Cách làm sốt ướp BBQ “thần thánh” tuyệt ngon khiến thịt mềm ngon, không khô, không cháy
Bằng loại sốt BBQ tuyệt ngon này chị em có thể “nướng cả thiên hạ” để ăn chơi.
Thịt nướng, sườn nướng, gà nướng… có thêm sốt BBQ trở nên ngon và hấp dẫn hơn nhiều. Tuy nhiên làm sốt BBQ như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vì thế khi cô nàng Ngọc Huyền (24 tuổi) chia sẻ cách làm sốt ướp BBQ chuẩn bị đã khiến nhiều chị em vô cùng thích thú.
Ngọc Huyền cho biết, công thức nướng BBQ cô chia sẻ lần này đã được “cải thiện” để làm sao cho thịt nướng mềm, thơm, ngon, không bị cháy, không khô cũng như lưu ý và giải đáp một số hiểu lầm mà nhiều người vẫn hay lầm tưởng về “sữa đặc và mật ong” dùng trong sốt nướng. Nếu chị em nào thích, có thể tham khảo các tuyệt chiêu làm sốt BBQ của Huyền dưới đây:
LƯU Ý KHI LÀM SỐT BBQ
1. Không sử dụng sữa đặc, mật ong thay cho đường cát (hoặc đường phèn) để thịt mềm vì khả năng gây nhanh cháy thịt rất cao.
2. Nếu muốn thịt mềm hãy ngâm thịt với nước muối loãng khoảng 30-40 phút trước khi ướp. Hoặc thêm 2-3gram bột baking soda/500ml nước lọc để làm sốt (đây là mức an toàn, tránh lạm dụng nhiều baking soda gây hại sức khỏe).
3. Nướng thịt bằng than, khi nào than đỏ hồng chính là thời điểm thích hợp để nướng thịt không bị cháy. Khi than vừa cháy mà đặt thịt lên nướng sẽ khiến thịt bị cháy đen.
4. Mật ong chỉ dùng để phết khi thịt chín khoảng 80%. Hoặc dùng sốt ướp phết lên khi thịt sắp chín để thịt không bị khô.
5. 1 tuần chỉ nên ăn đồ nướng khoảng 2 lần để đảm bảo sức khỏe.
6. Ướp thịt trước khi nướng khoảng vài tiếng hoặc tối thiểu 1 tiếng nếu không có thời gian.
CÁCH LÀM SỐT ƯỚP BBQ:
Nguyên liệu:(Dùng thìa ăn cơm gạt ngang định lượng và thu được khoảng 700gram sốt)
Video đang HOT
- 4 củ hành tây nhỏ (khoảng 160gram) 2 củ tỏi 6 trái ớt sừng khô (hoặc ớt sừng tươi) 10gram sả khô (hoặc thay bằng 4 cây sả tươi) 10gram hạt điều 50-60gram đường cát trắng (giảm nếu không thích sốt ngọt) 3gram bột ngũ vị hương 15gram bột bắp (ngô) 3gram baking soda 1 thìa bột ngọt (mì chính) (khoảng 10gram) 1 thìa hạt nêm (khoảng 5gram) 8 thìa tương ớt (khoảng 80gram) 3 thìa dầu hào (khoảng 30gram) 1 thìa muối (khoảng 10gram) 1/4 thìa tiêu 50ml dầu ăn 500ml nước lọc
Cách làm:
Bước 1. Sơ chế
- Sả khô ngâm nước nóng cho nở (hoặc sả tươi đập dập, thái nhỏ).
- Tỏi, hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
- Ớt sừng khô ngâm nước nóng cho nở (Nếu dùng ớt sừng tươi thì bỏ hạt).
- Hạt điều phi cùng dầu ăn để lấy màu.
- Bột bắp pha loãng cùng 4 thìa nước lọc.
Bước 2: Xay hỗn hợp gia vị
- Cho vào máy xay sinh tô gồm: hành tây tỏi sả ớt tương ớt dầu hào. Bấm máy xay xay nhuyễn.
Bước 3: Nấu sốt
- Cho vào chảo dầu điều, dầu điều nóng thì cho hỗn hợp vừa xay đường cát trắng bột ngọt hạt nêm muối tiêu baking soda vào xào khoảng 1 phút thì cho số nước lọc còn lại vào.
- Hỗn hợp trong chảo sôi, đun thêm 10 phút (vừa đun và thỉnh thoảng khuấy trên lửa to). Sau 10 phút cho bột bắp đã hòa với nước vào. Đun đến khi hỗn hợp sánh sệt là được.
