh)
Loại bỏ bệnh thành tích
Video đang HOT
Trong khi đó bà Nguyễn Thị Phương Trang (chuyên gia tâm lý) cho rằng giáo dục là một ngành đặc thù nên những vụ việc liên quan đến thầy cô giáo, học sinh hay đổi mới chương trình học luôn được xã hội quan tâm, đưa ra bàn luận.
“Thực tế, nghề dạy học hiện chịu không ít những áp lực. Giáo viên không đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà phải luôn cập nhật những chuẩn mực mới. Chưa kể, kỳ vọng của phụ huynh lên con trẻ cũng ngày càng cao… Áp lực vì thế mà đè nặng lên những người đứng lớp” – bà Phương Trang phân tích.
Để giải tỏa áp lực cho thầy cô giáo, bà Phương Trang nhấn mạnh phải loại bỏ căn bệnh thành tích bởi đó chính là nỗi khổ của nhiều giáo viên. Nếu không mạnh dạn bỏ căn bệnh thành tích thì giáo viên sẽ không dám mạnh tay cho điểm kém học sinh, cũng khó có thể có “học thật, thi thật, nhân tài thật”. “Muốn vậy, phải đổi mới phương pháp dạy và học, tập trung vào kỹ năng hơn là những bài tập đánh đố, bỏ bớt các công việc không thật sự có ích. Từ đó mà giảm áp lực cho thầy và trò. Loại bỏ bệnh thành tích, tăng các hoạt động trải nghiệm cũng là cách để sức khỏe tinh thần của học sinh được cải thiện” – bà Phương Trang bày tỏ.
Là một giáo viên trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Nam, bạn đọc Ngọc Tâm thừa nhận nghề giáo thật sự có những nỗi sợ vô hình. Trong đó có áp lực về giáo án, nặng kiến thức, liên tục được đổi mới trong khi thời gian để học và dạy không nhiều, học sinh thì “muôn màu”.
“Nơi tôi đang giảng dạy, hầu hết các em còn yếu và thụ động nên khó áp dụng giảng dạy theo chương trình mới, cải tiến. Học theo sách giáo khoa, đánh giá năng lực thì ngoài sách trong khi kỹ năng của học sinh chưa cao. Chưa kể, sách tham khảo không nhiều, giáo viên phải tự mày mò. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp, đồng lương giáo viên cũng chưa tương xứng khiến nhiều nhà giáo khó an tâm với nghề. Ngoài ra, yêu cầu của phụ huynh, xã hội đặt ra cho nghề giáo cũng ngày càng khắt khe hơn. Năm học này, chương trình mới buộc giáo viên phải thay đổi hoàn toàn phương pháp trước đây…” – bạn đọc Ngọc Tâm nêu.
Tuy nhiên, bạn đọc này tin rằng dù rất áp lực nhưng nếu yêu nghề, có nghị lực, suy nghĩ và xem mọi việc đơn giản, nhẹ nhàng thì nghề giáo sẽ không còn là nỗi sợ.
10 nguyên tắc nuôi dạy con ngoan ngoãn, tự lập ngay từ nhỏ
Phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn tới hành vi và tính cách của trẻ trong tương lai.
Chăm sóc và nuôi dạy con cái là hành trình nhiều thử thách lẫn khó khăn đối với các bậc phụ huynh. Phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn tới tính cách cũng như hành vi của trẻ sau này. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, bố mẹ nên quan sát và tìm ra cách phù hợp nhất với trẻ. Dưới đây là 10 nguyên tắc nuôi dạy con ngoan ngoãn, tự lập ngay từ nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng.
1. Trở thành tấm gương tốt cho con
Mọi người vẫn thường được nghe câu "Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ", nhìn hành động và tính cách của con, có thể thấy được phương pháp giáo dục của phụ huynh là đúng hay sai. Đừng nói với con bạn những gì bạn muốn chúng làm, cách tốt nhất là để chúng bắt chước theo hành động của cha mẹ. Thay vì lúc nào cũng khuyên con cái đọc sách rất tốt cho trí não, bạn hãy hình thành cho mình thói quen đọc sách và thường xuyên đọc cho trẻ nghe.
2. Khen đúng lúc đúng việc
Khen ngợi bé cũng cần có phương pháp, thay vì những câu nói chung chung như "con giỏi quá, con làm tốt lắm", thì cha mẹ nên đi thẳng vào vấn đề như "con giải toán đúng rồi", "con quét nhà rất sạch". Hãy khen bé khi bé làm được một việc tốt để con có động lực phát huy và duy trì tinh thần đó. Lời khen tuy đơn giản nhưng lại chính là món quà khen thưởng ý nghĩa nhất để con có những cư xử tốt. Bạn không nên dùng vật chất để khen thưởng bé vì như thế sẽ tạo thói quen không tốt cho con.
3. Chấp nhận một số điều chưa hoàn hảo từ con
Dù là người lớn hay trẻ con thì đều có những lúc làm sai. Đây hoàn toàn là điều bình thường. Cha mẹ tốt là người chấp nhận điều chưa tốt và cho con cơ hội để sửa sai. Nếu như lúc nào bạn cũng đòi hỏi bé phải làm tốt dẫn đến việc con sẽ đánh mất các kĩ năng cần thiết như khó chấp nhận thất bại, sợ bố mẹ mắng...
