Cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp
Có nhiều loại viêm khớp với sự xuất hiện của các triệu chứng tương tự. Những triệu chứng này có thể trầm trọng hơn theo thời gian. Việc tìm hiểu và phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp để can thiệp kịp thời là rất cần thiết.
Những biểu hiện
Đau khớp:
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp là đau khớp và đây là lý do khiến hầu hết người bệnh tìm đến viện điều trị. Đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Đa số người bị viêm khớp thấy đau nhức khớp tăng lên khi hoạt động và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm đau trầm trọng hơn đi kèm với hoạt động, tăng lên do thay đổi thời tiết, tâm trạng tồi tệ hơn.
Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng khớp là viêm khớp. Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây sưng khớp là tổn thương khớp. Vì vậy, nếu không có thương tích trước đó, có thể sưng là do viêm khớp. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như kiểm tra máu, chọc hút dịch khớp. Các xét nghiệm phân tích dịch khớp có thể giúp xác định xem có viêm khớp hay do các nguyên nhân khác gây sưng khớp như nhiễm khuẩn hoặc bệnh gout.
Bệnh nhân khớp nên khám để bác sĩ tư vấn và kê đơn.
Cứng khớp: Những người bị viêm khớp hầu như luôn luôn cảm thấy cứng khớp. Bạn có thể kiểm tra chuyển động của khớp bị đau bằng cách so sánh với khớp ở bên đối diện. Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài ngồi cố định ở một vị trí. Khi bạn di chuyển và hoạt động, cứng khớp thuyên giảm một chút. Các cách khác để giảm cứng khớp là sử dụng nhiệt và các thuốc chống viêm.
Biến dạng khớp: Khi sụn khớp bị mòn bởi viêm khớp, khớp có thể xuất hiện sự biến dạng. Nếu sụn khớp bị mòn, khớp có thể xuất hiện các góc cạnh. Biến dạng khớp thường được nhìn thấy ở các khớp ngón tay, khớp gối.
Cảm nhận mài mòn khớp: Khi sụn khớp bị mòn đi, lớp lót mịn bao phủ khớp sẽ bị mất. Khớp di chuyển không được trơn tru. Có thể cảm nhận hoặc thậm chí nghe thấy âm thanh “ken két” thô ráp. Đặt tay lên khớp khi uốn cong khớp lại có thể cảm nhận cảm giác này.
Các khối sưng và u nhô lên xung quanh khớp: Viêm khớp có thể gây ra sự hình thành của túi chất lỏng hoặc gai xương. Chúng biểu hiện như là những khối u xung quanh khớp. Các khối sưng và u nhô lên có thể không nhạy cảm với sự va chạm, nhưng có vẻ ngoài không đều. Hầu hết người bệnh nhận thấy những biểu hiện này trên các khớp nhỏ của các ngón tay, chúng cũng có thể xảy ra ở các khớp khác trên cơ thể.
Video đang HOT
Đau khi ấn khớp: Các khớp bị viêm rất nhạy cảm. Nếu một khớp bị viêm, ấn xung quanh khớp và có cảm giác đau là dấu hiệu cho thấy khớp bị viêm.
Nóng và đỏ khớp: Viêm khớp có thể dẫn đến các triệu chứng của nóng và đỏ khớp. Khi thấy những triệu chứng này nên đến bác sĩ để khám bởi vì chúng cũng có thể gợi ý tới một bệnh nhiễm trùng khớp tiềm ẩn.
Phòng ngừa để giảm các triệu chứng viêm khớp
Giảm cân và tập thể dục đều đặn: Giảm cân giúp giảm khối lượng gây áp lực lên các khớp. Việc thừa cân hoặc quá béo gây nhiều áp lực lên đầu gối và khớp hông, làm tăng nguy cơ viêm khớp. Một bài tập nhẹ nhàng như đi bộ một chặng đường dài để phòng ngừa cứng khớp. Yoga được coi là bài tập phù hợp cho người bị viêm khớp. Thường xuyên xoa bóp các khớp bị tổn thương cũng được khuyến cáo và làm cho khớp ấm lên. Tập thể dục có thể là một cách tuyệt vời để giảm viêm. Nên dành 30-45 phút tập thể dục mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bắt đầu với cường độ tập thể dục chậm, sau đó tăng tốc độ phù hợp với từng cá nhân.
