Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả
Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần bộ não bị gián đoạn, khiến các tế bào chết đi, gây tổn thương mô não. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, có thể để lại di chứng và nguy cơ gây tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, việc phòng ngừa từ sớm giúp hạn chế hậu quả của bệnh.
Sau khi bị đột quỵ não, người bệnh có thể gặp các vấn đề như sa sút trí nhớ, hay quên, giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
Với tình trạng nặng, người bệnh có thể bị liệt nửa người, cánh tay hoặc một bên chân yếu liệt, gây khó khăn trong việc đi lại. Các di chứng sau cơn đột quỵ khiến người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà trong mọi hoạt động, khiến họ dễ rơi vào cảm giác tự ti, bị phụ thuộc tâm trạng nặng nề, buồn chán và trầm cảm.
Dưới đây là những cách giúp chủ động phòng ngừa đột quỵ.
Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ tai biến mạch máu não
Đại đa số xảy ra đột ngột với các cơn đau đầu dữ dội, sốt, nôn, rối loạn ý thức, rối loạn hô hấp, trụy mạch, liệt nửa người, xuất huyết gây thay đổi về nhãn cầu, khiến mắt lệch lạc không đúng vị trí, phản xạ đồng tử đối với ánh sáng bình thường. Tai biến mạch máu não có thể biến chứng nặng dẫn đến tăng glucose máu, tăng huyết áp, tắc động mạch phổi, thay đổi tái phân cực, ngừng tim.
Trường hợp nhồi máu não, cảm giác nhức đầu, rối loạn ý thức sẽ không có hoặc rất hiếm trường hợp thấy đau ở những ngày đầu. Nếu có thì bắt đầu từ ngày thứ hai trở đi. Nôn nhanh, từng nấc nhưng đỡ cũng nhanh . Toàn thân không thấy tình trạng sốt. Nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể là xơ vữa động mạch, bệnh liên quan đến tim,…
Trường hợp xuất huyết não, nhức đầu rối loạn ý thức xảy ra ngay từ đầu, nặng lên những giờ đầu. Nôn nhanh, liên tục xảy ra trong 12h đầu. Triệu chứng sốt xuất hiện sốt ở giai đoạn toàn phát. Nguyên nhân dẫn đến có thể là do tăng huyết áp, dị dạng mạch não là phần nhiều.
Trường hợp u não , áp xe não, khởi đầu từ từ, triệu chứng tăng áp lực nội sọ.
Tụ máu dưới màng cứng mạn, trường hợp chấn thương nhẹ trước đó vài tuần, vài tháng thì rất khó phân biệt. Khởi phát bệnh, thường bắt đầu từ từ, hay nhức đầu vào buổi sáng, mệt mỏi, tinh thần uể oải, gõ xương sọ thì đau phần tụ máu.
Động kinh cục bộ, vì động kinh cũng xảy ra đột ngột, lặp lại. Một cơn động kinh cũng có thể là tiền đề cho tai biến mạch máu não.
Video đang HOT
Các cách phòng tai biến mạch máu não hiệu quả
Giữ huyết áp ở mức lý tưởng
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ. Để duy trì huyết áp ở mức lý tưởng dưới 135/85 mmHg, bạn cần giảm muối trong chế độ ăn uống, không quá 1,5 g mỗi ngày (khoảng 1/2 thìa cà phê), tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, phô mai và kem; nên ăn 4-5 phần rau và trái cây mỗi ngày, 2-3 phần cá mỗi tuần.
Bên cạnh đó, bạn cần tiêu thụ thêm ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo. Người bệnh có thể dùng thêm thuốc ổn định huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giữ chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25 khiến chúng ta có thể bị thừa cân, béo phì, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc đột quỵ não. Để kiểm soát chỉ số BMI ở mức thấp hơn 25, người bệnh không nên ăn quá 1.500-2.000 calorie mỗi ngày (tùy thuộc mức độ hoạt động và chỉ số BMI), đồng thời nên tăng cường vận động thể chất như đi bộ, chơi golf hoặc tennis đều đặn.
Tập thể dục nhiều hơn
Người bệnh có thể tập thể dục ở cường độ vừa phải như đi dạo sau bữa tối, tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy ít nhất 5 ngày/tuần. Nếu không thể tập liên tục 30 phút, bạn có thể chia nhỏ thành 10-15 phút/lần và 2-3 lần/ngày.
