Cách phòng tránh sởi bằng thực phẩm
Những ngày gần đây, tình hình bệnh sởi đang diễn ra phức tạp và bất thường. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc phòng và chữa bệnh này.
Để tăng cường sức khỏe cho trẻ và phòng tránh bệnh sởi các bậc cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu kẽm giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virus. Vì vậy bổ sung kẽm cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Để bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý chọn nguồn thực phẩm giàu kẽm như thịt bò nạc, hải sản, đậu, rau bi-na, nấm… Ngoài ra ăn thịt nạc, gia cầm , lòng đỏ trứng gà hoặc cá cũng giúp cơ thể hấp thụ được nhiều kẽm.
- Các loại rau củ quả có chứa nhiều Vitamin A và Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt là Vitamin A vì đây là loại vitamin quan trọng cho mắt, chống lại sự tấn công của virus sởi vào mắt bé. Các loại rau củ giàu vitamin A gồm đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Các loại hoa quả giàu vitamin C gồm chanh, bưởi, cam …
- Sữa tươi: Sữa tươi cung cấp lượng dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Những trẻ em được uống sữa tươi thường xuyên thì sẽ có sức khoẻ rất tốt, hệ miễn dịch được tăng cường, đồng thời nồng độ vitamin D trong máu cũng cao hơn so với các trẻ em khác.
- Sữa chua: Sữa chua có chứa Probiotic, một loại lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng để cơ thể bé chống lại bệnh tật và tăng cường tiêu hóa. Nên để bé ăn sữa chua sau bữa ăn chính và nên súc miệng khi ăn xong. Mặc dù nhiều loại thực phẩm khác cũng có probiotic nhưng sữa chua là được coi như nguồn probiotic dồi dào số 1 cho trẻ nhỏ.
- Thịt bò: Thịt bò có chứa rất nhiều kẽm – khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch của trẻ. Thiếu kẽm là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ. Kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ là rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào bạch huyết – tế bào của hệ miễn dịch giúp nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, virus và các tác nhân “xấu” khác. Để bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ nên ưu tiên cho con ăn thịt bò từ 3-4 bữa/tuần.
Video đang HOT
- Nấm: Tất cả các loại vitamin đều rất giàu vitamin D và chất chống oxy hóa cần thiết cho việc ngăn ngừa cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Yến mạch: Yến mạch có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh và còn có thể giúp thuốc kháng sinh phát huy tác dụng tốt hơn. Các bậc bà mẹ nên cho con ăn yến mạch khoảng 3 lần/tuần xen kẽ với việc ăn cơm gạo và các loại thực phẩm tinh bột khác.
- Tỏi: Tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin chống lại virus gây bệnh. Với trẻ nhỏ, việc cho thêm chút tỏi khi xào nấu không những tăng cường hương vị cho món ăn mà còn giúp bé rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Củ cải đường: Theo Đông y, củ cải đường thường được dùng điều trị bệnh sởi mà nốt ban mọc không nhanh hoặc ban không phát ra được. Dùng củ cải đường 100-150g, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống để giải khát, hạ nhiệt, để chữa bệnh ôn dịch, sốt cao. Hạt củ cải đường có tác dụng làm mát và ra mồ hôi. Lá có tác dụng tiêu sưng viêm.Kinh nghiệm dân gian điều trị trẻ em bệnh sởi khi ban chưa phát bằng cách dùng củ cải đường, hạt rau mùi, mỗi thứ 10g, nấu nước cho trẻ uống. Tuy nhiên, không dùng củ cải đường cho người bị bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh bổ sung lượng nước cho cơ thể giúp giảm các triệu chứng nhiễm trùng. Uống nước cam hoặc nước chanh, bưởi đều đặn trong ngày. Ngoài ra chanh và nước ép cam giàu vitamin C cũng giúp giảm tình trạng mất nước và tăng khả năng miễn dịch. Khi các triệu chứng của bệnh sởi thuyên giảm thì có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng: rau quả, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt.
Bột nghệ trộn với mật ong hoặc sữa có thể giúp bệnh nhân sởi nhanh phục hồi và tăng cường khả năng miễn dịch. Bột cam thảo trộn với mật ong giúp giảm ho và viêm họng do virut sởi gây ra. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, và chứa đầy đủ chất dinh dưỡng.