Thay đổi lối sống:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có tình trạng viêm khớp cao hơn, vì vậy hãy ngưng hút thuốc lá nếu bạn đang hút. Quản lý tốt stress, do stress có liên quan đến mức độ cao hơn của tình trạng viêm trong cơ thể. Ngoài ra cần ngủ đủ giấc vì giấc ngủ không đầy đủ liên quan với các dấu hiệu viêm tăng lên; khuyến cáo trung bình cần ngủ 7-8 tiếng một đêm.
Giữ ấm khớp khi thời tiết thay đổi: Bảo vệ khớp đúng cách khi trời trở lạnh có thể giúp ngăn chặn cơn đau khớp và bị cứng khớp.
Chế độ ăn uống chống viêm:
Một chế độ ăn uống chống viêm tập trung vào cắt giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit alpha-linolenic rất khuyến khích đối với những người cố gắng kiểm soát tình trạng viêm hoặc cho những người muốn khỏe mạnh. Chế độ ăn Địa Trung Hải, được coi là một ví dụ tốt về một chế độ ăn uống chống viêm, được dựa trên tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt và các loại đậu. Cá và hải sản được tiêu thụ ít nhất một vài lần mỗi tuần. Gia cầm, trứng, pho mát và sữa chua dùng vừa phải. Tránh dùng kẹo và các loại thịt đỏ. Ăn thực phẩm cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng cần thiết cho những người bị viêm khớp. Canxi giúp tái tạo xương, trong khi vitamin D hấp thụ canxi.
Nếu bạn đang bị viêm khớp và không thuyên giảm với các biện pháp can thiệp tại nhà, nên trao đổi với bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu. Có nhiều loại bệnh viêm khớp khác nhau và mỗi loại đều đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ có thể kê đơn khi cần thiết, với các loại thuốc giúp giải quyết cơn đau bao gồm DMARDs, NSAID, thuốc giảm đau và corticosteroid.
BS. Thanh Hoài
Theo suckhoedoisong
Tại sao người bị dư axit khó giảm cân?
Nếu bạn tăng cân không rõ lý do và thất bại trong việc giảm cân suốt một thời gian dài, rất có thể thủ phạm là chứng dư thừa axit trong cơ thể.
Nếu nhìn vào chức năng của chất béo, bạn sẽ thấy một lượng mỡ vừa phải không phải kẻ thù. Không chỉ cung cấp năng lượng, mỡ còn rất cần thiết cho chức năng bình thường của các cơ quan trong cơ thể, tủy xương, hệ thần kinh và cơ bắp.
Mối liên hệ giữa axit và chất béo trong cơ thể
Độ axit và chất béo trong cơ thể có mối liên kết phức tạp. Cơ thể sử dụng chất béo để duy trì độ pH trong máu. Đây là phép đo xác định mức độ axit hay kiềm của chất lỏng trong cơ thể. Máu phải có độ pH từ 7,3-7,4 để duy trì sự sống.
Để duy trì mức độ pH thích hợp, cơ thể phải loại bỏ nhiều axit và độc tố thông qua mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện. Khi lượng độc tố, axit nhiều hơn mức có thể thải ra, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lưu trữ chất thải độc hại (tế bào mỡ) để lưu trữ chúng. Vì vậy, các tế bào mỡ có chức năng quan trọng trong việc lưu trữ độc tố và axit dư thừa.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc giảm cân, thủ phạm có thể là chứng dư thừa axit trong cơ thể. Ảnh: PEP.
