Cách tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh trên tiền
Tiền được biết là vật trung gian mang nhiều mầm bệnh, có thể lây lan vi trùng từ người này sang người khác, theo trang tin Insider.
ẢNH: Ngọc Thắng
Theo tài liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), một số vi rút có thể sống đến 72 giờ trên tiền, do đó mọi người cần cẩn thận khi tiếp xúc với tiền mặt.
Bác sĩ Charles Bailey, Giám đốc bộ phận phòng chống nhiễm trùng thuộc Tổ chức Y tế Providence St.Joseph Health (trụ sở tại Washington, Mỹ), cho biết: “Tiền đóng vai trò như một vật trung gian mang và lây lan nhiều mầm bệnh. Sau khi chạm vào tiền, bạn có thể truyền mầm bệnh cho chính mình, cho người khác hoặc lây lan vi trùng ra các khu vực công cộng như núm cửa, nút thang máy, màn hình và nút bấm của máy ATM…”.
Một số cách loại bỏ mầm bệnh trên tiền được biết là khử trùng chúng bằng tia UV và nhiệt độ cao trên quy mô lớn, ở phạm vi hộ gia đình thì dùng chất khử trùng làm sạch bề mặt từng tờ tiền. Tuy nhiên, bác sĩ Bailey nhận định đây đều là những cách không tối ưu.
Video đang HOT
“Việc cố gắng làm sạch từng tờ tiền là kém khả thi hơn nhiều so với việc chủ động rửa tay sau khi tiếp xúc với chúng”, chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.
Cùng nhận định này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết giải pháp tốt nhất để đối phó với khả năng nhiễm khuẩn từ tiền là rửa tay thật sạch sau khi có tiếp xúc bề mặt với chúng.
Đây chính là khoảng thời gian bé hay bị sốt nhất dưới 1 tuổi, cha mẹ cần tìm hiểu và phòng tránh
Trẻ dưới 1 tuổi có một giai đoạn rất hay bị sốt. Cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh cho con.
1. Giai đoạn bé hay bị sốt nhất dưới 1 tuổi
Theo nhiều nghiên cứu thì giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi rất hay gặp tình trạng sốt do cơ thể cần thay đổi để thích nghi với những điều mới trong cuộc sống.
2. Nguyên nhân gây sốt
Do thay đổi chế độ ăn uống
Từ 0 tới 6 tháng tuổi, bé chủ yếu bú sữa mẹ để lấy dinh dưỡng và đề kháng. 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Cách ăn uống thay đổi, bé cần thời gian để thích nghi, khi bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp có thể từ chối đồ ăn dặm trong khi sữa không còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể thiếu chất sẽ hiện tượng sốt.
Do thay đổi điều kiện sống
Trẻ sơ sinh có khả năng vận động kém trước 6 tháng tuổi, hầu hết thời gian chúng nằm hoặc được bố mẹ bế, cơ thể có ít khả năng tiếp xúc với vi khuẩn, hệ miễn dịch không bị đe dọa. Nhưng khi lớn hơn, khả năng vận động được cải thiện, trẻ dễ tiếp xúc với mầm bệnh trong quá trình ngồi, đứng, bò. Thời gian và số lượng tiếp xúc càng nhiều thì khả năng lây nhiễm sẽ tăng lên. Và khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể bé, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại, gây ra hiện tượng sốt.
Theo quan điểm phát triển, sốt chỉ là biểu hiện của sự thích nghi với sự phát triển của bé. Nếu bé có sự chuyển đổi không tốt về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ở giai đoạn này sau 6 tháng tuổi thì khả năng sốt sẽ tăng lên, nhưng nếu cha mẹ phòng ngừa sớm thì có thể phòng tránh được cho con.
3. Đề phòng trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ nhất định phải làm
Điều chỉnh khẩu phần ăn cho bé hợp lý
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng toàn diện, có thể điều chỉnh dần tỷ lệ sữa và thức ăn bổ sung trong giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời tăng lượng thức ăn bổ sung hợp lý để trẻ dễ chấp nhận. Điều này giúp trẻ dễ thích nghi hơn với đồ ăn dặm và đảm bảo lượng dinh dưỡng.
Mặc quần áo cho trẻ hợp lý
Hầu hết các bậc cha mẹ đều sợ con bị lạnh nên mặc nhiều quần áo. Thực tế cho thấy, mặc quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó thân nhiệt của trẻ em lại thường cao hơn người lớn. Do đó cha mẹ nên tăng giảm quần áo tùy theo vị trí cổ và lưng của bé, vừa giữ ấm hiệu quả vừa tránh bé bị tăng thân nhiệt quá cao dẫn tới sốt.
Tại sao trẻ đi mẫu giáo vài ngày đầu về đến nhà đều dễ bị ốm? Nhiều cha mẹ thắc mắc, bản thân đã chuẩn bị rất kĩ càng nhưng con vẫn bị ốm những ngày đầu đi mẫu giáo. Lý do là ở đâu? Nhiều trẻ mới đi học mẫu giáo rất dễ bị ốm khiến các bậc phụ huynh khổ sở điều trị và phòng tránh. Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là tại sao hầu...