Cách nấu cháo cua biển cho bé thơm ngon đơn giản tại nhà
Cua biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ. Nhưng nếu mẹ không biết cách nấu cháo cua biển cho bé, món ăn lại dễ bị tanh và khó ăn.
Cách nấu cháo cua biển cho bé sao không tanh và đảm bảo dinh dưỡng là điều mà nhiều bà mẹ cực kỳ quan tâm. Trên thực tế, cháo cua biển là món ăn không quá phức tạp trong cách chế biến, chỉ cần nắm được một vài bí quyết sẽ có thể tạo nên những bát cháo vô cùng thơm ngon. Hãy cùng tìm hiểu các công thức nấu cháo với cua biển trong bài viết sau.
Cách nấu cháo cua biển cho bé thơm ngon đơn giản tại nhà – Ảnh minh họa: Internet
Tác dụng của cua biển đối với sức khỏe trẻ nhỏ
Cháo cua biển luôn là món ăn mà các mẹ thường nghĩ đến đầu tiên khi lên thực đơn cho bé yêu. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ.
Cua biển là thực phẩm chứa nhiều canxi, dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho sự phát triển hệ xương và răng của trẻ nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu, thịt cua biển chứa một lượng lớn protein dễ tiêu hóa, giúp bé tăng cân nhanh. Bên cạnh đó, cua biển còn chứa nhiều axit béo omega-3 vô cùng có lợi cho quá trình phát triển não bộ của trẻ.
Cua biển chứa nhiều canxi tốt cho sự phát triển xương răng của trẻ – Ảnh minh họa: Internet
Một số khoáng chất có trong cua biển như kẽm, crom và selen có tác dụng cân bằng cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng cho bé. Ngoài ra, thịt cua biển còn chứa vitamin A, C giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật đồng thời cải thiện thị lực. Đặt biệt, bạn không cần phải lo lắng nếu cho bé ăn cua biển bởi lượng thủy ngân trong loại thực phẩm này ít hơn so với cá biển. Do đó, thực phẩm này được xem là an toàn với trẻ nhỏ.
Khi nào nên cho bé ăn cháo cua biển?
Trước khi bắt tay vào từng công thức nấu cháo cua biển cho bé, các mẹ nên biết được thời gian nào có thể bắt đầu cho bé làm quen với cháo cua biển. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu làm quen với cháo cua. Tuy nhiên, lượng ăn sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi:
Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu làm quen với cháo cua – Ảnh minh họa: Internet
Trẻ từ 7-12 tháng tuổi có thể ăn từ 20 – 30g thịt cua/bữa.Trẻ từ 1-3 tuổi có thể ăn từ 30 – 40g thịt cua/bữa.Trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể ăn từ 50 – 60g thịt cua/bữa.
Bí quyết chọn cua tươi ngon để nấu cháo cho trẻ
Để có được một món cháo cua biển bổ dưỡng, thơm ngon nhất, bạn nên chọn những con cua biển nặng, chắc thịt, khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất. Bạn nên mua cua sống về tự sơ chế, tránh mua cua ngộp hay đã bị ướp đá vì thịt của chúng thường không ngon.
Bí quyết chọn cua tươi ngon để nấu cháo cho trẻ – Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, bạn cần chú ý chọn những con cua còn đủ chân và càng. Chân cũng cần gắn chặt vào chân, mai cua còn nguyên vẹn. Nếu muốn ăn cua nhiều thịt, bạn nên chọn cua đực, còn cua cái tuy ít thịt nhưng nhiều gạch hơn.
Cách chế biến cua biển nấu cháo cho bé
Cách làm cua biển nấu cháo cho bé cũng khá đơn giản. Sau khi mua về, bạn cần làm sạch kỹ cua, sau đó cho vào nồi luộc. Chờ cua nguội thì bỏ hết phần yếm và vỏ, chỉ giữ lại phần thịt cua. Trong quá trình tách vỏ cua, bạn cần đảm bảo thịt cua không còn lẫn vỏ, nếu không sẽ khiến bé dễ bị xước miệng hoặc hóc trong quá trình ăn cháo.
Cách nấu cháo cua biển cho bé thơm ngon, bổ dưỡng
Video đang HOT
Có thể kết hợp cua biển với nhiều loại rau củ để nấu thành những món cháo đầy đủ dưỡng chất, cụ thể như cà rốt, bí đỏ, mồng tơi, rau ngót,… Tùy theo sở thích cũng như độ tuổi của bé để chọn loại rau củ cho phù hợp. Dưới đây là một số công thức nấu cháo cua biển cho bé mà bạn có thể áp dụng:
Cách nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm với rau ngót
Cách nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm với rau ngót – Ảnh minh họa: Internet
Rau ngót giàu vitamin nhóm B, vitamin C và đạm, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh tật. Nguyên liệu để nấu món cháo cua biển rau ngót gồm có: 50g thịt cua biển, cháo trắng ninh nhừ, rau ngót, nước mắm, dầu ăn và một số gia vị khác.