Nếu bạn thường xuyên ăn các thực phẩm chứa thành phần hóa học độc hại, chẳng hạn như chất ngọt nhân tạo, bột ngọt, chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn hoặc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất như kem chống nắng hóa học, thuốc xịt côn trùng và các sản phẩm dưỡng thể, chưa kể đến độc tố môi trường, cơ thể bạn sẽ phải làm việc quá giờ để sản xuất ngày càng nhiều tế bào mỡ để lưu trữ các độc tố quá mức này. Đó có thể là lý do cho việc bạn ăn kiêng, tập thể dục nhưng vẫn không thể giảm cân.
Một khía cạnh khác trong mối liên hệ giữa axit và chất béo chính là nồng độ pH trong máu đóng vai trò kiểm soát và điều tiết insulin. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì cân nặng thích hợp.
Dư thừa axit và những hệ lụy
Dư thừa axit ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, bởi vậy nó ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể. Về bản chất, một trong những cách giảm cân lành mạnh và hiệu quả nhất, đồng thời duy trì cân nặng lý tưởng là quá trình giải độc cơ thể diễn ra bình thường, giữ được nồng độ axit và kiềm trong cơ thể ở mức cân bằng. Cơ thể sẽ liên tục loại bỏ độc tố và axit ra ngoài. Khi độc tố và axit dư thừa, chúng sẽ không được xử lý tự nhiên. Thay vào đó, chúng bị biến thành tế bào mỡ, từ đó khiến việc giảm cân trở nên khó khăn.
Chế độ ăn cân bằng sẽ bao gồm 80% thực phẩm tạo kiềm và 20% thực phẩm tạo axit. Ảnh: nothingsincurable.
Để xử lý axit dư thừa, cơ thể buộc phải mượn các khoáng chất kiềm từ xương và các cơ quan quan trọng để hòa tan các hợp chất axit. Theo thời gian, quá trình này có thể làm suy yếu các cơ quan và xương, từ đó gây ra rất nhiều chứng bệnh, trong đó có loãng xương, đau khớp, viêm khớp và đau cơ.
Việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có tính axit có thể gây đau đầu, chuột rút ở chân, viêm kết mạc, gây viêm và rối loạn chức năng da, từ đó gây ra mụn trứng cá, viêm da, chàm hay da ửng đỏ.
Tình trạng dư thừa axit cũng có thể gây đau răng, khiến răng và nướu nhạy cảm. Người bị dư thừa axit thường dễ rụng tóc, móng tay mỏng, dễ gãy. Nó cũng khiến quá trình tiêu hóa khó khăn hơn, từ đó gây trào ngược axit, loét và viêm dạ dày. Thực phẩm có tính axit cũng chứa ít năng lượng và thường ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, gây chán nản, lo lắng, cáu kỉnh.
Làm thế nào để kiềm hóa cơ thể?
Bạn có thể điều chỉnh độ axit của cơ thể bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống. Hãy tiêu thụ các thực phẩm tự nhiên lành mạnh kết hợp tập luyện thể thao. Như vậy, cơ thể bạn sẽ giữ được sự cân bằng tự nhiên và không cần phải sản xuất các tế bào mỡ ngoài mong muốn.
Phụ gia thực phẩm là hóa chất và cơ thể bạn coi chúng là độc tố, bởi vậy hãy nói không với thực phẩm chế biến sẵn.
Uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Đổ mồ hôi cũng là một con đường để loại bỏ độc tố.
Chế độ ăn cân bằng lý tưởng sẽ bao gồm 80% thực phẩm tạo kiềm và 20% thực phẩm tạo axit. Các loại rau đều có tính kiềm, đặc biệt là rau màu xanh.
Theo Zing
Giày cao gót không chỉ hủy hoại đôi chân, còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể Ngoài gây tổn thương cho bàn chân, giày cao gót còn khiến xương khớp các vùng như hông, cột sống và đầu gối cũng bị biến chứng nguy hiểm. Theo Hiệp hội Y khoa Podective của Mỹ, 71% phụ nữ sở hữu giày cao gót bị đau khi mang chúng. Nhưng không chỉ bị đau ở đôi chân mà các bộ phận cơ...