Cách ly xã hội tiếp, TPHCM có lo thiếu thực phẩm, khẩu trang?
TPHCM hiện có hơn 1.400 điểm bán khẩu trang và 2.610 điểm bán lương thực, thực phẩm…với nguồn hàng dồi dào để phục vụ nhu cầu của người dân trong bất cứ tình huống nào xảy ra.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết, thành phố hiện có hơn 1.400 điểm bán khẩu trang và 2.610 điểm bán lương thực, thực phẩm… với nguồn hàng dồi dào để phục vụ nhu cầu của người dân trong bất cứ tình huống nào xảy ra. “Chúng tôi đề nghị người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm, bởi TPHCM không thiếu lương thực, thực phẩm cho người dân trong những ngày cách ly xã hội sắp tới”- Ông Liêm nói.
Nguồn thực phẩm trong siêu thị đầy ắp. Ảnh Văn Minh
Liên quan đến các dịch vụ khác như khách sạn, homestay, các cơ sở lưu trú… trên địa bàn TPHCM vẫn tiếp tục ngừng nhận khách cho đến khi có chỉ đạo mới của thành phố.
Video đang HOT
Theo ông Lê Thanh Liêm, thành phố tiếp tục quán triệt phương châm 5 “tại chỗ”, tuyệt đối không chủ quan, không lơ là; vừa chống dịch vừa phải đảm bảo cuộc sống người dân và một số hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TPHCM đề xuất chính sách “kép” kích thích nền kinh tế. Ảnh Văn Minh
Trước đó chiều 15/4, trong cuộc họp trực tuyến với Chính phủ, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã đề xuất 5 nhóm nội dung, trong đó có việc thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là khi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, để đảm bảo thực hiện mục tiêu “kép”, TPHCM đề xuất Chính phủ xem xét, mở dần một số hoạt động thiết yếu ít có nguy cơ lây nhiễm, đáp ứng bộ tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ. Bộ tiêu chí này phải được ban hành song song với việc cho phép mở cửa một số hoạt động thiếu yếu, ít nguy cơ và giao cho địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đóng cửa nếu không đạt các tiêu chí về phòng chống dịch.
“Đây là chính sách kép để kích thích kinh tế trong bối cảnh chưa xác định được thời điểm kết thúc dịch bệnh. Việc này tăng cường đạo đức trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, đồng thời tạo ra văn hóa bảo vệ ngành nghề kinh doanh cho từng doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết.
Văn Minh – Huy Thịnh
Người Cần Thơ hài lòng với dịch vụ mua sắm online thời dịch
Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua mạng online, qua điện thoại những nhu yếu phẩm cần thiết.
Sau 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại thành phố Cần Thơ, người dân đều đồng tình, ủng hộ, nhiều người dân đã thực hiện việc cách ly xã hội bằng nhiều cách. Trong đó chọn mua hàng nhu yếu phẩm qua mạng để tránh tiếp xúc và ra đường thời điểm này, cùng chung tay phòng, chống dịch Covid-19.
Đường phố vắng vẻ, không còn cảnh dòng người đứng chờ đèn đỏ đông đúc như trước đây. Các nhà hàng khách sạn, quán cà phê đóng cửa từ nhiều ngày trước để phòng dịch Covid-19, với những người có việc thực sự thì nhanh chóng hoàn thành công việc để về nhà.
Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua hàng online, qua điện thoại, đặt những nhu yếu phẩm cần thiết và sau đó sẽ được nhân viên của cửa hàng tiện ích, siêu thị giao hàng đến tận nhà.
Người tiêu dùng vào mạng lựa chọn hàng hóa thiết yếu để được phục vụ tại nhà.
Anh Nguyễn Hải Triều, ngụ quận Ninh Kiều cho biết, mua hàng qua mạng, qua điện thoại cảm thấy tiện lợi và yên tâm. Gia đình sẽ cố gắng thực hiện việc này trong thời gian cách ly qua dịch bệnh.
Còn chị Trần Thị Thu Hiền, ngụ phường An Thới, quận Bình Thủy chọn cách mua nhu yếu phẩm qua điện thoại để an toàn. Sau khi đã chọn được những mặt hàng thiết yếu cho gia đình, nhân viên cửa hàng tiện ích sẽ mang hàng đến tận nhà giao cho khách hàng, không phải đến tận nơi để mua như trước đây. Chị Hiền cho biết, đây là cách làm tốt nhất thời điểm này để cùng chung tay phòng dịch Covid-19.
"Tôi thấy dịch vụ giao hàng này rất thuận tiện, trong bối cảnh dịch bệnh không ai muốn đi ra ngoài, nhưng vẫn có thể điện thoại đến siêu thị đặt mua và họ giao hàng rất thuận tiện. Hàng hóa mua qua điện thoại giá cả hợp lý, hàng hóa tốt, tốc độ giao hàng nhanh, đúng như ý của mình", chị Hiền cho biết.
Nắm bắt được xu thế mua sắm của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng tiện ích đã thực hiện bán hàng online, bán qua điện thoại và giao hàng tận nhà. Với hóa đơn trên 200.000 đồng, các cửa hàng sẽ giao hàng trong vòng bán kính 5 km mà không thu thêm phí.
Ngoài phạm vi 5 km, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền 6.000 đồng/km, để hỗ trợ xăng xe cho nhân viên. Ngoài cung cấp hàng hóa tận nơi cho người tiêu dùng, các cửa hàng tiện ích cũng đưa ra giải pháp để bảo vệ khách hàng mua sắm trực tiếp, và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên trong quá trình giao dịch.
Nhu yếu phẩm cần thiết cho những ngày cách ly được người tiêu dùng lựa chọn và đặt mua.
Chị Nguyễn Hương Thủy, Cửa hàng trưởng Co.op Food đường Trần Việt Châu, quận Ninh Kiều cho biết, hàng ngày cửa hàng cho vệ sinh quầy, kệ bằng nước sát khuẩn, vệ sinh sàn và đồng thời có trang bị nước rửa tay khô cho khách hàng, nhắc nhở khách hàng đeo khẩu trang khi mua sắm.
Trong 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân Cần Thơ đã chấp hành tốt, hạn chế đi lại, chuyển sang làm việc tại nhà, kết nối trực tuyến, qua mạng internet với cơ quan, đơn vị; đồng thời mua sắm đồ dùng thiết yếu qua online, qua điện thoại. Với mỗi người dân, việc không ra đường thời điểm này là góp phần chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19./.
Phạm Hải
Hàng quán Sài Gòn ứng phó quy định cách ly Để thực hiện "cách ly xã hội", giữ đúng khoảng cách 2 m, nhiều hàng quán chế ròng rọc, cần câu... để giao tiếp với khách. Gần một tuần nay, quán phở của ông Lê Hoài Nhân (quận Tân Phú) chỉ bán mang về và giao dịch với nhau qua hệ thống ròng rọc. "Để đảm bảo mọi người khi giao tiếp phải...