Cách thực hiện:
Xé nhỏ thịt cua.Nhặt sạch rau ngót rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút thì vớt ra, để ráo rồi thái thật nhỏ.Cho cháo trắng đã ninh nhừ vào nồi nhỏ, đun sôi rồi cho phần thịt cua biển, rau ngót vào nấu cùng. Đến khi rau chín mềm, cháo dậy mùi thơm thì tắt bếp.Với bé trên 1 tuổi, bạn có thể nêm một chút nước mắm giúp món cháo gia tăng hương vị đậm đà. Cách nấu cháo cua biển cho trẻ với cà rốt
Cách nấu cháo cua biển cho trẻ với cà rốt – Ảnh minh họa: Internet
Cà rốt giàu beta-carotene, có khả năng chuyển hóa thành vitamin A cực kỳ tốt cho mắt khi được cơ thể hấp thụ. Nguyên liệu nấu cháo gồm có: 100g thịt cua, 1 củ cà rốt, nửa bắp ngô, 1 nhánh rau mùi, 1 củ hành khô, gạo tẻ, gia vị (đường, hạt nêm, dầu ăn, muối).
Cách thực hiện:
Bắp gỡ lấy hạt rồi xay nhuyễn với nước. Cà rốt cạo vỏ, 1 nửa cắt miếng to còn 1 nửa thì băm nhỏ.Gạo vo sạch rồi cho vào nồi, thêm nước ngô xay vào rồi đun. Thêm nửa củ cà rốt đã cắt miếng to vào đun cùng cho ngọt nước.Khi cháo sôi, cà rốt đã mềm thì vớt ra băm nhỏ rồi cho vào đun tiếp cho đến khi chín nhừ.Thịt cua xé tơi ra. Cho chút dầu ăn, hành đã băm nhỏ vào phi thơm lên rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.Múc cháo ra bát nhỏ rồi rắc thịt cua lên trên, thêm rau mùi, dầu ăn và trộn đều lên cho bé thưởng thức.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc những cách nấu cháo cua biển cho bé cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng và dễ làm. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn!
Thưởng thức món ngon từ thịt cua
Đa phần thịt cua được lấy từ loại cua gọi là cua thịt, vì loại này sẽ cho ra nhiều thịt hơn so với cua gạch và cua đồng. Thịt cua, kể cả cua bể, cua đồng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất khoáng và các loại vitamin.
Trên thực đơn hải sản, cua là món phổ biến nhất. Nó không chỉ ngon mà còn chứa đầy chất béo thiết yếu, chất dinh dưỡng và khoáng chất. Thịt cua hỗ trợ sức khỏe của mắt và thúc đẩy hệ thống miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Không những thế còn đem lại nhiều lợi ích cho da, tóc, móng...
Dinh dưỡng chứa trong cua rất cao
Trong 100 g thịt cua chứa 59 mg canxi, 0,8 mg sắt, 1,5 g chất béo, 19 g protein, 29 IU vitamin A, 7,6 mg vitamin C và 9,78 mcg vitamin B12. Nó cũng chứa các chất dinh dưỡng khác như đồng, axit béo omega 3, phốt pho, selen, vitamin B12 và kẽm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên ăn thịt cua 2-3 lần mỗi tuân. Nhiều nghiên cứu đã tiết lộ rằng ăn thịt cua ít bị bệnh tim mạn tính và cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể.
Lợi ích sức khỏe của thịt cua
Cải thiện thị lực. Cua là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, có vai trò cải thiện thị lực. Vitamin A chứa các hợp chất hữu cơ như retinol, retinal, retinoic axit, andbeta-carotene góp phần vào sức khỏe của mắt bằng cách đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thị giác, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Ngăn chặn sự tổn thương tế bào. Selen là một khoáng chất thiết yếu được tìm thấy rất nhiều trong thịt cua giúp ngăn ngừa các tế bào và mô từ những thiệt hại tiềm năng gây ra bởi các gốc tự do. Selen cũng hoạt động bằng cách đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động đúng của hormone tuyến giáp bằng cách bảo vệ các tuyến giáp chống lại tổn thương oxy hóa do đó, giúp sản xuất các hormone tuyến giáp.
Cải thiện sức khỏe tinh thần. Thịt cua rất giàu protein, kẽm và axit béo omega 3 có khả năng cải thiện khả năng nhận thức và tập trung. Nó cũng giúp tăng cường myelin, một chất béo giàu lipid hình thành trong hệ thống thần kinh trung ương và bảo vệ hệ thần kinh, đồng thời cũng làm giảm mảng bám và viêm ở các dây thần kinh.
Duy trì sức khỏe da, mắt và hệ thần kinh. Riboflavin, còn được gọi là vitamin B2, được yêu cầu để sản xuất các phân tử chất béo (steroid), các tế bào hồng cầu và duy trì da, mắt và hệ thần kinh. Riboflavin giúp hấp thu sắt trong đường tiêu hóa và phân hủy protein, chất béo và carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ổn định mức insulin. Cua rất giàu crôm được cho là làm giảm lượng đường trong máu, mức insulin và ổn định mức insulin trong bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, nếu bị tiểu đường, có thể ăn thịt cua mà không lo lắng nhiều về các phản ứng.
