Cách nhận biết bệnh tay chân miệng trở nặng
Thay vì xuất hiện những triệu chứng bệnh điển hình, một số trẻ mắc tay chân miệng chỉ có những triệu chứng “mơ hồ”. Các gia đình cần nhận biết, cho trẻ đi khám kịp thời.
Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang – LIÊN CHÂU
Phòng cấp cứu nhi, Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) trung tâm tỉnh Tiền Giang vừa tiếp nhận điều trị cho bé trai 46 tháng tuổi (nhà ở H.Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) nhập viện điều trị nội trú sau khi tái khám lần 2, trong khoảng 4 – 5 ngày kể từ khi có dấu hiệu bệnh.
Chị Võ Thúy Kiều, mẹ của bệnh nhi này, cho biết: “Buổi chiều đi học về, bé kêu đau lưỡi, ăn không được. Tôi xem miệng bé thấy không rõ nốt, sáng hôm sau vẫn cho đi khám liền, được bác sĩ chẩn đoán bị tay chân miệng nhưng nhẹ, hướng dẫn về nhà theo dõi. Tiếp sau bé bị nôn, mệt nên tôi đưa con đi khám lại, được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, về theo dõi tại nhà. Sau hôm đó, bé ngủ không được, hay trằn trọc giật mình nên tôi cho bé tái khám. Lần này bác sĩ nói cho bé nhập viện đề phòng bệnh nặng lên”.
Bác sĩ điều trị công tác Khoa Nhi BVĐK trung tâm tỉnh Tiền Giang lưu ý, có thể gặp trường hợp bị tay chân miệng dù không có các triệu chứng điển hình như: nổi các mụn phỏng ở miệng, bàn tay, vùng mông… nhưng vẫn có nguy cơ diễn biến nặng, nên gia đình không chủ quan, cần theo dõi sát diễn biến sức khỏe của con khi ở nhà.
Bác sĩ Võ Trần Anh Khoa, công tác tại Khoa Nhi, BVĐK trung tâm tỉnh Tiền Giang, cảnh báo các phụ huynh không nên chủ quan vì tay chân miệng có diễn biến nhanh, cần theo dõi sát sao đặc biệt trong tuần đầu tiên, trong đó lưu ý các trẻ mắc bệnh mà triệu chứng không điển hình. Các trẻ này có nguy cơ bệnh diễn biến nặng mà hầu như không thấy nhiều nốt phỏng nước.
“Trẻ mắc tay chân miệng khởi đầu sốt, sốt sau khoảng 1 – 2 ngày có hồng ban bóng nước, loét miệng. Cần cho trẻ đến BV ngay nếu thấy con mệt nhiều hoặc sốt cao, nôn ói nhiều; trẻ trằn trọc, ngủ chới với, giật mình”, bác sĩ hướng dẫn.
Video đang HOT
Theo thanhnien
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đã bị ngộ độc nấm mốc mà bạn không nên chủ quan xem thường
Khi đã tiếp xúc với nấm mốc thì cơ thể bạn có thể gặp phải hàng loạt vấn đề sức khỏe tai hại.
Nếu để cơ thể bạn tiếp xúc với môi trường có nấm mốc thì nó có thể kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe tai hại. Do một số độc tố từ nấm mốc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thể chất và gây ảnh hưởng tinh thần nghiêm trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đã bị ngộ độc nấm mốc, cần chủ động đi khám để được chữa trị kịp thời.
Ho quá nhiều
Không phải tất cả mọi người tiếp xúc với nấm mốc đều ho, nhưng với một số người bị rối loạn hệ hô hấp hoặc hệ miễn dịch thì nguy cơ cao bị ho khi tiếp xúc với nấm mốc là rất lớn.
Thường xuyên đau nhức đầu
Đây được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên khi cơ thể nhiễm độc tính từ nấm mốc. Do khi làm việc hoặc ngồi trong không gian có vi khuẩn nấm mốc thì việc hít thở vào sẽ làm lây nhiễm nấm mốc, từ đó khiến bạn gặp phải những cơn đau đầu, choáng váng.
Chảy nước mắt, ngứa mắt
Một dấu hiệu khác của tình trạng ngộ độc nấm mốc là hiện tượng chảy nước mắt, ngứa mắt. Độc tố từ nấm mốc có trong không khí sẽ dễ dàng xâm nhập vào mắt của bạn. Do vậy, khi nó tiếp xúc với các tế bào trong mắt sẽ khiến mắt bạn bị chảy nước và có cảm giác cộm ngứa, khó chịu.
Nổi phát ban
Các bào tử trong nấm mốc độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể của bạn thông qua các lỗ chân lông trên da. Do hệ miễn dịch sẽ phản ứng với nấm mốc và gây ra tình trạng phát ban. Hiện tượng phát ban có thể gây ngứa, trầy xước da, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ nhiễm trùng da.
Gặp vấn đề tiêu hóa
Việc tiếp xúc thường xuyên với nấm mốc còn có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi độc tính từ nấm mốc nên khi bạn hít phải các chất độc hại như mycotoxins thì cơ thể cũng bị lây nhiễm. Mycotoxins còn có thể được hấp thu qua da nên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
Đau nhức khớp
Nếu ngôi nhà của bạn ẩn chứa nhiều nấm mốc độc hại thì bạn còn có thể gặp phải tình trạng đau nhức khớp. Cơn đau thường giống như viêm khớp dạng thấp hoặc đau cơ xơ hóa nên bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Gặp vấn đề về giấc ngủ
Ngoài những vấn đề trên, bạn còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, từ đó gây căng thẳng, lo âu. Bên cạnh đó, độc tính từ nấm mốc còn ảnh hưởng tới đường mũi nên gây kích ứng và viêm nhiễm. Chính điều này cũng làm cản trở giấc ngủ và khiến bạn thường xuyên bị mất ngủ.
Nguồn: Top 10 Home Remedies
Nuốt muỗng dài 20 cm vào thực quản, 1 năm sau mới đi khám Một người đàn ông Trung Quốc đã nuốt một cái muỗng làm bằng thép không gỉ dài 20 cm vào thực quản. Suốt 1 năm, ông vẫn có thể ăn uống bình thường và chỉ đi khám bác sĩ khi bị đau ngực. Ảnh minh họa Người đàn ông sống ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Tên ông không được...