Theo VNE
Người lớn cũng cần cảnh giác với bệnh sởi
Trong thời gian vừa qua bệnh sởi đang hoành hành tấn công ở đối tượng trẻ em, nhưng tỉ lệ này nhập viện cũng đáng kể.
Người lớn bị sởi gây biến chứng viêm não
Theo thống kê, cho tới nay số ca sởi người lớn phải nhập viện và điều trị nội trú ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là khoảng hơn 230 người và ở Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai là khoảng 70 ca. Bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm thanh niên 22-32 tuổi, đa số sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trước tình hình dịch sởi có diễn biến bất thường, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, không chỉ có trẻ em bị mắc sởi và biến chứng mà trong thời gian qua cũng đã có nhiều người lớn bị nhiễm sởi trong đó có nhiều ca nặng, nhưng đến giờ chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, bất cứ ai chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng, chưa từng mắc) thì đều có nguy cơ bị sởi, người lớn cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường biến chứng chủ yếu là bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở người lớn là biến chứng viêm não, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong.
Cũng theo Tiến sĩ Kính cảnh báo, khi gia đình nào chỉ cần một cháu ốm thì 3-4 người đi theo chăm sóc vào viện đã tạo cho vi rút sởi lây lan. Một số người đã có miễn dịch nhưng lại mang virus trong đường hô hấp, quay trở lại gia đình làm lây lan virus.
Trong khi đó theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 1/1 đến 17/4, trên địa bàn thành phố đã phát hiện 2613 trường hợp sốt phát ban nghi sởi phân bố tại 464/584 xã phường của 30/30 quận, huyện, thị xã; 1661 trường hợp đã được lấy mẫu xét nghiệm và 1177 ca có kết quả dương tính với sởi trên tổng số 1510 trường hợp có kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 60,6%), trẻ em dưới 9 tháng tuổi (chưa đến lịch tiêm chủng) chiếm 20,4%; trường hợp nhỏ nhất là trẻ em dưới 1,5 tháng tuổi, và ở người lớn bị sởi cao nhất là 42 tuổi.
Trong thời gian vừa qua bệnh sởi đang hoành hành tấn công ở đối tượng trẻ em, nhưng tỉ lệ này nhập viện cũng đáng kể. Ảnh minh họa
Cách phòng tránh bệnh sởi ở người lớn
Theo các chuyên gia y tế người lớn mắc sởi do nhiều nguyên nhân có thể do chưa từng mắc lúc nhỏ, chưa tiêm văc-xin hoặc tiêm phòng từ quá lâu, trong khi có những chủng sởi mới xuất hiện. Trong thời gian vừa qua, môi trường thời tiết độ ẩm cao là điều kiện thận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển trong đó có virus sởi.
Người lớn bị mắc sởi thường có các biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp, sau đó phát ban từ mặt, ngực lan xuống phần dưới cơ thể...
Cũng giống như nhiều trường hợp mắc sởi ở trẻ em, người lớn mắc sởi nên được cách ly với những người chưa được chủng ngừa ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Họ nên ở nhà thay vì đến trường hoặc nơi làm việc. Vì vi rút sởi này lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, bắn nước bọt, virus bay xa, rộng, khả năng hít vào lớn. Vì thế, việc giao lưu càng rộng, cộng với hiện nay hệ thống nhà ống, cơ quan, nhà hàng, siêu thị... đều trong môi trường khép kín càng làm cho virus được lưu trữ và phát tán mạnh. Ngoài ra, việc tự ý dùng quá nhiều kháng sinh khi bị sởi có thể ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa, làm bệnh nặng nề hơn.
Vì thế, cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện. Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện. Cần luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh nơi tập trung đông người, vệ sinh thân thể phải được giữ sạch sẽ , ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
Quan trọng nhất, đó là bảo vệ chủ động bằng tiêm vắc xin phòng bệnh. Mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng sởi hoặc chưa từng bị mắc sởi) có điều kiện nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.
Chính vì thế, ngay khi có các biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán và được tư vấn phương pháp điều trị.
Theo VNE
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào Trên thế giới trước khi có văcxin, hằng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi. Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm...