Cách nấu thịt lợn giả cầy miền Bắc thơm ngon, chuẩn vị
Giả cầy có rất nhiều dị bản và công thức khác nhau, tuỳ vào khẩu vị mà điều chỉnh cho phù hợp. Hãy cùng Emdep.vn vào bếp với cách nấu thịt lợn giả cầy miền Bắc với công thức đơn giản sau đây.
Giả cầy là món ăn dân dã của người Việt. Món này thường được làm từ chân giò lợn (heo), được tẩm ướp và chế biến để có hương vị và cấu trúc tương tự thịt cầy, do đó mới có tên gọi này. Tuỳ vào vùng miền mà có nhiều phiên bản nấu giả cầy khác nhau nhưng cách nấu thịt lợn giả cầy miền Bắc dưới đây có thể được xem là dễ thực hiện và chuẩn vị nhất.
Cách nấu thịt lợn giả cầy miền Bắc
Nguyên liệu
Chân giò lợn: 1,5 kg
Sả: 2 cây
Riềng: 1 củ
Nghệ tươi: 1 củ nhỏ
Hành khô: 3 củ
Mẻ: 2 muỗng canh
Mắm tôm: 1 muỗng canh
Gia vị: dầu ăn, đường, ớt, nước mắm: mỗi thứ một ít
Rau ăn kèm: Ngò gai, húng quế, ngò ôm, húng lủi, hành lá
Nguyên liệu chuẩn bị
Các bước nấu thịt lợn giả cầy
Bước 1: Sơ chế giò
Chân giò sau khi mua về, bạn hãy cạo hết lông và rửa sạch. Sau đó, dùng rơm khô hoặc bã mía thui cho giò cháy xém và có mùi thơm. Công đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng đến hương vị món ăn, do đó cần phải thực hiện thật khéo léo.
Trong trường hợp không có bã mía hay rơm, bạn có thể dùng giấy gói chân giò rồi đốt, miễn sao lớp bì cứng và ngả màu nâu vàng là được. Nếu không, bạn có thể trực tiếp nướng giò trên bếp gas cũng được.
Sau khi thui vàng chân giò, bạn dùng dao cạo bỏ đi lớp cháy đen, dùng muối xát bên ngoài rồi rửa sạch lại với nước, rồi chặt thành miếng vừa ăn.
Sơ chế chân giờ
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu ướp thịt
Bạn rửa sạch riềng và nghệ, giã nhuyễn hoặc xay bằng cối. Bạn rửa sạch sả và cắt khoanh tròn nhỏ. Hành khô lột vỏ và băm nhỏ. Đối với phần mẻ, bạn nghiền nhuyễn với khoảng 3 muỗng canh nước lọc và bỏ bã. Rau thơm rửa sạch, để ráo.
Bước 3: Ướp thịt
Bạn chuẩn bị một tô lớn, cho chân giò vào cùng với riềng, nghệ, sả, một nửa phần hành khô đã băm nhỏ, mắm tôm, mẻ, nửa muỗng canh đường và 1 muỗng canh dầu ăn. Bạn có thể cho thêm ớt nếu thích ăn cay. Cuối cùng, trộn các nguyên liệu lên, thoa vào các miếng thịt cho thật đều, và để ướp tầm 1 tiếng cho ngấm gia vị.
Ướp thịt
Video đang HOT
Bước 4: Nấu giả cầy
Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn và hành khô còn lại vào, phi thơm, rồi cho phần chân giò đã ướp vào, xào cho săn lại. Sau đó, châm nước vào nồi sao cho mặt nước xâm xấp chân giò. Nấu từ 30 đến 40 cho thịt mềm nhừ và thấm đều gia vị. Khi nào nước bắt đầu sệt lại, nêm nếm cho vừa miệng và tắt bếp.
Nấu giả cầy
Bước 5: Hoàn thành
Bạn múc giả cây ra tô, trang trí bằng ngò om và húng lủi. Giả cầy dùng với cơm nóng, bún hay bánh mì đều rất ngon.
Món giả cây thành phẩm đạt chuẩn khi thịt chân giò nhín nhừ nhưng không bị nát; ngấm gia vị, có chút vị chua từ mẻ; mùi thơm nồng đặc trưng từ mắm tôm.
Thành phẩm
Một số lưu ý khi làm thịt lợn giả cầy miền Bắc
Món giả cầy ngon hơn nếu bạn dùng thịt chân giò trước, vì phần thịt này chắc và ngọt, có nhiều bắp gân.
Khi ướp chân giò có chút dầu ăn để thịt mềm hơn.
Nên dùng nồi đất để nấu chân giò.
Nếu bạn không có thời gian nấu lâu, có thể cho một ít baking soda vào, nấu tầm 20 phút là đạt.
Cách khử mùi chân giò
Chân giò sau khi mua về, bạn hãy rửa với nước muối pha loãng, nướng xém phần bì, rồi sau đó mới chặt miếng vừa ăn. Trụng chân giò trong nước sôi với một củ hành khô trong vòng khoảng 3 phút, rồi đem rửa lại qua nước sạch là sẽ khử được mùi hôi.
Cách nấu thịt lợn giả cầy miền Bắc trên đây vừa đơn giản, nhanh chóng nhưng không kém phần thơm ngon, chuẩn vị, dùng trong những bữa cơm vào mùa lạnh thịt thì quá thích hợp. Chúc các bạn thành công!