- Hỗn hợp sốt nguội, cho vào hũ thủy tinh sạch, đậy nắp kín và bảo quản ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tuần.
CÁCH LÀM SỐT CHẤM THỊT NƯỚNG ĐƠN GIẢN
Nguyên liệu: (dành cho 1 người)
- 1/2 thìa xì dầu (nước tương) 2 thìa tương ớt 1/2 thìa tương cà 1/2 thìa dầu hào 1 thìa dầu ăn (có dầu mè càng tốt) Mè trắng rang thơm.
Cách làm:
- Cho tất cả gia vị vào nồi đun và khuấy đều, hỗn hợp sôi cho mè trắng vào là xong.
Thịt lụi - món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đãi khách của người xứ Quảng
Nói về thịt nướng thì ai cũng sẽ không hề lạ tai khi nghe những món như sườn nướng, nem nướng, thịt xiên nướng. Nhưng món thịt lụi nướng thì hẳn là lạ lẫm với bạn lắm phải không?
Thịt lụi nướng xuất phát từ ẩm thực miền Trung, phổ biến nhất là ở tỉnh Quảng Ngãi.
Thịt nướng là món không thể thiếu trong mâm cỗ đãi khách.
Thịt lụi là món ăn thần sầu được các bà các mẹ trổ tài nấu nướng thết đãi khách trong các dịp lễ lộc hay ngày đặc biệt dù là vui hay buồn như sinh nhật, đám giỗ... Đây là món ăn đặc biệt trong ẩm thực xứ Quảng cũng giống như chả giò trong ẩm thực Sài Gòn vậy.
Nếu thịt nướng ở miền Nam phải ăn kèm với bún, rau, nước mắm thì thịt lụi không cần món ăn "phụ kiện" đi kèm quá nhiều mà chỉ cần bánh tráng nướng. Vừa đơn giản, vừa đủ chất đạm và đường bột thì bộ đôi này chỉ có "lụi tim" bạn thôi!
Món thịt lụi nhìn vậy mà làm không khó!
Tảng thịt nạc dăm (vừa có nạc vừa có mỡ) đem về rửa để ráo và xắt thành từng thớ thịt dày tầm 1 cm. Sau đó bỏ vào tô ướp cùng với nước mắm, chút muối, bột ngọt và củ hành tím bào và thêm đường nữa để thịt nướng lên có màu nâu đẹp mắt.
Dùng một que bằng tre hoặc gỗ rồi lụi (xiên) các thớ thịt lại với nhau, không lỏng lẻo cũng không quá chặt tay. Xiên lụi được bó trong lá chuối quấn chặt hai đầu như một viên kẹo cốm khổng lồ.
Mục đích của việc bó lá chuối là để lửa có lỡ cháy cũng không làm sém thịt, tránh việc thịt vừa khét vừa khô.
Sẵn mớ than hồng chưa tàn trên bếp, dăm ba bánh tráng lề (loại bánh tráng dày hơn bánh tráng trong Sài Gòn) được đặt lên nướng qua nướng lại đến khi bánh vàng ruộm, nổi những u u lên thơm phức là ăn được rồi. Người miền Trung rất thích ăn bánh tráng nướng, từ món cháo, gỏi, hột vịt lộn... đều phải bẻ miếng bánh tráng nướng giòn rụm ra ăn cùng.
Bánh tráng nướng ngon là phải có vết vàng xém và những cục u.
Mẻ thịt nướng nóng hổi cho những ngày mưa phùn (và không mưa phùn thì vẫn ngon như thế!)
Nếu có dịp tới thăm miền đất xứ Quảng, bạn hãy nhớ thưởng thức món thịt lụi ăn kèm bánh tráng này nhé! Còn nếu chưa có dịp tới tận nơi để thưởng thức hay đã từng thử rồi và trót đem lòng thương nhớ, sao bạn không thử tự mình trổ tài làm món thịt lụi này ngay hôm nay?
Cơm tấm quận 8 mỗi ngày chỉ bán 3 giờ đã hết sạch Dù nằm tận Q, một khu vực ngày xưa là vùng ven ở TP.HCM. Thế nhưng, suốt nửa thế kỷ qua, cơm tấm bà Ba Há vẫn thu hút đông đảo thực khách sành ăn. Bà Ba Há năm nay đã 72 tuổi. Bà cùng gia đình mở bán cơm tấm ngót nghét đã hơn 50 năm. "Tôi bán cơm từ năm 19...