Hạn chế uống bia, rượu
Thay vì thường xuyên sử dụng rượu, bia với nồng độ cao, bạn nên uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Việc kiểm soát chỉ số đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và dùng thuốc điều trị để giữ đường huyết luôn ở mức ổn định.
Không hút thuốc lá
Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu khó từ bỏ thuốc lá, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để chọn cách thích hợp, ví dụ sử dụng các sản phẩm giúp cai thuốc lá như viên ngậm nicotine, miếng dán…
Thùy Linh (T.H)
Nếu muốn mắt khỏe, hãy hạn chế ăn 4 món sau
Khi chúng ta già đi, thị lực sẽ bắt đầu suy giảm. Một lối sống lành mạnh có thể trì hoãn đáng kể tình trạng suy giảm thị lực.
Để mắt khỏe, bạn cần tránh ăn gia vị nhiều, các loại cá biển lớn, thực phẩm chế biến sẵn, khoai tây chiên - Ảnh minh họa: Shutterstock
Những bệnh phổ biến về mắt liên quan đến lão hóa gồm tăng nhãn áp, khô mắt, thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiến triển của những bệnh này như tiếp xúc với tia cực tím, bức xạ hay do dùng một số loại thuốc.
Về lâu dài, yếu tố gây tổn thương mắt nghiêm trọng nhất chính là khói thuốc, thứ hai là chế độ ăn uống không lành mạnh, MSN dẫn lời bác sĩ nhãn khoa Scott Sheren tại Tổ chức Y tế phi lợi nhuận ProHealth Care (Mỹ).
Muốn mắt khỏe mạnh, mọi người cần hạn chế ăn 4 loại thức ăn sau:
1. Gia vị
Thêm các loại gia vị vào thức ăn là cách để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, nhiều loại nước sốt đóng chai lại chứa nhiều muối và đường. Tránh ăn những món này rất có lợi cho sức khỏe tổng thể, trong đó có mắt.
Ăn quá nhiều đường sẽ khiến các mạch máu bị thu hẹp. Hậu quả là ảnh hưởng đến quá trình lưu thông các chất dịch trong cơ thể, khiến chúng tích tụ ở một số nơi và không thoát ra được. Nếu xảy ra ở mắt, tình trạng này sẽ gây ra bệnh tăng nhãn áp, bác sĩ Sheren cho biết, theo MSN.
2. Các loại cá biển lớn
Bất kỳ khi nào ăn cá biển, hãy chọn những loại cá nhỏ. Nguyên nhân là do nồng độ thủy ngân cao trong cá biển có thể tích tụ trong các tế bào phản ứng với ánh sáng trong mắt. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây hại cho mắt.
Những con cá biển càng lớn thì tích tụ thủy ngân càng nhiều, có thể kể đến như cá ngừ, cá ngói, cá mập, cá kiếm và cá thu, theo MSN.
3. Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến thường không có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều muối và chất béo bão hòa. Ăn muối nhiều có thể làm tăng huyết áp, từ đó dẫn đến tăng nhãn áp tạm thời.
Mặc dù vẫn còn những tranh luận về tác động của chế độ ăn nhiều muối với sức khỏe, nhưng một số bằng chứng khoa học cho thấy ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và tổn thương võng mạc, theo MSN.
4. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên không tốt cho sức khỏe vì chúng chứa quá nhiều dầu. Dù chiên với bất kỳ loại dầu mỡ nào thì cũng làm mất đi phần lớn các giá trị dinh dưỡng lành mạnh trong khoai tây.
Không những vậy, dầu mỡ trong khoai tây chiên có thể tích tụ và làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến cao huyết áp. Cao huyết áp lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như bệnh võng mạc do tăng huyết áp, theo MSN.
Theo Thanh niên
Bệnh nhân đột quỵ não được cứu sống nhờ can thiệp sớm Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt một nửa người. Bác sĩ xem phim chụp cho bệnh nhân N.V.T. Ảnh: BVCC Các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân N.V.T. (54 tuổi, ở Ninh Bình) nhập viện trong tình trạng liệt 1/2 người trái, được chẩn...