2 cách làm dưa góp giòn ngon dễ làm ăn hoài không ngán
Dưa góp là món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt Nam, nhất là vào ngày Tết. Cùng vào bếp và thử ngay 2 cách làm dưa góp giòn ngon dễ làm ăn hoài không ngán để đổi vị cho ngày Tết nhé!
1. Dưa góp dưa chuột
Nguyên liệu làm Dưa góp dưa chuột
Dưa chuột 3 quả
Cà rốt 1/2 củ
Su hào 1 củ
Gia vị: Tỏi, muối, đường, giấm (hoặc chanh), nước mắm loại ngon.
Dụng cụ: Hũ thủy tinh, bếp gas, nồi, đũa,...
Cách chế biến Dưa góp dưa chuột
1
Sơ chế nguyên liệu
Dưa chuột đem rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 10 - 15 phút. Sau đó, vớt dưa chuột ra, loại bỏ phần ruột dưa, tiến thành cắt miếng dài 3 - 4 cm, dày khoảng 0,5 cm.
Đối với su hào và cà rốt, bạn nạo sạch vỏ, ngâm nước. Sau đó tiến hành cắt miếng tương tự dưa chuột và ngâm nước thêm 5 phút. Tỏi, ớt rửa sạch và cắt lát.
2
Trộn muối với cà rốt và su hào
Cho phần su hào và cà rốt đã cắt vào chung bát, rồi cho một ít muối tinh vào, trộn đều tay, để chừng 15 phút. Su hào và cà rốt sẽ tiết ra 1 lượng nước, đổ bỏ nước đi.
Sau khi trộn muối, ta luộc sơ tất cả các nguyên liệu với nước sôi rồi cho vào chậu nước lạnh. Tiếp đến vớt nguyên liệu ra và để ráo.
3
Làm nước mắm ngâm
Trong lúc đợi các nguyên liệu đã sơ chế ráo nước, ta tiến hành pha hỗn hợp nước mắm ngâm bằng giấm. Bạn cho nước, dấm, đường, nước mắm loại ngon theo tỉ lệ 1:1:1:1. Đun sôi hỗn hợp chừng 1 phút rồi thái lát tỏi hoặc đập dập vào để nguội là xong.
4
Tiến hành ngâm
Cho rau củ đã rào vào hủ thủy tinh. Cho hỗn hợp mắm vào từng chút một vì đổ quá nhanh và ồ ạt vào dễ gây tràn và cách sắp xếp trước đó bị phá hỏng. Ngâm dưa từ 1 - 2 giờ là bạn có thể ăn được, tuy nhiên ngâm từ 1 - 2 ngày trở đi thì dưa sẽ ngon hơn.
5
Thành phẩm
Dưa góp có thể ăn kèm với hầu hết các món ăn. Vị chua thanh ngọt dịu nhẹ sẽ làm giảm độ ngậy béo của các món ăn dầu mỡ, đặc biệt là vào ngày Tết. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ngón: thịt kho trứng, bánh tét, các món chiên, nướng,..
2. Dưa góp su hào
Nguyên liệu làm Dưa góp su hào
Su hào 1 củ
Cà rốt 2 củ
Tỏi 2 củ
Húng lủi 30 gram
Giấm 2 muỗng canh
Muối 1/2 muỗng cà phê
Ớt 10 gram Nước 3 muỗng canh
Đường trắng 2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Dụng cụ: Bếp gas, chảo, chén bát, đũa, vá,...
Cách chế biến Dưa góp su hào
1
Sơ chế nguyên liệu
Su hào gọt vỏ, rửa sạch, lấy một nửa thái miếng có độ dày vừa phải, một nửa củ thái thành hình vuông. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái thành miếng dài. Rau thơm rửa sạch, cắt khúc. Tỏi đập dập, ớt thái vát.
2
Pha hỗn hợp nước mắm ngâm
Pha một hỗn hợp nước gồm: 3 thìa cơm nước lọc, 2 thìa cơm đường, 2 thìa cơm giấm, 1 thìa cơm nước mắm, tỏi, ớt, khuấy cho tan.
3
Trộn nguyên liệu
Cho cà rốt, su hào vào một tô lớn, cho vào một chút muối trắng xóc đều, để khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa qua một lần bằng nước đun sôi để nguội, để ráo. Tiếp đến, bạn cho cà rốt, su hào cho vào một tô lớn và xóc đều.
4
Ngâm dưa
Đổ hỗn hợp nước vừa pha ở trên vào tô, dùng đũa đảo đều. Các bạn để khoảng 1 - 2 giờ cho ngấm hoặc để lâu hơn càng tốt.
5
Thành phẩm
Khi ăn, bạn bày dưa ra đĩa trộn cùng rau húng, có thể ăn ngay hoặc để trong lọ thủy tinh dùng dần.
Đậu mơ kẹp phô mai chiên Đậu mơ chiên vàng giòn thơm ngon, cắn vào bên trong có một lớp phô mai beo béo trộn lẫn vị các loại rau thơm. Để đổi món cho cả gia đình, các chị em hãy trổ tài làm món cực đơn giản này nha! NGUYÊN LIỆU Đậu phụ mơ (Bắc): 5 miếng Phomai cứng: 100g Húng lủi, húng quế, tía tô, lá...