Cách nhận biết bệnh lao
Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn lao có thể theo đường máu và bạch huyết đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể
Ảnh minh họa: Internet
Tùy theo vị trí bị bệnh mà người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Bệnh lao ở phổi hay còn gọi là lao phổi chiếm 80%, còn lại 20% là những thể lao khác nhau. Mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó nhưng thường gặp là lao phổi. Bệnh lao được xếp vào bệnh xã hội, nên được nhà nước quản lý theo hệ thống từ trung ương đến địa phương và điều trị miễn phí.
Các dấu hiệu điển hình thường gặp
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lao phổi, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được để phát hiện bệnh kịp thời. Vì vậy, đại đa số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đều không biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh diễn biến nặng. Dưới đây xin dẫn những dấu hiệu điển hình thường gặp để mọi người có thể đi khám sớm và được điều trị kịp thời.
- Ho: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi… Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà đã dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.
Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy, nếu sau khi đã dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi. Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân lao phổi.
- Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu rất nhiều từ các bệnh phổi – phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản…) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch (suy tim, tăng huyết áp…), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C…).
- Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.
Video đang HOT
- Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới lao phổi.
- Sốt: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi.
- Ra mồ hôi: Là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi, ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm, ở trẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.
- Chán ăn, mệt mỏi: Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.
Mắc lao không có nghĩa là chấm hết
Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh lao phổi để có phương hướng và giải pháp điều trị kịp thời. Sự chủ quan, lơ là sẽ rút ngắn con đường dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Một khi gặp phải những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ có khả năng mang vi khuẩn lao, mọi người cần đến ngay các cơ sở y tế để làm những xét nghiệm chuẩn xác.
Nếu đúng là mắc lao cũng không có nghĩa mọi thứ sẽ chấm hết bởi hiện nay đã có cách trị bệnh dựa theo các phác đồ, đồng thời kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh sẽ sớm trả lại cho chúng ta lá phổi khỏe mạnh.
Mục đích của việc điều trị lao là tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở nơi tổn thương để khỏi bệnh và tránh tái phát, hạn chế các biến chứng và tử vong, dập tắt các nguồn lây lan cho cộng đồng.
Điều trị lao chủ yếu dùng thuốc. Tiêm vắc-xin phòng lao (BCG) là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng tránh bệnh lao cho trẻ. Cần tiêm trong vòng 6 tháng sau sinh và tiêm nhắc lại khi đến 15 tuổi.
Với người bệnh, không được khạc nhổ bừa bãi xuống đất, khi bệnh đang phát triển thì nên ngủ giường riêng, dùng riêng chén đũa, cốc chén và phải rửa bằng nước sôi sau khi dùng.
Áo quần, chăn màn hằng tuần phải được ngâm nước sôi sau khi giặt. Khi nói chuyện, có thể đeo khẩu trang hoặc không nhìn đối diện vào mặt người khác. Cần kiên trì điều trị lao đúng thời gian và theo hướng dẫn của thầy thuốc cho đến khi khỏi hẳn.
Theo Người lao động
Sán ăn rỗng phổi vì món cua suối nướng
Trường hợp của ông Nguyễn Văn D là điển hình. Ông D nhập viện trong tình trạng ho nhiều, ho ra máu kèm theo đờm. Có lần, ông ho ra cả cục máu tươi đỏ hỏn, có lúc máu màu đỏ rỉ sắt. Ông D đi khám ở bệnh viện lao phổi, bác sĩ nghi ngờ ông bị sán phổi vì chụp phim thấy phổi bị tổn thương.
Sau khi ăn cua suối nướng trên than hoa, anh Nguyễn Văn D. trú tại Đống Đa, Hà Nội đã bị ho ra máu. Anh tưởng bị viêm phổi, lao phổi vào bệnh viện khám chữa nhưng bệnh không thuyên giảm.
Hình ảnh con sán lá phổi. Món tôm, cua đồng nướng nguy hiểm
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị sán phổi. Có những trường hợp ho lâu ngày, ho ra máu chỉ đi điều trị lao nên khi đến viện, những con sán đã ăn rỗng hết cả phổi.