4. Cho trẻ sự tự do
Việc áp đặt hay ép buộc không phải lúc nào cũng tốt, đặc biệt là trong giáo dục con cái. Khi con được tự do làm điều con thích, tự do thể hiện cá tính thì chắc chắn đó sẽ là một đứa trẻ hạnh phúc. Bạn hãy cho bé không gian tự do hoạt động, đừng theo dõi và quát mắng bé như "Đừng trèo lên đó" hay "Đừng động vào đó"...
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ để trẻ được tự do bay nhảy 100%. Thay vào đó, bạn chỉ cần để trẻ vui chơi dưới sự kiểm soát của bạn. Lúc này, hãy bên ở cạnh để quan sát nhằm đảm bảo rằng con vẫn đang được an toàn. Làm như thế sẽ giúp bé trở nên tự tin và kiên trì hơn, cố gắng theo đuổi mọi thứ chúng muốn.
5. Tôn trọng ý kiến của trẻ
Khi trẻ đưa ra yêu cầu, hãy lắng nghe và đánh giá xem liệu làm như vậy có những ưu/ nhược điểm gì. Cho dù bạn không đồng ý, hãy giải thích và cho trẻ lý do chính đáng. Để con được tham gia và thảo luận mọi chuyện trong gia đình cũng sẽ khiến bé cảm thấy con được yêu thương và tôn trọng. Việc bố mẹ cứ bắt ép trẻ phải làm theo ý kiến của người lớn là không nên, khiến bé không có sự sáng tạo, không tự vận động suy nghĩ, làm cho bé ngày càng trở nên thụ động vì mọi việc chỉ làm theo sự sắp xếp của bố mẹ.
6. Khuyến khích con tự kiểm soát hành vi
Trong cuộc sống, con sẽ gặp phải rất nhiều điều làm con bực mình, buồn lòng hay mệt mỏi. Những lúc đó, con nên học được cách ứng phó sao cho thích hợp, ví dụ như bình tĩnh, phân tích sự việc và tìm ra cách xử lý phù hợp nhất.
7. Dạy con tự giác từ bé
Một số những việc làm đơn giản như vệ sinh cá nhân, làm bài tập về nhà, giúp bố mẹ một số công việc trong nhà... cần được trẻ tự giác hoàn thiện. Dĩ nhiên, nếu không được dạy bảo, con sẽ không biết cần phải làm những điều đó. Tự giác là một trong những đức tính tốt, cha mẹ hãy tán dương khi con thực hiện điều này. Ví dụ như việc bé tự giác soạn quần áo, sách vở, sắp xếp chăn gối khi thức dậy... Hãy dành một lời khen để động viên cũng như khuyến khích bé tiếp tục duy trì thói quen tốt ấy.
8. Dạy con lễ phép, kính trên nhường dưới
Dù được phép tự do hoạt động, tự do làm điều bé muốn trong những nguyên tắc của bạn đặt ra nhưng cũng hãy dạy bé cách tôn trọng gia đình, lễ phép với ông bà cha mẹ. Không được tập cho bé thói quen ỷ lại vào tình thương của bố mẹ, ông bà mà trở nên ương bướng.
Đặc biệt, trong những lời giao tiếp với các thành viên trong gia đình phải có sự dạy dỗ nghiêm ngặt, không nên để bé nói những câu nói không lễ phép với người lớn.
9. Không đánh mắng, quát nạt con
Khi cha mẹ la mắng, đánh đòn, đứa trẻ sẽ học cách làm tương tự khi chúng khó chịu với người khác. Ngược lại, dù bạn đang nóng giận mà vẫn cư xử tử tế thì trẻ sẽ học cách xử sự với người khác bằng sự bình tĩnh và tôn trọng. Bạn có thể bình tĩnh và nhẹ nhàng nói với trẻ đó không phải là những gì con nên làm thay vì la hét hay sử dụng một giọng điệu ác ý và nghiêm khắc.
10. Phương pháp nuôi dạy con đúng cách là phải rõ ràng và nhất quán
Khi bạn đã nói "không", bạn nên giữ vững quan điểm đó, đừng vì trẻ mè nheo, quấy khóc mà nhượng bộ. Nếu làm vậy thì sự nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa. Thay vào đó, phụ huynh có thể đưa ra những gợi ý cho việc giải quyết vấn đề chứ tuyệt đối không nhượng bộ cho các đòi hỏi từ con.
Con lớn lên sẽ cảm ơn cha mẹ nếu từ nhỏ được làm 3 điều 'vô nghĩa' này Có những điều trong mắt người lớn là tốn thời gian, vô nghĩa nhưng kỳ thực lại mang về tác dụng vô cùng to lớn với trẻ. Cha mẹ nào cũng muốn con tập trung học hành, chăm chỉ trau dồi kiến thức để có cơ hội thành công sau này, cuộc đời vì thế cũng suôn sẻ, bớt vất vả. Thế nhưng,...