Cách pha chế trà cam quế mật ong đem lại những lợi ích bất ngờ
Quy trình làm đơn giản nhưng trà cam quế mật ong lại đem đến những công dụng vô cùng hữu ích cho sức khoẻ, đặc biệt với phái nữ.
Nguyên liệu pha trà cam quế mật ong :
- 50ml nước cam.
- 25ml mật ong.
- Quế
- Đường.
Cách pha chế
Bước 1: Cho quế vào nồi lên bếp đun khoảng 2 -3 phút để ra hết tinh dầu quế. Khi nước chuyển sang màu nâu thì tắt bếp. Sau đó dùng rây lọc vỏ quế và cặn để nước quế trong hơn.
Video đang HOT
Bước 2: Cho nước cam đã vắt, nước quế và mật ong vào khuấy đều. Nếu cần thêm ngọt có thể cho thêm đường
Bước 3: Lấy vỏ cam hoặc quế để trang trí. Có thể dùng nóng hoặc lạnh.
Trà cam quế có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ. Ảnh: Pinteres.
Một vài công dụng của trà cam quế mật ong :
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Trà cam quế mật ong rất tốt cho hệ miễn dịch, bởi vậy, nhiều người thường dùng trà cam quế mật ong khi bị lạnh và cảm cúm. Những chất chống ôxy hoá trong cả cam, quế và mật ong đều phát huy tốt tác dụng khi bạn muốn tăng cường hệ miễn dịch.
2. Giúp giảm cân, đẹp da
Sở dĩ, phái đẹp nên kết thân với trà cam quế mật ong bởi nó có những công dụng làm đẹp thần kỳ. Một cốc trà cam quế mật ong vào buổi sáng sẽ giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất cũng như ức chế các chất béo trong cơ thể. Tuy nhiên, ngoài sử dụng trà cam quế mật ong mỗi ngày, để giảm cân bạn vẫn cần có chế độ tập luyện và phương pháp ăn kiêng khoa học.
Ngoài ra, trà cam quế mật ong cũng giúp làm giảm các vết đốm và vết nhăn trên da.
3. Hỗ trợ tiêu hoá
Cả 3 loại quả cam, quế và mật ong đều giúp cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hoá. Và khi kết hợp thành trà nó có thể loại bỏ khí từ dạ dày, ruột, đầy hơi, khó tiêu và nhiễm trùng bàng quang.
Vì sao không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn mật ong?
Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum và khiến trẻ dưới một tuổi bị nhiễm độc.
Thời gian gần đây, nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum được ghi nhận tại Việt Nam. Vi khuẩn này được tìm thấy trong sản phẩm pate Minh Chay và gây các biến chứng nặng nề cho nạn nhân như liệt toàn thân và phải điều trị trong thời gian dài.
Trong quá khứ, Clostridium botulinum được tìm thấy cách đây khoảng 100 năm. Đáng chú ý, chúng từng được phát hiện trong mật ong.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Học viện Nhi khoa Mỹ, đều khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới một tuổi ăn mật ong.
Vi khuẩn Clostridium botulinum có tồn tại trong mật ong. Ảnh: Women Health.
TS Đào Tuyết Trinh, nguyên phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), lý giải: "Chứng ngộ độc xảy ra khi trẻ sơ sinh ăn một số loại thực phẩm, như mật ong, chứa các bào tử của Clostridium botulinum. Vi khuẩn này cư trú và tạo ra chất độc thần kinh trong đường ruột của trẻ. Tình trạng này xuất hiện ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, phổ biến nhất là trẻ dưới 2 tháng tuổi".
Đường ruột của trẻ trong vài tháng đầu đời chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, mật ong sẽ được pha loãng trong hệ tiêu hóa ít oxy, có nồng độ axit thấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho bào tử Clostridium botulinum phát triển trong ruột và tạo ra độc tố.
Tình trạng này khá hiếm do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh phát triển nhanh, giai đoạn dễ bị tổn thương rất ngắn. Tuy nhiên, chuyên gia này vẫn khuyến cáo cha mẹ nên đợi trẻ đủ một tuổi để đảm bảo an toàn cho con.
Clostridium botulinum tồn tại trong mật ong không phải mối đe dọa với người bình thường. Nguyên nhân là vi khuẩn này không thể phát triển hoặc tạo ra độc tố trong môi trường có tính axit cao và độ ẩm của mật ong. Hai trường hợp bị tác động khi sử dụng loại thực phẩm này là trẻ sơ sinh và người có hệ miễn dịch kém.
Nhiều người cho rằng để tiêu diệt vi khuẩn, mật ong cần được đun nóng ở nhiệt độ cao (63-77 độ C), thời gian dài (khoảng 30 phút).
Tuy nhiên, TS Trinh cho biết: "Mật ong có thể được thanh trùng ở nhiệt độ thấp hơn. Việc đun nóng mật ong sẽ phá hủy hương vị, mùi thơm, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng".
Chất cực độc Botulinum có trong đồ uống bổ dưỡng nhiều cha mẹ cho con dùng mà không biết Theo các chuyên gia, chất cực độc Botulinum không chỉ có trong những đồ hộp mà còn có trong loại đồ uống bổ dưỡng được rất nhiều cha mẹ dùng cho con mà không hề biết. Mật ong cũng chứa chất botulinum PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đường xâm nhập...