Ông D được chuyển sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tại đây, các bác sĩ làm xét nghiệm đờm và dịch màng phổi phát hiện ông D. bị sán lá phổi. Cả ổ sán nằm trong phổi ăn rỗng cả phổi khiến phối bị tổn thương gây ho ra máu và thi thoảng có triệu chứng sốt. Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ đã soi đờm phát hiện rất nhiều trứng sản trong đờm và màng dịch phổi.
Ông D cho biết ông không ăn đồ sống, gỏi. Cách đây một thời gian, ông D đi công tác ở Ngổ Luông, Hòa Bình được bà con ở đây mời ăn món cua suối nướng. Khoảng 3 tuần sau, ông bắt đầu bị ho và xuất hiện ho ra máu.
Còn trường hợp của bé Bùi Thị M. trú tại Nghệ An được gia đình đưa ra bệnh viện điều trị với tình trạng ho ra máu. Soi đờm phát hiện nhiều trứng sán. Lúc này, bác sĩ phát hiện cả ổ sán trong phổi của em M. Gia đình M. cho biết họ thường sử dụng món tôm nướng than hoa cho bữa cơm gia đình. Có nhiều khả năng khi ăn tôm nướng, bé M. đã ăn phải con tôm có chứa nang sán chưa được nấu chín nên nhiễm sán phổi.
Không nên ăn các loại mắm cua sống
Tôm, cua đồng là hai loại chứa nhiều sán lá phổi. Thạc sĩ Hà cho biết sán lá phổi về hình thái thường có đặc điểm như dài 8-16 cm, chiều ngang 4-8 mm, dày 3-4 mm, có màu nâu đỏ và giống như hạt cà phê, vỏ sán có những gai nhọn, có hai hấp khẩu bụng và miệng, các ống ruột là những ống ngoằn ngoèo, lỗ sinh dục ở gần hấp khẩu bụng. Trứng sán có nắp màu sẫm dài 0,8-1mm.
Trứng của sán lá phổi có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém, nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 70 độ C sẽ làm hỏng trứng. Tuy nhiên, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, nếu trên cạn trứng sẽ hỏng và không phát triển được, khả năng tồn tại của sán lá phổi trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.
Tác nhân gây bệnh ngoài vật chủ chính là người, các động vật và gia súc khác cũng là nguồn chứa mầm bệnh sán lá phổi như chó, mèo, hổ, báo, chó sói, chồn, chuột...
Phương thức lây truyền của bệnh sán lá phổi người hoặc động vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như cua nướng, mắm cua. Sau khi ăn ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5-6 tuần.
Khi nhiễm sán lá phổi, khoảng 2 tuần sau nhiễm trong huyết thanh bệnh nhân đã xuất hiện kháng thể kháng sán lá phổi. Sán lá phổi trưởng thành ít đẻ trứng, khả năng phát hiện trứng trong đờm và dịch màng phổi rất khó khăn. Hiện nay, các bác sĩ chẩn đoán bệnh sán lá phổi bằng kỹ thuật miễn dịch ELISA.
Để phòng chống bệnh sán lá phổi, thạc sĩ Hà khuyên không ăn các loại tôm, cua sống. Các món ăn đều phải nấu chín. Vệ sinh môi trường, không khạc nhổ bữa bãi nhất là đờm của người bệnh.
Bệnh sán lá phổi được Kerbert tìm ra đầu tiên ở động vật là hổ. Năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố sự lưu hành bệnh sán lá phổi ở 39 nước trên thế giới. Năm 1968, John Cross cho rằng có khoảng 194 triệu người trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sán lá phổi, đặc biệt là Trung Quốc, Lào và Triều Tiên.
Ở Việt Nam, bệnh sán lá phổi được xác định lưu hành ít nhất ở 8 tỉnh phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An; có nơi tỷ lệ nhiễm tới 15% (Sơn La). Loài sán lá phổi mới chỉ xác định ở Việt Nam là Paragonimus heterotremus.
Theo Infonet
Cách phát hiện sớm bị mắc lao Để có thể phát hiện sớm bệnh lao, mọi người trong cộng đồng cần có ý thức và kiến thức về bệnh lao, những người làm trong lĩnh vực y tế cần có kiến thưc chuyên môn và nghĩ tới bệnh lao trước những trường hợp có triệu chứng nghi lao. Ảnh minh họa: Internet Để có thể phát hiện sớm bệnh lao,...