Tăng cường hệ miễn dịch. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, nên ăn thịt cua. Sự hiện diện của selen trong thịt cua ngăn ngừa các gốc tự do khỏi tấn công hệ thống miễn dịch, do đó giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Thúc đẩy giảm cân. Thịt cua có hàm lượng calo cực kỳ thấp và chỉ chứa khoảng 1,5 g chất béo trong 100 g. Và phần còn lại của lượng calo đến từ protein. Điều này làm cho thịt cua là một lựa chọn món ăn hải sản hoàn hảo cho những người thừa cân, béo phì hoặc những người đang cố gắng để giữ dáng.
Miến cua, loại nguyên con
Thực phẩm tương hợp với cua
Tỏi: Chế biến cua với tỏi sẽ hỗ trợ dưỡng tích khí và giải độc tố bên trong cơ thể.
Trứng gà: Trứng gà chứa nhiều protein và khi kết hợp cùng cua sẽ bổ trợ lẫn nhau, giúp cung cấp năng lượng và làm cơ thể khỏe mạnh.
Bí đao: Kết hợp cua và bí đao sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.
Thực phẩm tránh dùng chung với cua
Khoai lang - khoai tây: Mặc dù khi tách riêng, cua, khoai lang và khoai tây đều là những thực phẩm có lợi cho cơ thể và chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu sử dụng chung với nhau sẽ gây tác dụng ngược, điển hình như việc kết sỏi gây sỏi thận.
Các loại quả giàu Vitamin C: Các loại quả giàu Vitamin C như lê, cam, kiwi, hồng... thường chứa lượng lớn axit tannic, ăn chung với cua sẽ làm chúng kết tủa, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tệ hơn có thể dẫn đến ngộ độc.
Nước đá và thức ăn lạnh: Cua có tính hàn vị mặn, khi ăn chung với đồ lạnh càng tăng tính hàn. Khi ăn cua mà uống nước đá hoặc ăn thêm kem sẽ làm giảm nhiệt độ trong dạ dày và dễ gây tiêu chảy. Cho nên sau khi ăn cua không nên ăn đồ lạnh.
Cần tây: Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Mật ong: Mật ong sử dụng với cua sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây tiểu chảy và có thể dẫn đến ngộ độc.
Súp cua có vị thanh ngọt, đậm đà
Những món ăn từ cua "hút" người Sài thành
Súp cua, bánh canh cua, miến cua... với nguyên liệu chính là cua biển đều được người Sài thành đánh giá cao.
Súp cua: Từ món cao cấp trong các nhà hàng, súp cua được thực khách nhiều độ tuổi yêu thích.
Hủ tiếu càng cua: Món ăn này được nấu theo 2 kiểu: hủ tiếu khô và hủ tiếu nước.
Cháo cua bể: Món cháo có vị thanh, mát, ngọt, dễ ăn.
Miến cua: Món được nấu theo hai dạng: cua để nguyên con và cua đã tách thịt.
Cua cung đình: Là món cua bể xào cùng bơ và lòng đỏ trứng vịt muối, nên có vị béo mềm, đậm đà đặc trưng.
Cua xào me: Món ăn có vị chua thanh của loại trái miền Nam cùng vị ngọt, săn của cua bể.
Cà ri cua biển: Có vị béo, thơm, đậm cay đặc trưng của cà ri. Khi ăn chung với bánh mì, sẽ cảm nhận được vị ngon của nước dùng.
Lẩu cua biển: Cách đây vài năm, món ăn được coi là một trong những trào lưu của ẩm thực Sài thành.
Bánh canh cua: Có hai loại là nguyên con hay đã tách lấy thịt. Tuy cách chế biến khác nhau song đều hút khách với vị tươi, ngọt, săn chắc của loại hải sản này.
Cà ri cua ăn kèm với bánh mì
Các địa điểm phục vụ món cua:
- Lẩu cua Đất Mũi: Lẩu Cua Đất Mũi (769 Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM); Lẩu Cua Vĩnh Viễn (50-52 Vĩnh Viễn, quận 10, TP.HCM).
- Nhà hàng King of Crab : 30 Vũ Huy Tấn, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
- Nhà hàng The Cajun Cua: 267 Lý Tự Trọng, quận 1, TP.HCM.
- Nhà hàngThe Crab Shack: 11B Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM.
Cách làm miến xào cua biển ngọt thịt thơm ngon không bị dính Đổi món mới lạ với miến xào cua biển ngon như ngoài hàng, thịt cua thơm ngọt, sợi miến mềm kết hợp với các loại gia vị rau củ rất ngon lại bổ dưỡng. Nguyên liệu làm miến xào cua - Cua biển: 1kg - Miến dong: 500g - Hành tây: 2 củ - Cà rốt: 2 củ - Ớt chuông - Nấm...